Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi

II. Kỹ năng:

- Thu thập và sử lí thông tin.

III. Thái độ:

- Rèn tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.

IV. Năng lực cần đạt:

- Phát triển năng lực tự học , tự Tìm hiểu.

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

B. CHUẨN BỊ:

I. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, SBT, bảng phụ phóng to H1.1; 1.2.

II. Học sinh:

- Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. Ổn định lớp

8A .8B .8C . 8D .8E

II. Nội dung bài học:

* ĐVĐ vào bài mới: (3’)

 

doc 249 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/08/2019
Ngày soạn:..
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 1.Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
II. Kỹ năng:
- Thu thập và sử lí thông tin.
III. Thái độ:
- Rèn tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
IV. Năng lực cần đạt:
- Phát triển năng lực tự học , tự Tìm hiểu.
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
B. CHUẨN BỊ: 
I. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, SBT, bảng phụ phóng to H1.1; 1.2.
II. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định lớp
8A..8B.8C.8D.8E
II. Nội dung bài học: 
* ĐVĐ vào bài mới: (3’) 
Chương trình Vật lí 8 gồm có 2 chươnGV: Cơ học, nhiệt học.
GV yêu cầu 1 HS đọc to 10 nội dung cơ bản của chương I (SGK – 3).
GV yêu cầu HS tự đọc câu hỏi phần mở bài và dự kiến câu trả lời.
Trong cuộc sống ta thường nói 1 vật đang CĐ hoặc đang đứng yên. Vậy căn cứ vào đâu để nói vật đó chuyển động hay đứng yên Phần I. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?(12’)
Y/c HS Tìm hiểu và thảo luận nhóm (bàn) trả lời C1. Sau đó gọi HS trả lời C1. HS khác nhận xét. 
Y/c HS đọc phần thông tin trong SGK/4.
Để nhận biết 1 vật CĐ hay đứng yên người ta căn cứ vào đâu?
Những vật như thế nào có thể chọn làm mốc?
Khi nào 1 vật được coi là chuyển động? Khi nào ta bảo vật đó đứng yên?
Giới thiệu chuyển động của vật khi đó gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là CĐ).
G(chốt): Như vậy muốn xét được một vật có chuyển động hay không ta phải xét được vị trí của nó có thay đổi so với vật mốc hay không.
Y/c HS Tìm hiểu và trả lời C2. Sau đó gọi HS lấy ví dụ. HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần). GV kết luận ví dụ đúng.
Y/c HS suy nghĩ trả lời C3. Sau đó gọi HS lấy ví dụ. HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần). GV kết luận câu trả lời đúng.
Một người đang ngồi trên xe ô tô rời bến, hãy cho biết người đó chuyển động hay đứng yên?
HS: Có thể có hai ý kiến: đứng yên, chuyển động.
GV(c/ý): Có khi nào một vật vừa CĐ so với vật này, vừa đứng yên so với vật khác hay không? phần II
I - LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
C1: Dựa vào vị trí của ô tô (thuyền, đám mây ) so với người quan sát hoặc một vật đứng yên nào đó có thay đổi hay không.
- Căn cứ vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc.
- Có thể chọn bất kì. Thường chọn TĐ và những vật gắn với TĐ.
HS: Trả lời như SGK/ 4
* Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
C2: 
+ Ô tô CĐ so với cây cối ven đường.
+ Đầu kim đồng hồ CĐ so với chữ số trên đồng hồ. 
C3: 
- Một vật được coi là đứng yên khi vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc. 
VD: Một người ngồi cạnh 1 cột điện thì người đó là đứng yên so với cái cột điện. Cái cột điện là vật mốc.
Đoàn tàu rời ga, nếu lấy nhà ga làm mốc thì vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga. Ta nói, đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. Nếu lấy đoàn tàu làm mốc thì vị trí của nhà ga thay đổi so với đoàn tàu. Ta nói, nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
*Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:(10’
Y/c HS quan sát H1.2, đọc thông tin đầu mục II. Thảo luận nhóm trả lời C4,C5. Sau đó GV gọi đại diện nhóm trả lời lần lượt từng câu yêu cầu trong mỗi trường hợp chỉ rõ vật mốc, gọi nhóm khác nhận xét rồi kết luận.
- Y/c HS từ hai câu trả lời C4, C5 suy nghĩ trả lời C6. Sau đó gọi 1 HS đọc to câu trả lời C6.
Gọi 1 số HS trả lời C7 theo nhóm đôi. Y/c HS chỉ rõ vật chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào. 
Y/c HS tự đọc thông tin trong (SGK/5).
Từ các VD trên rút ra được nhận xét gì về tính CĐ hay đứng yên của vật? Y/c HS(cá nhân) lấy ví dụ về tính tương đối của chuyển động.
Y/c HS thảo luận nhóm trả lời trả lời C8.
- G(TB): Trong hệ mặt trời, mặt trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của hệ mặt trời sát với vị trí của mặt trời. Nếu coi mặt trời đứng yên thì các hành tinh khác CĐ.
G(chốt): Một vật được coi là CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Vì vậy khi nói một vật CĐ hay đứng yên ta phải chỉ rõ vật CĐ hay đứng yên so với vật nào.
II- TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN 
 C4: So với nhà ga thì hành khách CĐ. Vì vị trí của hành khách thay đổi so với nhà ga.
C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên. Vì vị trí của hành khách không thay đổi so với toa tàu.
C6: (1) đối với vật này
 (2) đứng yên.
C7: Người đi xe đạp. So với cây bên đường thì người đó CĐ nhưng so với xe đạp thì người đó đứng yên.
* Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
Ví dụ: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga :
+ Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga.
+ Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với TĐ, vì vậy có thể coi mặt trời CĐ khi lấy mốc là TĐ.
*Hoạt động 3: Một số chuyển động thường gặp: (5’)
Y/c HS tự đọc mục III, quan sát H1.3a,b,c.
 Quỹ đạo của CĐ là gì? Quỹ đạo CĐ của vật thường có những dạng nào?
Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời C9.
III- MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP 
*Quỹ đạo của cđ: Đường mà vật cđ vạch ra.
 Các dạng cđ: cđ thẳng, cđ cong. Ngoài ra cđ tròn là một trường hợp đặc biệt của cđ cong.
C9: 
- CĐ thẳng: CĐ của viên phấn khi rơi xuống đất.
- CĐ cong: CĐ của một vật khi bị ném theo phương ngang.
- CĐ tròn: CĐ của 1 điểm trên đầu cánh quạt, trên đĩa xe đạp 
Hoạt động 4: Vận dụng: (10’)
GV: Y/c HS làm việc cá nhân trả lời C10, C11.
GV có thể gợi ý: Chỉ rõ trong H1.4 có những vật nào.
Gọi HS trả lời C10 đối với từng vật, yêu cầu chỉ rõ vật mốc trong từng trường hợp.
IV - VẬN DỤNG
C10: 	
C11: Không. Vì có trường hợp sai
VD: Khi vật CĐ tròn xung quanh vật mốc.
IV.Củng cố, luyện tập: 
? Thế nào là chuyển động cơ học ?
- Trả lời: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). 
 ? Vì sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ?
- Trả lời: Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. VD:.....
V.Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc bài + ghi nhớ.
- Đọc thêm “Có thể em chưa biết”
- BTVN: 1.1 đến 1.6 ( SBT)
- Đọc trước bài mới: Bài 2. Vận tốc
.**
Ngày soan: 02/09/2018 
Ngày giảng: ..
Tiết 2.Bài 2: VẬN TỐC
A. MỤC TIÊU:
 I. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Viết được công thức tính tốc độ.
- Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
 II. Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức tính tốc độ .
- Biết dùng các số liệu trong bảng, biểu để rút ra những nhận xét đúng.
III. Thái độ: 
- HS có ý thức hợp tác trong học tập. Cẩn thận, chính xác khi tính toán.
IV. Năng lực cần đạt:
- Phát triển năng lực tự học, tự Tìm hiểu.
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, SBT, bảng phụ 2.1 và 2.2.
II. Học sinh: 
- Học bài cũ, làm BTVN.
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
I. Ổn định lớp
8A..................8B........................8C.....................8D.............................
 * Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi:
- Thế nào là chuyển động cơ học?
- Tại sao nói chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối, cho ví dụ minh họa?
Đáp án:
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). 
- Vì: Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Tức là vật chuyển động hay đứng yên còn tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. 
VD: HS tự lấy.
II. Nội dung bài học.
* ĐVĐ vào bài mới: (2’)
 GV: Y/c HS quan sát H 2.1.
? Hình 2.1 mô tả điều gì?
HS: Mô tả 4 vận động viên điền kinh thi chạy ở tư thế xuất phát.
? Trong cuộc chạy thi này người chạy như thế nào là người đoạt giải nhất?
HS: Người chạy nhanh nhất
? Dựa vào điều gì để khảng định người nào chạy nhanh nhất?
HS: Người về đích đầu tiên.
? Nếu các vận động viên không chạy đồng thời cùng một lúc thì dựa vào đâu?
HS: Căn cứ vào thời gian chạy trên cùng một quãng đường.
GV: Để nhận biết sự nhanh hay chậm của CĐ người ta dựa vào một đại lượng đó là Vận tốc. Vậy vận tốc là gì? đo vận tốc như thế nào? Ta cùng nhau Tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Vận tốc là gì? (12’)
GV: Y/c HS tự đọc thông tin ở mục I , n/c bảng 2.1, thảo luận nhóm (bàn) trả lời C1, C2.
Gọi đại diện 1 nhóm trả lời C1, đại diện nhóm khác trả lời C2. Lên bảng điền cột 4, 5 (bảng phụ) và giải thích cách làm trong mỗi trường hợp.
 Giải thích cách điền cột 4, 5:
 + (4): Ai hết ít thời gian nhất – chạy nhanh nhất.
 + (5): Lấy quãng đường s chia cho thời gian t.
Dựa vào kết quả cột (4) và (5). Hãy cho biết ngoài cách so sánh thời gian chạy trên cùng một quãng đường còn cách nào khác để kết luận ai chạy nhanh hơn?
(Giới thiệu): Trong Vật lí để so sánh độ nhanh, chậm của CĐ người ta chọn cách thứ hai thuận tiện hơn tức là so sánh qđường đi được trong 1s. Người ta gọi quang đường đi được trong 1s là vận tốc của CĐ.
 Vậy vận tốc là gì?
 GV y/c HS n/c C3 và trả lời C3.
 Gọi từng HS đứng tại chỗ trả lời, HS khác nhận xét, GV kết luận.
 GV yêu cầu 1 HS đọc to lại C3 sau khi hoàn chỉnh.
 Dựa vào bảng 2.1 cho biết bạn nào chạy với vận tốc lớn nhất? Nhỏ nhất? Giải thích?
(Chốt): Như vậy để so sánh độ nhanh chậm của CĐ ta so sánh độ lớn của vận tốc. Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian (1s).
I - VẬN TỐC LÀ GÌ?
C1: Cùng chạy quãng đường 60m như nhau, ai mất ít thời gian hơn thì chạy nhanh hơn.
C2: 
(1)
(4)
(5)
An
Ba
6m
Bình
Nhì

,32m
Cao
Năm
5,45m
Hùng
Nhất
6,67m
Việt
Bốn
5,71m
- Có thể so sánh quãng đường đi được trong cùng một giây, người nào đi được quãng đường dài hơn thì đi nhanh hơn.
C3: (1)- nhanh; (2)- chậm; 
(3)- quãng đường đi được; (4)- đơn vị
- Hùng có v lớn nhất (vì chạy được quãng đường dài nhất trong một giây). Cao có v nhỏ nhất (vì quãng đường chạy được trong 1s của Cao ngắn nhất.
* Vận tốc: Là quãng đường đi được trong 1s.
Hoạt động 2: Công thức tính vận tốc: (3’)
GV: Y/c HS tự Tìm hiểu mục II.
Vận tốc được tính bằng công thức nào? Kể tên các đại lượng trong công thức?
GV: Từ công thức tính v hãy suy ra công thức tính s và t?
II - CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC
 Trong đó:
 v là vận tốc, 
 s là quãng đường đi được,
 t  ... ã học.
b) Dạy nội dung bài mới.
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
H§1: HÖ thèng ho¸ kiÕn thøc c¬ b¶n. 
- GV h­íng dÉn HS hÖ thèng c¸c kiến thức đã học bằng các cách đưa ra các câu hỏi.
- GV h­íng dÉn HS th¶o luËn vµ ghi tãm t¾t trªn b¶ng.
+ §iÒu kiÖn ®Ó cã c«ng c¬ häc? 
+ BiÓu thøc tÝnh c«ng?
+ §Þnh luËt vÒ c«ng?
+ Khi nào vật có cơ năng?
+ BiÓu thøc tÝnh c«ng suÊt: P = A/t
+ Các chất được cấu tạo như thế nào?
+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?
+ Mối quan hệ giữa chuyển động của các nguyên tử, phân tử với nhiệt độ? 
+ Định nghĩa nhiệt năng?
+ Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng? 
+ Định nghĩa nhiệt lượng, kí hiệu, đơn vị đo nhiệt lượng là gì?
*H§2 Lµm bµi tËp. 
- GV Y/c HS suy nghĩ làm bài tập 15.2 và 15.6 trong SBT.
- GV gäi 2 HS lªn b¶ng ch÷a bµi tËp 
- GV h­íng dÉn HS th¶o luËn, ch÷a bµi tËp cña c¸c b¹n trªn b¶ng.
Chó ý: C¸ch ghi tãm t¾t ®Ò bµi, sö dông kÝ hiÖu, c¸ch tr×nh bµy phÇn bµi gi¶i.
I- Lí thuyết. (25’)
1. §iÒu kiÖn ®Ó cã c«ng c¬ häc.
+ Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
+ BiÓu thøc tÝnh c«nGV: A = F.S
2. §Þnh luËt vÒ c«ng. 
Không máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
3. Khi 1 vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng.
4. C«ng suÊt: P = A/t
5. Các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
6. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách, các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.
7. Ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
8. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
9. Có 2 cách làm biến đổi nhiệt năng:
- Thực hiện công.
- Truyền nhiệt. 
10. Nhiệt lượnGV: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Ký hiệu: Q
- Đơn vị : Jun (J)
II- Bµi tËp. (15’)
* Bài tập 15.2. (7’)
Giải.
A = 10 000.40 = 400 000(J)
t = 2. 3 600 = 7 200(s)
P = (w)
	Đáp số: 55,55w 
* Bài tập 15.6. (8’)
Tóm tắt:
F = 80N; s = 4,5km = 4 500; 
t = 30phút = 1800s
Giải.
Công của ngựa: A = F.s 
 = 80.4 500 = 360 000(J)
Công suất trung bình của ngựa:
P = (w)
	Đáp số: 200w 
c.Củng cố, luyện tập. (3’)
- GV nh¾c l¹i nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n cña phÇn c¬ häc.
- H­íng dÉn HS lµm bµi tËp trong s¸ch bµi tËp.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1’)
- Ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học từ học kì II à nay, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
* Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng
- Thời gian cho từng phần, từng hoạt động:
- Nội dung kiến thức:
- Phương pháp giảng dạy:........
1 – Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
b) Về kỹ năng :
- Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
c) Về thái độ: 
- Học sinh yêu thích môn học.
2 – Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: 
- Giáo án, SBT, SGK; 1 ít nước sôi, 1 cốc nước, nhiệt kế, que khuấy.
b) Chuẩn bị của HS: 
- Học bài, làm BTVN
3 - Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Câu hỏi: 
? Phát biểu ghi nhớ bài 24? Tra bảng 24.4 tìm nhiệt dung riêng của nước đá? Giải thích ý nghĩa con số đó?
+ Đáp án: 
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
- Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào Q = m.c.t.
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C
- Nhiệt dung riêng của nước đá: c = 1800 J/kg.K
ý nghĩa: để nhiệt độ của 1 kg nước đá tăng thêm 10C cần nhiệt lượng 1800J
+ ĐVĐ vào bài mới: (1 phút)
- GV: Cho HS đọc câu chuyện mở bài.
- HS: Đọc câu chuyện mở bài.
- GV: Vậy để ai biết đúng ai sai à Bài mới. 
b- Dạy nội dung bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
*Hoạt động 1: Nguyên lí truyền nhiệt.
- Y/c HS đọc SGK để thu thập kiến thức về nguyên lí truyền nhiệt.
? Nêu nguyên lí truyền nhiệt?
? Dựa vào nguyên lí truyền nhiệt trả lời câu hỏi ở đầu bài?
? Sự truyền nhiệt từ giọt nước sang ca nước xảy ra đến khi nào thì ngừng lại?
? Trong sự truyền nhiệt đó vật nào thu nhiệt? Vật nào tỏa nhiệt? Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ của các vật khi đó?
I. Nguyên lí truyền nhiệt: (SGK – 88) (6’)
- Đọc SGK – 88
- Theo nguyên lí truyền nhiệt thì An nói đúng vì giọt nước có nhiệt độ cao hơn ca nướ nên nhiệt truyền từ giọt nước sang ca nước.
- Đến khi nhiệt độ của giọt nước và ca nước cân bằng nhau
HS: Giọt nước tỏa nhiệt nhiệt độ giảm
 Ca nước thu nhiệt nhiệt độ tăng.
*Hoạt động 2: Phương trình cân bằng nhiệt.
- Y/c HS dựa vào nội dung thứ ba của nguyên lí truyền nhiệt để viết phương trình cân bằng nhiệt.
II. Phương trình cân bằng nhiệt. (5’)
 Qtỏa ra = Qthu vào
 Q tỏa = m.c.t = m . c. (t1 – t2)
 Q thu = m.c.t = m . c. (t2 – t1)
Trong đó: 
m: là khối lượng của vật (kg)
 c: là nhiệt dung riêng (J/kg.K)
t1: là nhiệt độ ban đầu
t2: là nhiệt độ cuối.
*Hoạt động 3: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt.
? Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau, làm thế nào để biết vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt?
.
- Y/c HS tự Tìm hiểu VD mẫu trong SGK.
? Trong bài toán này, vật nào tỏa nhiệt vật nào thu nhiệt? Vì sao?
? Em hiểu phần tóm tắt như thế nào?
- Y/c HS Tìm hiểu lời giải mẫu trong SGK.
? Để tìm khối lượng nước ta thực hiện qua mấy bước chính? Mỗi bước áp dụng công thức nào?
- Y/c HS về nhà tự hoàn chỉnh VD này vào vở.
G(Chốt): Để giải bài toán truyền nhiệt ta thực hiện theo các bước cơ bản sau:
+ Xác định rõ vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt.
+ Tóm tắt bài toán: Các yếu tổ của cùng một vật phải kí hiệu có cùng chỉ số; yếu tố chung không có chỉ số. Lưu ý phải đổi đơn vị của các đại lượng về đúng đơn vị hợp pháp của chúng.
+ Phần giải thường tuân theo thứ tự:
 . Tính Qtỏa ra; Q thu vào của từng vật tham gia quá trình truyền nhiệt.
 . Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu
 . Giải phương trình tính đại lượng yêu cầu.
III. Ví dụ về dùng phương trình cân bằng nhiệt. (10’)
 (SGK – 89)
- Căn cứ vào nhiệt độ của mỗi vật. Vật có nhiệt độ cao hơn sẽ tỏa nhiệt. Vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ thu nhiệt
- Quả cầu tỏa nhiệt, nước thu nhiệt. Vì khi tiếp xúc nhau quả cầu có nhiệt độ ban đầu cao hơn nước.
- Các đại lượng (nhiệt dung riêng, khối lượng, nhiệt độ ban đầu) của quả cầu mang chỉ số 1. Các đại lượng ứng với nước mang chỉ số 2. Nhiệt độ cuối cùng của cả hai vật (nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt) không có chỉ số.
3 bước:
B1: Tính nhiệt lượng quả cầu tỏa ra Q1
B2: Tính nhiệt lượng nước thu vào Q2
B3: áp dụng phương trình cân bằng nhiệt Q1 = Q2 
 Từ đó suy ra m2 cần tính.
- HS về nhà tự hoàn chỉnh VD này vào vở.
*Hoạt động 4: Vận dụng.
- Y/c HS Tìm hiểu C1.
? Tóm tắt và nêu nhận xét về đơn vị của các đại lượng đã biết?
? Tính nhiệt độ của hỗn hợp nghĩa là ta phải tính gì?
? Chỉ rõ có mấy vật trao đổi nhiệt? đó là những vật nào?
- Y/c HS dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ của 0,3 kg nước trong phòng. (giả sử 230C). Sau đó trộn với 0,2 kg nước sôi. Khuấy đều rồi xác định nhiệt độ của hỗn hợp nước này. Y/c ghi kết quả lên bảng.
? Thảo luận nhóm bàn nêu cách tính?
- Y/c cả dạy lớp tự làm vào vở. Một HS lên bảng trình bày.
? So sánh nhiệt độ của hỗn hợp vừa tính với nhiệt độ của hỗn hợp đo ban đầu?
? Giải thích nguyên nhân tại sao nhiệt độ đo được ban đầu chỉ gần bằng nhiệt độ tính được?
- Nếu bỏ qua sự truyền nhiệt cho các dụng cụ chứa và không khí thì nhiệt độ cuối của hỗn hợp chính bằng kết quả tính được.
- Y/c HS tự Tìm hiểu C2, tóm tắt.
? Chỉ rõ các vật trao đổi nhiệt? Tóm tắt đề bài?
- Gọi 1 HS thực hiện phần tóm tắt trên bảng.
? Muốn tính Q2 cần tính gì? Vì sao?
? Nêu cách tính t2?
Y/c cả dạy lớp tự làm vào vở. Một HS lên bảng trình bày.
- Y/c HS tự Tìm hiểu C3, tóm tắt, tìm lời giải.
- Giới thiệu cấu tạo và tác dụng của nhiệt lượng kế như mục “Có thể em chưa biết”
? Chỉ rõ vật tỏa nhiệt, vật thu nhiệt? Nêu nhận xét về đơn vị của khối lượng? Nêu cách tính?
IV/ Vận dụng. (15’)
C1: a)
Cho biết: 
m1= 200g = 0,2kg ; m2 = 300g = 0,3 kg 
t1 = 1000C ; t2 = 230C
c = 4200 J/kg.K
 TínHS: t = ?
HS: có 2 vật trao đổi nhiệt đó là nước đang sôi (1000C) và nước ở nhiệt độ phòng.
HS: - Tính Q1 tỏa của nước đang sôi.
 - Tính Q2 thu của nước ở nhiệt độ phòng
 - Viết phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2
Biến đổi tìm t.
Giải:
- Nhiệt lượng nước đang sôi tỏa ra là:
 Q1 = m1. c. (t1 – t) = 0,2. 4200. (100 – t)
- Nhiệt lượng nước ở nhiệt độ phòng thu vào là:
 Q2 = m2. c. (t – t2) = 0,3. 4200. (t - 23)
- Nhiệt lượng nước đang sôi tỏa ra bằng nhiệt lượng nước ở nhiệt độ phòng thu vào:
 Q1 = Q2
0,2. 4200. (100 – t) = 0,3. 4200. (t - 23)
 0,2 (100 – t) = 0,3 (t – 23)
 20 – 0,2t = 0,3t – 6,9
 0,5t = 26,9
 t = 53,8(0C)
Vậy nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 53,80C.
b) Nhiệt độ đo được chỉ gần bằng nhiệt độ tính được vì khi tính toán ta đã bỏ qua sự trao đổi nhiệt với dụng cụ chứa và môi trường xung quanh.
C2: 
Cho biết:
m1 = 0,5 kg ; m2 = 500g = 0,5 kg
t1 = 800C ; t = 200C
c1 = 380 J/kg.K ; c2 = 4200 J/kg.K
 t = 200C
TínHS: Q2 = ? ; t2 = ?
- Cần tính Q1 vì Q1 = Q2 
- Vì Q2 = m2. c2 . t2
 t2 = 
Giải:
Nhiệt lượng nước thu vào (nhận được) bằng nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra:
 Q2 = Q1 = m1.c1 (t1 – t)
 = 0,5 . 380. (80 – 20)
 = 11400 (J)
Nước nóng lên thêm:
 t2 = 
 ĐS: 11400J; 5,430C
C3: 
Cho biết:
m1 = 400 g = 0,4 kg ; m2= 500g = 0,5kg
t1 = 1000C ; t2 = 130C
t = 200C ; c2 = 4190 J/kg.K
TínHS: c1 = ?
 Giải:
Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra khi nhiệt độ giảm từ 1000C xuống 200C là:
Q1 = m1 . c1 . (t1 – t)
Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 130C đến 200C là:
Q2 = m2 . c2 . (t – t2) = 0,5. 4190. (20 – 13)
 = 14 665 (J)
Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:
Q1 = Q2 m1 . c1 . (t1 – t) = 14 665
 c1= 
Vậy miếng kim loại đó là thép.
 ĐS: 458 J/kg.K
c.Củng cố, luyện tập. (3’)
- Qua bài học hôm nay các em cần nắm được những nội dung kiến thức nào?
- HS : * 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt:
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang cật có nhiệt độ thấp hơn.
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
+ Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. 
* Phương trình cân bằng nhiệt.
 Qtỏa ra = Qthu vào
 *Các bước giải bài tập: 
+B1: Tính nhiệt lượng quả cầu tỏa ra Q1
+B2: Tính nhiệt lượng nước thu vào Q2
+B3: Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt Q1 = Q2 
 Từ đó suy ra đại lượng cần tính.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1’)
 - Học bài, học thuộc ghi nhớ
 - Đọc “Có thể em chưa biết”
 - BTVN: 25.1 đến 25.7

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ca_nam_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.doc