Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 14: Công cơ học

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 14: Công cơ học

Gv: treo tranh H 13.1, 13.2 và yêu cầu hs đọc nội dung nhận xét.

- Gv gợi ý:

- Con bò có dùng lực để kéo xe không?

- xe có chuyển dời không?

- Gv: lực sĩ có dùng lực để giữ quả tạ không?

Quả tạ có di chuyển không?

-Gv: H13.1: người ta nói con bò đã thực hiện công cơ học. H13.2 ta nói người lực sĩ không thực hiện công cơ học.

Từ nhận xét trên, trả lời c1 khi nào có công cơ học?

- Gv: Yêu cầu hs tìm từ thích hợp cho các chổ trống để hoàn thành câu kết luận.

- Gv treo câu C2 lên bảng điền từ.

- Gv cho hs đọc nội dung và trả lời.

-Gv khi nào có công cơ học?

- Vậy thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.

-Gv: công cơ học là công của lực. Công cơ học gọi tắt là công. Khi nói đến công thì ta phải nói công của lực nào hay công của vật sinh ra lực đó. Vậy ở h13.1 khi nói công ta nói như thế nào?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 14: Công cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được dấu hiệu để có công cơ học.
- Nêu được các ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.
- Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật.
2. Kỹ năng : Phân tích lực thực hiện công. Tính công cơ học
3. Thái độ: Nghiêm túc , hợp tác
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ: Con bò kéo xe. Vận động viên cử tạ. Máy xúc đất đang làm việc.
III. Hoạt động dạy- học:
1.On định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng? Chữa bài tập 12.2
- HS2: Nêu công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng? Chữa bài tập 12.3
3. Bài mới:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung ghi
HĐ1:Tổ chức tình huống học tập.(1’)
- Gv: Trong đời sống hằng ngày, người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em học sinh ngồi học, con bò đang kéo xe,  đều thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là “công cơ học”. Vậy công cơ học là gì? – bài mới.
HĐ 2: Hình thành khái niệm công cơ học.(15’)
- HS: Có dùng lực. 
 Xe chuyển dời.
- HS: Có dùng lực. 
 Không có di chuyển.
- HS: c1: Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời
- HS lên điền từ
-Hs: nêu kết luận
-Hs: công của lực kéo của con bò hay công của con bò
- HS: Phụ thuộc vào lực tác dụng vào vật và quãng đường di chuyển của vật.
-Hs:vẫn tiêu tốn năng lượng
-Hs:Khi tắc đường các phương tiện giao thông vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích, đồng thời xả ra môi trường nhiều chất khí độc hại
-Hs: Phải cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng
- Cá nhân trả lời c3, c4
-Hs: Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền chuyển động, xách thùng nước, . . .
-Hs: tiết kiệm được năng lượng và bảo vệ môi trường trong sạch hơn vì không thải ra các chất khí độc hại
- Gv: treo tranh H 13.1, 13.2 và yêu cầu hs đọc nội dung nhận xét.
- Gv gợi ý:
- Con bò có dùng lực để kéo xe không?
- xe có chuyển dời không?
- Gv: lực sĩ có dùng lực để giữ quả tạ không?
Quả tạ có di chuyển không?
-Gv: H13.1: người ta nói con bò đã thực hiện công cơ học. H13.2 ta nói người lực sĩ không thực hiện công cơ học.
Từ nhận xét trên, trả lời c1 khi nào có công cơ học? 
- Gv: Yêu cầu hs tìm từ thích hợp cho các chổ trống để hoàn thành câu kết luận.
- Gv treo câu C2 lên bảng điền từ.
- Gv cho hs đọc nội dung và trả lời.
-Gv khi nào có công cơ học?
- Vậy thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
-Gv: công cơ học là công của lực. Công cơ học gọi tắt là công. Khi nói đến công thì ta phải nói công của lực nào hay công của vật sinh ra lực đó. Vậy ở h13.1 khi nói công ta nói như thế nào?
-Gv: công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Gv: khi có lực tác dụng nhưng vật không dịch chuyển thì không có công cơ học, con người và máy móc tiêu tốn năng lượng không?. 
-Gv: Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường sẽ xảy ra những tác hại gì cho con người và môi trường?
-Gv: Nêu những giải pháp khắc phục?
- Hs làm việc cá nhân với C3,
- Yêu cầu hs phân tích từng yếu tố sinh công của mỗitrường hợp - Có lực tác dung không?
- Vật có di chuyển không?
C4: lực nào thực hiện công?
-Gv: tìm VD: các trường hợp thực tế có công cơ học
-Gv: khi đi thuyền trên sông, biển lúc có gió thổi mạnh ta tắt động cơ, và căng buồm lên. Việc làm trên có tác dụng gì?
- chuyển ý
I. Khi nào có công cơ học?
-Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
-Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố:
Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
HĐ3: Xây dựng công thức tính công cơ học.(10’)
-HS: Nêu CT và kí hiệu 
-Hs: ghi vở
-Hs: phụ thuộc vào F và S và tỉ lệ thuận với F và S
-Hs: dơn vị của F là niutơn (N), của S là mét (m)
-Hs: A = 1N. 1m = 1N.m
-HS: Ghi phần chú ý
- Cá nhân HS giải bài tập.
C5: F = 5000N
S = 1000m A = ?
Công của lực kéo
A = F . S = 5000 . 1000 = 5000000 J
C6: m = 2kg P = 20N
S = 6m
A = ?
Công của trọng lực
- Hs: Hoạt động nhóm – trả lời: vì phương của trọng lực vuông góc với phương chuyển động – A = 0
- Hs: Chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
Hs: Vào 2 yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
- Hs: A = F . S F: 
 S: 
- Là Jun 1J = 1N.m
- Hs: không sinh công vì bao gạo không dịch chuyển.
- Gv yêu cầu hs nêu công thức tính công và kí hiệu ?
-Gv: thông báo: s là quãng đường vật di chuyển theo phương của lực tác dụng
- Gv: trong CT trên công phụ thuộc vào yếu tố nào? Và phụ thuộc như thế nào?
-Gv: VD thực tế cho hs thấy sự phụ thuộc đó
- Yêu cầu hs nêu đơn vị của F và S?
-Gv: nếu F = 1N, S = 1m, thì A = ?
Đơn vị công là jun, kí hiệu là J
1J = 1N.m
- Thông báo cho hs đơn vị kílôjun
-Gv: minh họa cho thấy phương chuyển dời của vật và của lực tác dụng
+ Trùng nhau thì A =F. S
+ Không trùng nhau thì lên lớp có công thức tính công
+ Vuông góc với nhau thì A = 0
 Phương chuyển động
 phương chuyển động 
- C5 yêu cầu hs làm việc cá nhân.
- Hs khác nhận xét – Gv tính điểm.
- C7: yêu cầu hs hoạt động nhóm
- Gv: Thuật ngữ công cơ học chỉ sử dụng trong trường hợp nào?
- Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Gv: Công thức tính công cơ học khi lực tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển theo phương của lực?
- Đơn vị công?
- Gv nêu thí dụ, yêu cầu hs trả lời.
- Một người đứng vác một bao gạo nặng. Hỏi người đó có sinh công không?
- BT thêm
II. Công thức tính công.
 A = F.S
A: là công của lực F
F: là lực tác dụng.
S: là quãng đường vật dịch chuyển 
khi F = 1N, S = 1m thì A =1N.1m = 1Nm
Đơn vị công là Jun
Kí hiệu: là J
1J = 1Nm
*. Vận dụng
C5: F = 5000N
S = 1000m A = ?
Công của lực kéo
A = F . S = 5000 . 1000 = 5000000 J
C6: m = 2kg P = 20N
S = 6m
A = ?
Công của trọng lực
A = P . S = 20 . 6 = 120J
* Em có biết: - Khi đốt con muỗi đã thực hiện một công là 10-7J 
- Trái tim khi co đập đã thực hiện một công để bơm máu khắp cơ thể. Trong một đời người, công ấy có thể nâng một toa tàu lên cao 5000m.
 4. . Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Học và hiểu phần ghi nhớ.
- Giải bài tập ở SBT.
 - Đọc phần “ Có thể em chưa biết” để biết được công của trái tim một ngày trung bình nó thực hiện một công 10368J để nuôi cơ thể.
- Xem lại “Các máy cơ đơn giản” lớp 6 cho ta lợi gì?
 - Đọc trước bài “Định luật về công” xem sử dụng các máy cơ đơn giản có cho ta lợi về công không?
IV.Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet14.doc