Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Nguyên

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Nguyên

A.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

-Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản

-Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đó học để giải quyết các vấn đề có liên quan.

2. Thái độ: HS hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.

B. CHUẨN BỊ: :

Đề cương ôn tập GV đưa trước cho HS

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1.Kiểm tra kiến thức cũ:

2.Ôn tập:

GV cho HS nêu những bài tập cho cho cả lớp thảo luận trả lời, GV chốt lại cách làm đúng

CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN:

BÀI 1 :Một quả cầu nhôm ở nhiệt độ 1000 C thả vào cốc nước , nước có khối lượng 0,47kg ở 200 C .Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 250 C .Tính khối lượng của quả cầu . Bỏ qua sự thu nhiệt của cốc và môi trường xung quanh.

 HD : Tương tự bài ở mục II/ trang 89 sgk.

BÀI 2 : a)Tại sao dùng bếp than lợi hơn bếp củi?

 b) So sánh nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi và 15kg than đá

 c) Để có được nhiệt lượng bằng nhiệt lượng tỏa khi đốt cháy hoàn toàn 15kg than gỗ thì phải đố cháy bao nhiêu kg dầu hỏa?

HD : Tương tự C1 , C2 trang 92 sgk.

BÀI 3 : Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì , một học sinh thả một miếng chì 300g được nung nóng tới 1000 C vào 0,25lít nướcở 58,50 C làm cho nước nóng lên đến 600 C .

a)Tính nhiệt lượng mà nước thu được.

b)Tính nhiệt dung riêng của chì.

c)Tại sao kết quả tính chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng của một số chất?

HD : a) Nước thu :Q1 = mn cn t = .=1576J

 b) Chì tỏa :Q2 = m¬¬c cct = .= 12c

Phương trình cân băng nhiệt : Q1 = Q2

 1576 = 12c cc = 131J/kg.K

 c) Tự giải thích

BÀI 3 : Một máy bơm sau khi tiêu thụ 8kg dầu thì đưa được 700m3 nước lên cao 8m . Tính hiệu suất của máy .Biết dầu có q =46.106 J/kg; nước có d = 10000N/m3

HD : Công máy thực hiện A = ph = 7000000.8 = 56.106 J

 Nhiệt lượng tỏa ra của dầu: Q = qm=8.46.106

 = 368.106 J

Hiệu suất của mỏy : H= =.=0,15= 15%

BÀI 4 : Để có 100lít nước ở 300 C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở 200 C

HD : x(kg) :Khối lượng nước sôi; (100- x) :khối lượng nước 200 C . Nước nóng tỏa : Q1 = x.c. (t2 - t1 ) = x.4200(100-30)

 Nước lạnh thu

 Q2 = (100 - x ) c (t1 - t2 )

 = (100- x) .4200.(30-20)

Phương trình cân bằng nhiệt : Q1 = Q2

 x.4200(100-30) = (100- x) .4200.(30-20)

 x = 12,5 kg thể tích nước nóng 12,5 lít

 khối lượng nước lạnh 100 - 12,5 = 87,5kg

 thể tích nước lạnh 87,5 lít

BÀI 5 : Dùng bếp dầu đun sôi 1 lít nước ở 200 C đựng trong 1 ấm nhôm có khối lượng 0,5kg.

1.Tính nhiệt lượng cần để đun nước ,biết nước có Cn = 4200J/kg.K , nhôm có Cnh =

 

doc 107 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: CƠ HỌC
Tiết : 1
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
 Ngày soạn: 02/ 9 / 2022
 Ngày giảng : Lớp 8A1............... 8A2...............8A3................ 8A4................
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Biết: vật chuyển động, vật đứng yên.
Hiểu: vật mốc, chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động, các dạng chuyển động.
Vận dụng: nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, xác định trạng thái của vật đối với vật chọn làm mốc, các dạng chuyển động.
2.Kỹ năng: giải thích các hiện tượng
3.Thái độ: tích cực, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
4. Năng lực, phẩm chất:
 -Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học ,năng lực dự đoán
 - Phẩm chất: yêu thích môn học.
II . PHƯƠNG PHÁP , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Phương pháp : Gợi mở vấn đáp , thuyết trình , nêu vấn đề, minh họa trực quan 
- Phương tiện : Máy chiếu, phấn, bảng, mô hình.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : - Tranh vẽ: hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 SGK.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức lớp- Kiểm tra bài cũ:(3p) Kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở đầu năm của HS.
2. Dạy bài mới:
 Tổ chức tình huống học tập. (2 phút)
- GV treo H.1.1
- Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Vậy có phải Mặt trời chuyển động xung quanh Trái Đất không?
HĐ của Giáo viên,Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên. (13 phút)
- Mục tiêu: HS biết được khi nào vật chuyển động, khi nàovật đứng yên.
- Hình thức hoạt động: Hệ thống câu hỏi; HS hoạt động cá nhân.
- Y/c HS thảo luận C1.
- Bổ sung: Một cách nhận biết vật chuyển động hay đứng yên trong vật lí dựa trên sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác, gọi đó là vật làm mốc (vật mốc).
- Thông báo: Có thể chọn bất kì vật nào làm mốc, nhưng thường chọn Trái Đất và vật gắn với Trái Đất làm mốc.
- Y/c HS lấy VD về vật chuyển động và vật đứng yên so với vật làm mốc. Y/c HS chỉ rõ vật nào làm mốc.
- Ôtô, tàu lửa, ca nô đang chuyển động so với người đứng bên đường, chúng có điểm gì chung? (Vị trí của chúng thay đổi theo thời gian so với người đứng bên đường).
- Hướng dẫn HS rút ra định nghĩa chuyển động cơ học.
- Y/c HS làm câu C2.
? Người lái xe, hành khách đứng yên so với ôtô, chúng có điểm gì chung? (Vị trí của chúng không thay đổi theo thời gian so với ôtô). 
- Y/c HS làm câu C3.
- Thảo luận C1.
- HS lấy VD về vật chuyển động và vật đứng yên.
- HS trả lời câu hỏi của GV
- HS rút ra định nghĩa chuyển động cơ học.
- Học sinh thảo luận làm câu C2.
- Học sinh thảo luận làm câu C3.
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được chon làm mốc gọi là chuyển động cơ học.
VD : ôtô chuyển động so với cây bên đường.
- Vật đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật mốc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên (10’)
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là vật mốc, chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động, các dạng chuyển động.
- Hình thức hoạt động: Hệ thống câu hỏi
- Treo H.1.2 SGK. 
- Y/c HS làm C4, C5, C6.
- Hướng dẫn HS làm C7.
* Chú ý: Muốn đánh giá trạng thái của vật là chuyển động hay đứng yên phải chọn vật mốc cụ thể.
- Y/c HS làm C8.
- HS quan sát H.1.2 để trả lời C4, C5, C6.
- HS làm C7 và thảo luận rút ra kết luận. 
- HS làm C8.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc.
- Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.
Hoạt động 3: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp. (5’)
- Mục tiêu: HS hiểu được các dạng chuyển động thường gặp.
- Hình thức hoạt động: Hệ thống câu hỏi
- Thông báo: Quỹ đạo của chuyển động. Dựa vào qũy đạo có: chuyển động thẳng, chuyển động cong (chuyển động tròn)
- Treo H.1.3 hoặc làm TN cho viên phấn rơi, ném ngang viên phấn, con lắc đơn, kim đồng hồ. Y/c HS quan sát và mô tả các hình ảnh chuyển động của các vật đó.
- Y/c HS làm C9
- HS quan sát H.1.3 và GV làm TN. Mô tả lại hình ảnh chuuển động của vật.
- HS làm C9.
III. Một số chuyển động thường gặp.
* Các dạng của chuyển động:
- Chuyển động thẳng: chuyển động của máy bay.
- Chuyển động cong: chuyển động của quả bóng.
+ Chuyển động tròn: chuyển động của đầu kim đồng hồ.
Hoạt động 5:Vận dụng. (10’)
- Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng thực tế.
- Hình thức hoạt động: Hệ thống câu hỏi
II. Vận dụng.
C10:
- Ô tô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
- Người lái xe đứng yên so với ô tô, chuyển động so với người bên đường và cột điện.
- Người đứng bên đường đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ô tô và người lái xe.
- Cột điện đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ô tô và người lái xe.
C11: Nói như thế là sai. Ví dụ như vật chuyển động quanh một vật làm mốc
3.Củng cố: -Hs đọc phần có thể em chưa biết
- lấy 2 vd về tín tương dối của chuyển động
V. Hướng dẫn học tập 
 Dặn HS về nhà học ghi nhớ và làm các BT trong SBT. Hoàn thành các câu “C” trong bài học. Xem bài mới.
Duyệt của tổ chuyên môn
Nguyễn Thị Ngọc
 Ngày soạn: 06/ 9 / 2022
 Ngày giảng : Lớp 8A1............... 8A2...............8A3................8A4........................
Tiết 2 - 3: CHỦ ĐỀ:VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
- So sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động (vận tốc).
- Nắm được công thức tính vận tốc: v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu được ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều thường gặp
- Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian
- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường
- Mô tả (làm thí nghiệm) hình 3.1 (SGK) để trả lời những câu hỏi trong bài.
2. Kĩ năng
	- Biết vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
- Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm rút ra quy luật của chuyển động đều và không đều.
3. Thái độ
- Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.
4. Năng lực – phẩm chất:
- Năng lực sử dụng kiến thức
- Năng lực về phương pháp
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá thể.
- Trung thực trong học tập
II. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề; Vấn đáp, đàm thoại
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên- Cả lớp: Tranh vẽ tốc kế của xe máy
	2. Học sinh:- Đọc trước bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra
- HS1: Thế nào là chuyển động cơ học? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Chữa bài : tập 1.1 (SBT)?
- HS2: Chữa bài tập 1.2 &1.6 (SBT)?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS quan sát H2.1 và hỏi: Trong các vận động viên chạy đua đó, yếu tố nào trên đường đua là giống nhau, khác nhau? Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết vận động viên chạy nhanh, chạy chậm? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
- HS quan sát hình vẽ và đưa ra dự đoán (không bắt buộc phải trả lời)
- Ghi bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1: Tìm hiểu về vận tốc
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc bảng 2.1 SGK và trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV quan sát các nhóm hoạt động và có trợ giúp hợp lí.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận:
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk. Các nhóm khác thảo luận câu trả lời.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, các câu trả lời và nhận xét. GV rút ra nhận xét chung
I. Vận tốc là gì?
- Các nhóm lắng nghe kĩ yêu cầu của giáo viên.
+ HS hoạt dộng nhóm:
 - Đọc bảng 2.1 SGK.
 - Trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.
- Đại diện nhóm trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.
C1: Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau,bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn 
C2: HS ghi kết quả vào cột 5
- Khái niệm: 
Quãng dường chạy dược trong một giây gọi là vận tốc
C3: (1) nhanh 
 (2) chậm
 (3) quãng đường đị được 
 (4) đơn vị
2: Xác định công thức tính vận tốc
- GV thông báo công thức tính vận tốc.
- Từ công thức tính vận tốc: v = suy ra công thức s = ? và t = ?
 II. Công thức tính vận tốc
v = 
Trong đó: v là vận tốc
 s là quãng đường đi được
 t là thời gian đi hết q.đ đó 
3: Xác định đơn vị của vận tốc
- Vận tốc có đơn vị đo là gì?
- GV giới thiệu đơn vị đo độ lớn của vận tốc.
- Tốc kế dùng để làm gì và sử dụng ở đâu ?
- GV giới thiệu và cho HS quan sát tốc kế.
III. Đơn vị vận tốc
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là:
 + Met trên giây (m/s)
 + Kilômet trên giờ (km/h)
- HS quan sát H2.2 và nắm được: Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn vận tốc.
Tiết 2
4: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chuyển động đều là gì? Lấy ví dụ về chuyển động đều trong thực tế
+ Chuyển động không đều là gì? Tìm ví dụ trong thực tế
- GV: Tìm ví dụ trong thực tế về chuyển
động đều và chuyển động không đều,
chuyển động nào dễ tìm hơn?
 - GV đưa bảng 3.1 yêu cầu hs trả lời C1, C2
I. Định nghĩa
- HS đọc thông tin (2ph) và trả lời câu hỏi GV yêu cầu.
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian
VD: chuyển động của đầu kim đồng hồ,
của trái đất xung quanh mặt trời,...
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian
VD: Chuyển động của ô tô, xe máy,...
C2: a- Là chuyển động đều
 b, c, d- Là chuyển động không đều
5: Xác định công thức tính vận tốc trung bình
- Yêu cầu HS đọc thông tin để nắm và tính được vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A-D
- GV: Vận tốc trung bình được tính bằng biểu thức nào?
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
- HS dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 để tính vận tốc trung bình trên các quãng đường AB, BC, CD (trả lời C3)
vAB = 0,017m/s; vBC = 0,05m/s 
vCD = 0,08m/s
- Công thức tính vận tốc trung bình:
vtb= 
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
GV cho học sinh trả lời các câu hỏi sau.
C1: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai?
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc là : v = S.t.
Đơn vị của vận tố ... ức đó .
Câu 2: Phát biểu định luật về công .Công thức tính hiệu suất của các máy cơ đơn giản.
Câu 3:Công suất là gì. Công thức tính công suất .tên và đơn vị các đại lượng trong công thức đó.
Câu 4: Cơ năng gồm những dạng nào?các dạng đó phụ thuộc vào những yêu tố nào?cho ví dụ về vật chỉ có thế năng đàn hồi, hấp dẫn, động năng.VD về vật có cả động năng và thế năng.
Câu 5: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá cơnăng,Cho VD về vật có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng và ngược lại. 
Câu 6: Phát biểu thuyết cấu tạo chất . Giải thích một số hiện tượng liên quan .
Câu 7: nhiệt năng là gì . các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật, cho VD
Câu 8: Nhiệt lượng là gì có mấy hình thức truyền nhiệt . Đặc điểm giống và khác nhau giữa các hình thức đó .Cho VD.
Câu 9: Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào , toả ra , phương trình cân bằng nhiệt 
Câu 10: công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra, nhiệt dung riêng của chất , năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết điều gì?
Câu 11: Định luật bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt 
Câu 12: đojng cơ nhiệt là gì .Nêu cấu tạo của động cơ nổ 4kì và nguyên tắc hoạt động của nó.Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt .
II –Bài tập:
Câu 1 : Người ta dùng hệ thống ròng rọc như hình vẽ cho vật m có khối lượng 10kg lên độ cao 1m.
a) Tính lực kéo khi sử dụng hệ thống. Quảng đường kéo sợi dây.
b) Cho Fc= 5N. Tính hiệu suất của hệ thống.
c) Tính công của người đó đã thực hiện.
Câu 2 : Một tòa nhà cao 8 tầng, mỗi tầng cao 4m. Người ta đưa một vật có khối lượng m= 50kg lên tầng thứ 8. Tính công suất tối thiểu của người đó biết rằng thời gian làm việc là 4 phút.
Câu 3 : Mô tả sự chuyển hóa cơ năng trong các trường hợp sau :
a) Một con lắc được kéo ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn rồi thả ra.
b) Quả bóng được ném lên cao theo phương thẳng đứng.
Câu 4 : Giải thích các hiện tượng sau :
a) Tại sao xăm xe đạp còn tốt, bơm căng để lâu ngày vẫn bị xẹp.
b) Khi nhỏ dung dịch muối amôniắc vào dung dịch pheenoltalêin không màu thì dung dịch này có màu gì ?
Câu 5 : Giải thích tại sao mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày ? Bình chứa xăng dầu thường được sơn màu nhủ trắng ? Muốn đun một lượng chất lỏng ta phải đun ở đâu ?
Câu 6 : Muốn có 100l nước đang ở t0= 350C thì phải đỗ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở 300C.
Câu 7 : Một nhiệt lượng kế bằng đồng có m= 500g chứa 3l nước đang ở nhiệt độ 130C. Người ta thả vào đó một thanh đồng có khối lượng m1=1,5kg ở 1400C. Tính nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt. Tính độ tăng nhiệt độ.
Câu 8 : Người ta dùng một bếp dầu để dun sôi 4l nước thì tốn 2l dầu hỏa. Biết nhiệt độ ban đầu của của nước là 400C.
a) Tính nhiệt lượng cần để làm nước sôi?
b) Tính hiệu suất của bếp?
Cho H=60% tính lượng dầu hỏa cần dùng?
Câu 9 : Một ôtô chuyển chạy 200km với lực kéo không đổi là 800N thì tiêu thụ bao nhiêu lít xăng. Cho Dx= 700kg/m3. Tính hiệu suất của động cơ.
Câu 10 : Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 10 lít dầu thì đưa được 100m3 nước lên cao 10m. Tính hiệu suất của máy bơm ?
Câu 11 : Động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại nào đối với môi trường sống ?
Câu 12 : Với 4 lít xăng, một xe máy có công suaats1,5KW chuyển động với vận tốc 45km/h sẽ đi được quảng đường là bao nhiêu km. Biết hiệu suất của động cơ là 40%.
 ÔN TẬP HỌC KỲ II (tt)
 Ngày soạn: 19/5/2019
 Ngày dạy: 23.5.2019
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản 
-Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đó học để giải quyết các vấn đề có liên quan.
2. Thái độ: HS hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.
B. CHUẨN BỊ: :
Đề cương ôn tập GV đưa trước cho HS
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Kiểm tra kiến thức cũ:
2.Ôn tập:
GV cho HS nêu những bài tập cho cho cả lớp thảo luận trả lời, GV chốt lại cách làm đúng
CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN:
BÀI 1 :Một quả cầu nhôm ở nhiệt độ 1000 C thả vào cốc nước , nước có khối lượng 0,47kg ở 200 C .Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 250 C .Tính khối lượng của quả cầu . Bỏ qua sự thu nhiệt của cốc và môi trường xung quanh.
 HD : Tương tự bài ở mục II/ trang 89 sgk. 
BÀI 2 : a)Tại sao dùng bếp than lợi hơn bếp củi?
 b) So sánh nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi và 15kg than đá
 c) Để có được nhiệt lượng bằng nhiệt lượng tỏa khi đốt cháy hoàn toàn 15kg than gỗ thì phải đố cháy bao nhiêu kg dầu hỏa?
HD : Tương tự C1 , C2 trang 92 sgk. 
BÀI 3 : Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì , một học sinh thả một miếng chì 300g được nung nóng tới 1000 C vào 0,25lít nướcở 58,50 C làm cho nước nóng lên đến 600 C .
a)Tính nhiệt lượng mà nước thu được.
b)Tính nhiệt dung riêng của chì.
c)Tại sao kết quả tính chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng của một số chất?
HD : a) Nước thu :Q1 = mn cn Dt = ..........................=1576J
 b) Chì tỏa :Q2 = mc ccDt = .........................= 12c
Phương trình cân băng nhiệt : Q1 = Q2 
 1576 = 12c cc = 131J/kg.K
 c) Tự giải thích 
BÀI 3 : Một máy bơm sau khi tiêu thụ 8kg dầu thì đưa được 700m3 nước lên cao 8m . Tính hiệu suất của máy .Biết dầu có q =46.106 J/kg; nước có d = 10000N/m3 
HD : Công máy thực hiện A = ph = 7000000.8 = 56.106 J
 Nhiệt lượng tỏa ra của dầu: Q = qm=8.46.106
 	= 368.106 J
Hiệu suất của mỏy : H= =.............=0,15= 15%
BÀI 4 : Để có 100lít nước ở 300 C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở 200 C 
HD : x(kg) :Khối lượng nước sôi; (100- x) :khối lượng nước 200 C . Nước nóng tỏa : Q1 = x.c. (t2 - t1 ) = x.4200(100-30)
 Nước lạnh thu
 Q2 = (100 - x ) c (t1 - t2 ) 
 = (100- x) .4200.(30-20)
Phương trình cân bằng nhiệt : Q1 = Q2 
 x.4200(100-30) = (100- x) .4200.(30-20)
 x = 12,5 kg thể tích nước nóng 12,5 lít
 khối lượng nước lạnh 100 - 12,5 = 87,5kg
 thể tích nước lạnh 87,5 lít
BÀI 5 : Dùng bếp dầu đun sôi 1 lít nước ở 200 C đựng trong 1 ấm nhôm có khối lượng 0,5kg.
1.Tính nhiệt lượng cần để đun nước ,biết nước có Cn = 4200J/kg.K , nhôm có Cnh = 880J/kg.K
2.Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra được truyền cho nước, ấm và năng suất tỏa nhiệt của dầu là q = 44.106 J/kg. 
 HD : 1. Nhiệt lượng nước và ấm thu để tăng nhiệt độ từ 200 C lên 1000 C : Q = Q1 + Q2 = m1 cnDt + m2 cnhDt = .............. = 371200(J )
2. Hiệu suất H= = 40% = 40/100 với Q :Nhiệt lượng có ích ; Q' :nhiệt lượng do nhiên liệu cháy tỏa ra
 Q' = Q.100 /40 = .......................= 928000(J)
Khối lượng dầu phải đốt : m = Q ' / q =...........= 0,02kg
BÀI 6 : Với 1,5 lít xăng , một xe máy công suất 2kW chuyển động với vận tốc 54km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của xe là 30% , năng suất tỏa nhiệt của xăng q = 46.106 J/kg và khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3 .
HD : nhiệt lượng do xăng tỏa ra :
 Q = qm =.......= 48,3.106 J
Hiệu suất : H= A = H.Q 
= ...........= 14,49.106 J
Với A là công xe máy thực hiện 
Thời gian xe đi : 
P = A/t t = A/P = 14,49.106 J / 2000W = 7250 s = 2,01h
Quóng đường xe đi được : s = v.t =..............=108,54km
BÀI 7 : Cung cấp một nhiệt lượng Q = 880kJ cho 10kg một chất thì nhiệt độ của nó tăng từ 200 C lên 1000 C . Hỏi chất đó là chất gì ? 
HD : Tính nhiệt dung riêng 
c = Q/ m Dt = ........= 880J/kg.k nhụm
BÀI 7 : Động cơ của một máy bay có công suất 2.106 W và hiệu suất 30% . Hỏi với 1tấn xăng máy bay có thể bay được bao lâu ? năng suất tỏa nhiệt của xăng q = 4,6.107 J/kg
HD : 1tấn xăng cháy tỏa nhiệt :
 Q = q.m 
 Q = 4,6.107 .1000 = 4600.107 J
 Công động cơ thực hiện được : 
 A = Q.H =
 = 4600.107 .0,30 = 1380.107 J
 Thời gian bay : t = A/P , P: công suất động cơ
 = 1380.107 / 2.106 = 6900s = 1h55 phút
3.Củng cố bài giảng: 
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: : ôn tập kiến thức cơ bản và xem lại các BT đã giải
 Kiểm tra học kì II TIẾT:37 
(đề phòng hoặc trường cho)
A.MỤC TIÊU::
	1.Kiến thức:
	Kiểm tra tấc cả những kiến thức mà học sinh đã học ở phần Nhiệt Học
	2. Kĩ năng:
	Kiểm tra sự vận dụng kiến thức của hs để giải thích các hiện tượng và làm các BT có liên quan.
	3. Thái độ:
	Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
B.ĐỀ THAM KHẢO
Ma trận thiết kế đề:
Các chất cấu tạo thế nào
Chuyển động của NT, PT
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Nhiệt lượng
Động cơ nhiệt
Công thức tính hiệu suất
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
NB
1
1
2
1
1
6
TH
1
1
3
VD
14
Tổng
1
1
1
1
2
1
1
10
 Đề kiểm tra:
Phần trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được hỗn hợp rượu - nước
 có thể tích:
	A. Bằng 100cm3	B. Lớn hơn 100cm3
	C. Nhỏ hơn 100cm3	D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 100cm3
Câu 2: Khi các nguyên tử - phân tử của các chất chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên:
 A. khối lượng của chất.
 B. Trọng lượng của chất
 C. Cả khối lượng và trọng lượng của chất
 D Nhiệt độ của chất.
Câu 3: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiêtj từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng?
Đồng, không khí, nước..
Không khí, nước, đồng.
Nước, đồng, không khí
Đồng, nước, không khí
Câu 4: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở chất nào sau đây:
Chỉ ở chất lỏng.
Chỉ ở chất khí
Chỉ ở chất lỏng và chất khí
Cả ở chất lỏng, rắn và chất khí.
Câu 5: Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra là:
	A. m = Q.q	B. Q = q.m
	C. Q= q/m	D. m = q/Q
Câu 6: Đơn vị của nhiệt lượng là: 
	A. Kilôgam(Kg)	B. Mét (m)
	C. Jun (J)	D. Niutơn(N)
Câu 7: Trong các động cơ sau, động cơ nào là động cơ nhiệt?
Động cơ quạt điện
Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện
Động cơ xe Honda
Tất cả các động cơ trên
Câu 8: Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt là:
H = 	B. H = A. Q
C. Q = H.A	D. Q= 
B/ Phần tự luận:
	Câu 1: Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào nhanh sôi hơn? Tại sao?
	Câu2: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,6kg ở nhiệt độ 1000C vào 2,5 Kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng là 300C. Hỏi nước nóng lên bao nhiêu độ? (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của bình nước và môi trường)
Biết: = 4200J/Kg.K
	 = 380 J/kg.K
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	Câu 1:	C
	Câu 2:	D
	Câu 3:	D
	Câu 4: 	C
	Câu 5: 	B
	Câu 6:	C
	Câu 7:	C
	Câu 8:	A
B.PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: (2đ) Đn nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
	Câu 2: 4đ
Tóm tắt:	
Tính nhiệt độ tăng của nước?
Giải: Gọi t là nhiệt độ ban dầu của nước. vậy: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là: = 0,6,380. (100-30) = 15960 (J)
Nhiệt lượng thu vào là: = 2,5 .4200. (30-t)
Theo PT cân bằng nhiệt ta có: 2,5.4200(30-t) = 15960 =>t = 28,48
Vậy nước nóng lên là: 30- 28,48 = 1,520C.
 TRẢ BÀI KIỂM TRA 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_20.doc