Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 9: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 9: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.

- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.

- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.

- Mô tả được cấu tạo của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

2. Kỹ năng : Vận dụng công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

3. Thái độ: Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

Cho mỗi nhóm:

- Một bình hình trụ có đáy c và các lỗ A,B ở thành bình bịt bằng cao su mỏng.

- Một bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời làm đáy.

- Một bình thông nhau có thể thay bằng ống cao su nhựa trong. Một bình chứa nước, cốc múc, giẽ khô sạch.

 III. Hoạt động dạy- học:

1.On định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hs1: Ap suất là gì? Biểu thức tính áp suất? Nêu đơn vị các đại lượng trong biểu thức?

 Chữa bài tập 7.1, 7.2.

- Hs2: Nói một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. em hiểu ý nghĩa con số đó như thế nào? Chữa bài tập 7.5

3. Bài mới:

Hoaït ñoäng cuûa HS Hoaït ñoäng cuûa GV Noäi dung ghi

HÑ1:Toå chöùc tình huoáng hoïc taäp.(2’)

- Gv: Các em hãy quan sát H 8.1 và cho biết hình đó mô tả gì?

- Tại sao người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Nếu không mặc bộ áo đó thì có nguy hiểm gì đối với người thợ lặn không? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Ap suất chất lỏng – bình thông nhau”.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 9: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
2. Kỹ năng : Vận dụng công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
3. Thái độ: Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
Cho mỗi nhóm:
- Một bình hình trụ có đáy c và các lỗ A,B ở thành bình bịt bằng cao su mỏng.
- Một bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời làm đáy.
- Một bình thông nhau có thể thay bằng ống cao su nhựa trong. Một bình chứa nước, cốc múc, giẽ khô sạch.
 III. Hoạt động dạy- học:
1.On định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hs1: Ap suất là gì? Biểu thức tính áp suất? Nêu đơn vị các đại lượng trong biểu thức?
 Chữa bài tập 7.1, 7.2.
- Hs2: Nói một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. em hiểu ý nghĩa con số đó như thế nào? Chữa bài tập 7.5
3. Bài mới:
Hoaït ñoäng cuûa HS
Hoaït ñoäng cuûa GV
Noäi dung ghi
HÑ1:Toå chöùc tình huoáng hoïc taäp.(2’)
- Gv: Các em hãy quan sát H 8.1 và cho biết hình đó mô tả gì?
- Tại sao người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Nếu không mặc bộ áo đó thì có nguy hiểm gì đối với người thợ lặn không? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Ap suất chất lỏng – bình thông nhau”.
HÑ 2: Nghieân cöùu söï toàn taïi aùp suaát trong loøng chaát loûng.(10’)
1. Tìm hiểu áp suất tác dụng lên đáy bình và thành bình.(5’)
- Hs quan sát TN và tiến hành TN.
- Trả lời câu C1: Màng cao su biến dạng phồng ra – chứng tỏ chất lỏng gây ra áp lực lên đáy bình, thành bình và gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
- C2: Chất lỏng tác dụng áp suất không theo 1 phương như chất rắn mà gây ra áp suất lên mọi phương
2. Tìm hiểu áp suất tác dụng lên vật đặt trong lòng chất lỏng.(5’)
- Hs dự đoán.
- Hs nghiên cứu và tiến hành TN
Nêu kết quả: Đĩa không tách rời khi quay.
- Hs: Chịu tác dụng của áp lực lên đĩa D ở các phương khác nhau.
- Hs: Chứng tỏ chất lỏng tác dụng áp suất lên các vật đặt trong nó và theo nhiều hướng.
- Hs làm C4
- Hs rút ra kết luận.
- Gv cho hs quan sát thí nghiệm trả lời C1
- Yêu cầu hs trả lời C2.
- Gv: Các vật đặt trong chất lỏng có chịu áp suất do chất lỏng gây ra không?
- Gv: Chất lỏng có gây ra áp suất trong lòng nó không? Và theo những phương nào?
- Tiến hành thí nghiệm 2 để kiểm tra dự đoán.
- Gv: Đĩa D được lực kéo tay ta giữ lại, khi nhún sâu ống có đĩa D vào chất lỏng và buông tay ra thì điều gì xảy ra với đĩa D?
- Đĩa D chịu tác dụng của những lực nào?
- TN2 chứng tỏ điều gì?
- Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 hs hãy điền vào chổ trống ở C4
- Yêu cầu hs rút ra kết luận từ 2 TN trên.
- Cho 2,3 hs nhắc lại kết luận.
-Gv: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Biện pháp: + Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
+ Có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này
I. Söï toàn taïi cuûa aùp suaát trong loøng chaát loûng.
1.Thí nghieäm 1:
2. Thí nghieäm 2:
3. Kết luận:
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
HÑ3: Xaây döïng coâng thöùc tính aùp suaát chaát loûng(10’)
- Hs: (1) F:
 S:
 P:
- từ - P = d.V
P: trọng lượng (áp lực)
P = F =dV =dsh thay vào (1)
p = d.h 
Ta có p = dh
-Hs : p :
 d: 
 h: 
đơn vị:d (N/m3), h (m), p (N/m2)
- hs: pA = d.hA
- Hs: Bằng nhau (vì cùng chất lỏng (cùng d), cùng độ sâu (cùng h))
- Gv yêu cầu hs nhắc lại công thức tính áp suất chất rắn, tên gọi các đại lượng có mặt trong công thức?
- Thông báo: Khối chất lỏng hình trụ (hình 8.5 SGK) có diện tích đáy S, chiều cao h.
- Hãy tính trọng lượng của khối chất lỏng? Dựa vào kết quả tìm được của P, hãy tính áp suất của khối chất lỏng lên đáy bình.
- Công thức mà các em vừa tìm được chính là công thức tính áp suất chất lỏng.
- Gv: Hãy cho biết tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.?
- Gv: Một điểm A trong chất lỏng có độ sâu hA. Hãy tính áp suất tại A.
- Gv: Nếu 2 điểm trong chất lỏng có cùng độ sâu (nằm trên một mặt phẳng ngang) thì áp suất tại 2 điểm đó thế nào?
- Gv: Đặc điểm này được ứng dụng trong khoa học và đời sống hằng ngày. Một trong những ứng dụng đó là bình thông nhau.
II. Công thức tính áp suất chất lỏng.
Trong đó:
-h: là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng.
- d: Trọng lượng riêng của chất lỏng.
- p: Ap suất chất lỏng.
HÑ 4: Tìm hieåu nguyeân taéc bình thoâng nhau.(8’)
- Hs: quan sát – đọc c5
- Nêu dự đoán
- Nhóm tiến hành TN
- Hs: lên bảng điền từ
- Hs nêu lên kết luận
- Gv: Giới thiệu bình thông nhau, cho hs đọc C5. nêu dự đoán.
- Các nhóm làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
- Yêu cầu hs điền từ vào chổ trống.
III. Bình thông nhau.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
HÑ 5: Tìm hieåu maùy neùn thuûy löïc
- Gây ra một áp suất p lên mặt chất lỏng. 
Gv: treo h SGK
Giới thiệu cấu tạo của máy
Lực f sẽ gây ra gì lên mặt chất lỏng? P = ?
IV. Máy nén thủy lực
+ Cấu tạo: gồm 2 ống hình trụ có tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pit tông.
+ Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng một lực f lên pit tông nhỏ, lực gây ra một áp suất p lên mặt chất lỏng , áp suất này đựơc chất lỏng truyền đi nguyên vẹn đến pit tông lớn, gây ra một lực F nâng pit tông B lên.
F = p.S = . S 
HÑ5: Vaän duïng cuûng coá.(15’)
- Hs trả lời 
- hs: vòi a cao hơn vòi b – bình a chứa nhiều nước hơn.
- Hs: Không, chất lỏng gây ra áp suất lên một vật theo nhiều phương (mọi phương).
- Hs: p = h.d
- Mực chất lỏng của chúng ở cùng độ cao
- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi đặt ra ở phần mở bài.
- Gv thông báo h lớn tới hàng nghìn mét – P chất lỏng lớn
- C7: Yêu cầu hs ghi tóm tắt đề bài.
- Gọi 2 hs lên bảng chữa bài.
- Gv chuẩn lại kiến thức và cách trình bày của hs
- Gv hướng dẫn hs trả lời C8: ấm và vòi hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
- Yêu cầu hs trung bình giải thích tại sao bình (b) chứa được ít nước?
- Gv: Có một số dụng cụ chứa chất lỏng trong bình kín không nhìn được mực nước bên trong – quan sát mực nước phải làm như thế nào? Giải thích.
- Gv: Chất lỏng gây ra áp suất có giống chất rắn không?
- Nêu công thức tính áp suất chất lỏng?
- Nếu bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng, mực chất lỏng của chúng như thế nào?
C6: Người lặn xuống dưới nước biển chịu áp suất chất lỏng làm tức ngực – áo lặn chịu áp suất này.
- C7: h1 = 1,2m
H2 = 1,2m – 0,4m = 0,8m
pA = d.h1 = 10000.1,2 = 12000(N/m2)
pB = d.h2 = 10000.0,8 = 8000(N/m2)
- C8 ấm và vòi hoạt động dựa trên nguyên tắc bình thông nhau, nước trong ấm và vòi luôn có mực nước ngang nhau.
- C9: Mực nước A ngang mực nước ở B khi chất lỏng đứng yên.
- Nhìn mực nước ở B biết mực nước ở A .
* Giúp hiểu sâu:
- Công thức là công thức định nghĩa áp suất. Nó áp dụng được trong mọi trường hợp, đối với chất rắn, chất lỏng, chất khí. Công thức p = d.h chỉ áp dụng đối với chất lỏng.
4. . Höôùng daãn veà nhaø:(2’)
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm các câu C vào vở bài tập.
	- Giải bài tập 8.1 – 8.8 SBT
A
- Bài tập thêm: có một mạch nước ngầm khoan nước ở điểm A và B thì nước ở điểm nào phun lên mạnh hơn?
B
- Xem bài mới “Ap suất khí quyển” làm thí nghiệm H 9.1
- Chuẩn bị 1 ống hút có miệng cắt xéo.
V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet9.doc