I./ Khái niệm lực :
Lực là tác dụng của vật này lên vật khác làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
II./ Biểu diễn lực :
1. Lực là một đại lượng Véctơ :
Đại lượng Véctơ là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều .
2. Cách biểu diễn lực :
Lực là một đại lượng Véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
* Gốc là điểm đặt của lực
* Phương , chiều trùng với phương , chiều của lực
Tuần 4: Tiết 4 Bài 4 . BIỂU DIỄN LỰC I./ Mục đích , yêu cầu : Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc . Nhận biết được lực là một đại lượng véctơ . Biểu diễn được véctơ lực . II./ Đồ dùng dạy học : Nhắc HS xem lại bài : “LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG” (Bài 6 – SGK Vật lý 6) III./ Các bước lên lớp : 1./ Ổn định lớp . 2./ Kiểm tra bài cũ : HS 1 : a. Thế nào là chuyển động không đều ? b. Viết công thức tính vận tốc trung bình ? HS 2 : c. Yêu cầu HS làm bài tập 3.6 / Trang 7 SBT . 3./ Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’) - Yêu cầu HS đọc vấn đề trong SGK Hoạt động 2 : Ôn lại khái niệm “Lực” (10’) - Yêu cầu HS đọc câu C1 - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C4 : + Trả lời hình 4.1 + Trả lời hình 4.2 - Vậy lực là gì ? - Để biểu diễn lực , ta cần dùng mấy yếu tố ? Hoạt động 3 : Cách biểu diễn lực bằng véctơ (10’) - Yêu cầu HS đọc ª1. - Thế nào là đại lượng véctơ ? - Yêu cầu HS đọc ª2. - Để biểu diễn Véctơ người ta dùng gì? - Cần những yếu tố nào nữa để diểu diễn Véctơ lực đó ? - Yêu cầu HS ghi vào tập - Véctơ lực được kí hiệu là gì ? - Cường độ lực được kí hiệu là gì ? - Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK Hoạt động 4 : Vận dụng (7’) - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C2 - Lưu ý HS : Trọng lực thường được biểu diễn ở trọng tâm của vật - Vật có khối lượng 5 kg thì có trọng lượng là bao nhiêu ? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C3 - Lưu ý :Tỷ lệ xích ở H.a và H.b - HS đọc vấn đề trong SGK - HS đọc câu C1 - HS hoạt động cá nhân trả lời câu C4 : + Nam châm tác dụng lên xe làm xe thay đổi vận tốc . + Vợt tác dụng lực lên quả bóng làm nó bị biến dạng . - HS đọc ª1. - HS hoạt động cá nhân trả lời, HS khác nhắc lại và ghi vào tập - HS đọc ª2. - Dùng mũi tên - 3 yếu tố : * Điểm đặt * Phương chiều * Độ lớn - - F - HS đọc ví dụ trong SGK - HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C2 - 50N - HS làm việc cá nhân trả lời câu C3 - HS nhắc lại tỷ lệ xích ở H.a và H.b C3:1: điểm đặt tại A,phương thẳng đứng,chiều từ dưới lên,cường độ lực F1= 20N b) 2 :điểm đặt tại B,phương nằm ngang,chiều từ trái sang phải,cường độ F2 = 30N. c) 3 :điềm đặt tại C,phương nghiêng một góc 300 so với phương ngang,chiều hướng lên,cường độ F3 = 30N. I./ Khái niệm lực : Lực là tác dụng của vật này lên vật khác làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. II./ Biểu diễn lực : 1. Lực là một đại lượng Véctơ : Đại lượng Véctơ là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều . 2. Cách biểu diễn lực : Lực là một đại lượng Véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có : * Gốc là điểm đặt của lực * Phương , chiều trùng với phương , chiều của lực * Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỷ xích cho trước . Véctơ lực được kí hiệu : II./ Vận dụng : SGK IV. Củng cố và dặn dò - Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất : A./ Vận tốc không đổi B./ Vận tốc tăng dần C./ Vận tốc giảm dần D./ Vận tốc có thể tăng hoặc giảm - Biểu diễn các Véctơ lực sau đây : * Trọng lực của một vật là 1500N với tỷ lệ xích tuỳ chọn . * Lực kéo của một xà lan theo phương ngang , chiều từ trái sang phải , tỷ lệ xích 1cm ứng với 500N Dặn dò : + Về nhà xem lại bài , học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập 4.2 , 4.3 4.4 / Trang 8 trong SBT + Xem trước bài 5 : “SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH” Rút kinh nghiệm: Phê duyệt của BGH
Tài liệu đính kèm: