Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học từ tiết 01 đến tiết 07 về: Vận tốc, chuyển động, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát và áp suất.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu thông tin, đọc tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực phát biểu xây dựng bài, tích cực trong hoạt động thảo luận nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi, tìm ra được các phương án để giải quyết các vấn đề mà bài toán đưa ra,

2.2. Năng lực đặc thù: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để trả lời các câu hỏi và giải một số bài tập.

3. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Ngày soạn: 
Tiết Ngày dạy:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học từ tiết 01 đến tiết 07 về: Vận tốc, chuyển động, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát và áp suất.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu thông tin, đọc tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực phát biểu xây dựng bài, tích cực trong hoạt động thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi, tìm ra được các phương án để giải quyết các vấn đề mà bài toán đưa ra,
2.2. Năng lực đặc thù: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để trả lời các câu hỏi và giải một số bài tập.
3. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Bảng phụ.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn tập trước ở nhà những kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu:
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản từ tiết 01 đến tiết 07 theo PPCT.
b. Nội dung: Học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học từ tiết 01 đến tiết 07 theo PPCT.
c. Sản phẩm: Kiến thức mà HS tiếp thu được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học từ tiết 01 đến tiết 07 theo PPCT.
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học từ tiết 01 đến tiết 07 theo PPCT.
• Báo cáo, thảo luận:
02 HS lên bảng trình bày kết quả hoạt động của mình, HS khác nêu nhận xét.
• Kết luận, nhận định:
GV nhận xét phần trình bày của HS, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện, thống nhất kiến thức, cho HS ghi vở.
I. Tóm tắt kiến thức:
1. Chuyển động cơ học.
2. Vận tốc.
3. Chuyển động đều, chuyển động không đều.
4. Biểu diễn lực.
5. Sự cân bằng lực – quán tính.
6. Lực ma sát.
7. Áp suất.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
a. Mục tiêu: Củng cố cơ sở lý thuyết của những bài đã học từ tiết 01 đến tiết 07 theo PPCT.
b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi lý thuyết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Làm thế nào để biết được một vật đang chuyển động hay đứng yên ?
- Vận tốc là gì ? Viết công thức tính vận tốc ?
- Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều ?
- Lực được biểu diễn như thế nào ?
- Thế nào là 02 lực cân bằng ?
- Có bao nhiêu loại lực ma sát ?
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
• Báo cáo, thảo luận:
Từng HS ngẫu nhiên bất kỳ trả lời câu hỏi của GV, HS còn lại nêu nhận xét.
• Kết luận, nhận định:
GV nhận xét phần trả lời của HS, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện, thống nhất kiến thức, cho HS ghi vở.
II. Ôn tập lý thuyết:
- Khi vị trí của một vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì ta nói vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
- Vận tốc là một đại lượng Vật Lý đặc trưng cho sự nhanh/chậm của chuyển động: v = 
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển không động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Lực được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực tác dụng.
+ Phương, chiều là phương chiều của lực tác dụng.
+ Độ dài biểu diễn độ lớn của lực tác dụng.
- Hai lực cân bằng là 02 lực cùng phương, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
- Có 03 loại lực ma sát là: Ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
a. Mục tiêu: Học sinh trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: Vở bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần trắc nghiệm.
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm chọn đáp án đúng.
• Báo cáo, thảo luận:
GV gọi ngẫu nhiên lần lượt 2 – 3 HS đứng tại chỗ trả lời, HS khác nêu nhận xét.
• Kết luận, nhận định:
GV nhận xét phần trả lời của HS, chỉnh sửa, bổ sung, thống nhất, hoàn thiện câu trả lời, cho HS ghi vở.
III. Bài tập trắc nghiệm:
 Câu 1: C
 Câu 2: A
 Câu 3: D
 Câu 4: A
 Câu 5: B
 Câu 6: D
 Câu 7: B
 Câu 8: C
 Câu 9: A
 Câu 10: D
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a. Mục tiêu: Học sinh giải được các bài tập.
b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân để giải bài tập.
c. Sản phẩm: Vở bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân làm các BT sau:
Bài tập 1:
Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km?
Bài tập 2:
Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất?
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân để giải bài tập.
• Báo cáo, thảo luận:
GV gọi 02 HS lên bảng giải bài tập, HS khác nêu nhận xét.
• Kết luận, nhận định:
GV nhận xét phần lời giải của HS, sửa chữa, hoàn thiện kiến thức, thống nhất lời giải, cho HS ghi vở.
IV. Giải bài tập:
Bài tập 1:
Câu a:
- Người thứ nhất chạy xe đạp với vận tốc v1:
 v1 = = = 5 (m/s)
- Người thứ hai chạy xe đạp với vận tốc v2:
 v2 = = = 4,2 (m/s)
- Ta thấy: v1 > v2. Vậy, người thứ nhất chạy nhanh hơn người thứ 2.
Câu b:
- Người thứ nhất chạy được một quãng đường có độ dài s’1:
 s’1 = v1.t = 5.20.60 = 6000m;
- Người thứ nhất chạy được một quãng đường có độ dài s’2:
 s’2 = v2.t = 4,2.20.60 = 5040m
- Khoảng cach giữa hai người sau 20 phút:
 s = s1 – s2 = 6000 – 5040 = 960m
Bài tập 2:
- Tổng trọng lượng của gạo và ghế:
P = (60 + 4).10 = 640N
- Tổng diện tích tiếp xúc của bốn chân ghế:
 S = 8.10-4.4 = 32.10-4 m2.
- Tổng áp suất của bốn chân ghé tác dụng lên mặt đất:
 p = = 200.000 (N/m2)
PHỤ LỤC: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (dùng trong hoạt động 3)
Câu 1. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Câu 2. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Câu 3. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột tăng vận tốc
C. Đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 4. Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì các lực này không thể làm vật
A. Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
B. Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Đang chyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
D. Bị biến dạng.
Câu 5. Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?
A. bánh trước
B. bánh sau.
C. đồng thời cả hai bánh
D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được.
Câu 6. Trong các trường nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
Câu 7. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 8. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.
Câu 9. Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng).
C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng.
D. xe đạp đang xuống dốc.
Câu 10. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì
A. trọng lực.
B. quán tính
C. lực búng của tay
D. Lực ma sát.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ca_nam_mon_vat_ly_lop_8_bai_on_tap_giua_hoc_ki_i_nam.docx