Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 23: Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2018-2019

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 23: Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2018-2019

Tiết 31 Bài 23 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra nhiệt lượng một vật thu vào phụ thuộc vào yếu tố nào

2. Kỹ năng

- Tiến hành thí nghiệm, tổng hợp kết quả thí nghiệm

3. Thái độ:

- Tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học

II. Chuẩn bị

 1. Nội dung tinh giản, bổ sung: Không

2. Đồ dùng

 GV: Máy chiếu

III. Bài mới

1. Ổn định tổ chức 1’

2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ

3. Bài mới

 

doc 14 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 23: Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/4/2019
Ngày giảng: 8/4/2019
CHỦ ĐỀ : NHIỆT VÀ TRUYỀN NHIỆT
Tiết 31 Bài 23 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I. Mục tiêu
Kiến thức:
- Biết đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra nhiệt lượng một vật thu vào phụ thuộc vào yếu tố nào
2. Kỹ năng
- Tiến hành thí nghiệm, tổng hợp kết quả thí nghiệm
Thái độ:
- Tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
 1. Nội dung tinh giản, bổ sung: Không
2. Đồ dùng
 GV: Máy chiếu
III. Bài mới
Ổn định tổ chức 1’
Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
HĐ GV + HS
Nội dung
HĐ1: Khởi động 
-HS tổ chức chơi trò chơi.
- YC thực hiện phần khởi động A.1
Dùng ngọn lửa đèn cồn làm nóng một lượng nước trong cốc
Nhiệt lượng mà nước nhận được phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS: Phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ, vào và khối lượng của vật.
HS dự đoán: Phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ, vào chất cấu tạo nên vật và khối lượng của vật.
- Hãy đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó?
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào 
* Mục tiêu : Kể được các ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc các yếu tố quyết định độ lớn của một vật thu vào để nóng lên.
-YC đọc tài liệu và cho biết để kiểm tra xem nhiệt lượng một vật nhận được phụ thuộc vào mỗi yếu tố như thế nào chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm như thế nào?
- HS nêu 3 thí nghiệm cần thực hiện, cụ thể cho từng thí nghiệm
- Với thí nghiệm 1 cần phải trả lời những câu hỏi nào? 
- HS: Cốc nào đun lâu hơn? Cốc nào nhận nhiệt lượng nhiều hơn?
TL: cốc có khối lượng lớn hơn đun lâu hơn và nhận được nhiều nhiệt lượng hơn
?Rút ra nhận xét?
-HS: Nhiệt lượng vật nhận được phụ thuộc vào khối lượng
- Với thí nghiệm 2 cần phải trả lời những câu hỏi nào? 
- HS: Cốc nào tăng nhiệt độ nhiều hơn? Cốc nào nhận nhiệt lượng nhiều hơn?
TL: cốc đun lâu hơn có độ tăng nhiệt độ nhiều hơn và nhận được nhiều nhiệt lượng hơn
?Rút ra nhận xét?
-HS: Nhiệt lượng vật nhận được phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ
- Với thí nghiệm 3 cần phải trả lời những câu hỏi nào? 
- HS: Cốc nào đun lâu hơn? Cốc nào nhận nhiệt lượng nhiều hơn?
TL: cốc nước đun lâu hơn và nhận được nhiều nhiệt lượng hơn
?Rút ra nhận xét?
-HS: Nhiệt lượng vật nhận được phụ thuộc vào chất làm vật
Qua các thí nghiệm rút ra nhận xét: nhiệt lượng vật thu vào phụ thuộc vào yếu tố nào?
* KL: GV chốt lại cho HS biết được nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào 
I/ Nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào:
1. Thí nghiệm
a) Hai cốc đều chứa nước có khối lượng khác nhau
t = nhau; t t
C2: khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn
b) Hai cốc đều chứa nước có khối lượng như nhau
Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
c) Một cốc chứa nước, một cốc chứa rượu có khối lượng như nhau
Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt đọ giống nhau, chất làm vật khác nhau.
* Nhiệt lượng .phụ thuộc 3 yếu tố:
Khối lượng của vật
Độ tăng nhiệt độ của vật
Chất cấu tạo nên vật
Hoạt động 3: Luyện tập 
-YC hoạt động cá nhân các câu hỏi phần luyện tập. Lần lượt từng HS trả lời các câu hỏi.
* Hướng dẫn về nhà
HD bài cũ: 
Nhiệt lượng mà vật nhận được phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HD bài mới: 
Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng?
Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Sự truyền nhiệt xảy ra đến khi nào thì dừng lại?
Dự đoán nhiệt lượng một vật tỏa ra và vật kia thu vào khi hai vật tiếp xúc với nhau
Ngày soạn: 18/4/2019
Ngày giảng: 22/4/2019
CHỦ ĐỀ : NHIỆT VÀ TRUYỀN NHIỆT
Tiết 32 Bài 23 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT (t2)
I. Mục tiêu
Kiến thức:
- Biết được nhiệt lượng một vật thu vào phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Hiểu được nhiệt dung riêng là gì? Viết được công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt trong một số trường hợp đơn giản
2. Kỹ năng
- Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải thích một số hiện tượng và truyền nhiệt trong thực tiễn đời sống.
Thái độ:
- Tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
 GV: Máy chiếu
III. Bài mới
Ổn định tổ chức 
2. Bài mới
HĐ GV + HS
Nội dung
A. HĐ khởi động:
-HS tổ chức chơi trò chơi.
- YC thực hiện phần khởi động A.2
Có cách nào không dùng đèn cồn mà cũng làm cho nước trong cốc nóng lên được không?
Đổ hai cốc nước có nhiệt độ khác nhau vào nhau thì nhiệt độ cuối cùng của nước ở khoảng nào? Vì sao em đoán như vậy?
B. HĐ hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào 
* Mục tiêu : Biết được các yếu tố quyết định nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên.
- Qua thí nghiệm cho biết: Nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 * Nhiệt lượng .phụ thuộc 3 yếu tố:
Khối lượng của vật
Độ tăng nhiệt độ của vật
Chất cấu tạo nên vật
Vậy nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên được tính như thế nào?
I/ Nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào:
1. Kết luận
Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn
Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt đọ giống nhau, chất làm vật khác nhau.
Hoạt động 2: Công thức tính nhiệt lượng 
- GV thông báo công thức tính nhiệt lượng của vật cần thu vào.
- GV giảng cho HS hiểu thêm về nhiệt dung riêng.
- GV đưa ra nhiệt dung riêng của 1 số chất
- HS theo dõi trên bảng phụ
? Nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kg. K nghĩa là gì ? 
- HS: Nghĩa là muốn làm cho 1kg chì nóng thêm lên 10C (1K) cần truyền cho chì 1 nhiệt lượng là 130J. 
Ví dụ 1 : Hãy tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng từ 200C đến 500C.
Ví dụ 2 : Một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu ?
* KL: GV chốt lại cho HS thấy được nhiệt dung riêng của một số chất và công thức tính nhiệt lượng
2. Công thức tính nhiệt lượng
Q = m.c.t 
Trong đó: Q: Nhiệt lượng (J)
 m: khối lượng (kg)
 t : Độ tăng t0
 c: Nhiệt dung riêng J/kg. K
Ví dụ 1: 
Ta có : Q = m.c .t = 5.380.30 = 57000J
Ví dụ:
- Nhiệt lượng ấm thu vào:
Q1 = = 0,5 .880 . 75 =33000 (J)
- Nhiệt lượng nước thu vào:
Q2 = =2. 4200. 75 =630.000 (J)
Q = Q1 + Q2 = 663.000 (J) = 663 kJ
Hoạt động 3: Nguyên lý truyền nhiệt 
Mục tiêu: Biết được nguyên lý truyền nhiệt
-YC đọc tài liệu để biết được nguyên lí truyền nhiệt
Nguyên lí truyền nhiệt
TL-196
Hoạt động 4: Phương trình cân bằng nhiệt
Mục tiêu: Biết được phương trình cân bằng nhiệt để vận dụng vào bài tập
-YC đọc tài liệu để biết phương trình cân bằng nhiệt
- HS đọc và báo cáo.
Phương trình cân bằng nhiệt
Q tỏa ra = Qthuvào
C. Luyện tập
YC làm bài tập:
Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25oC. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
? Trong quá trình trao đổi nhiệt, vật nào tỏa nhiệt? hãy viết phương trình tính nhiệt lượng vật tỏa ra. 
Trong quá trình trao đổi nhiệt, vật nào thu nhiệt? hãy viết phương trình tính nhiệt lượng vật thu vào.
? Viết PT cân bằng nhiệt và tìm m2 ? 
* K L: GV yc HS hệ thống kiến thức bài học, GV chốt.
Cho biết :
m1 = 0,15kg ; c1 = 880 J/kg.K ; 
t1= 100oC ; t = 25oC ; c2 = 4200 J/kg.K ; t2= 20oC ; t = 25oC
m2 = ?
Giải
Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 100oC xuống 25 oC là:
Q1= m1.c1(t1 – t) = 0,15.880(100 – 25)= 9900 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 20oC lên 25 oC là:
Q2 = m2.c2 (t – t2 )= m2.4200(25-20)
 = m2.21000 (J)
Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = Q1
 m2. 21 000 = 9 900 (J)
=> m2 = 9900 : 21000 = 0,47 (kg) 
* Hướng dẫn về nhà
HD bài cũ: 
Nhiệt lượng mà vật nhận được phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt
Làm bài tập C2, D2, 3 (TL-197)
HD bài mới: 
Tiết sau luyện tập
Ngày soạn: 20/4/2019
Ngày giảng: 24/4/2019
CHỦ ĐỀ : NHIỆT VÀ TRUYỀN NHIỆT
Tiết 33 Bài 23 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT (t3)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Củng cố công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt
2. Kỹ năng
- Vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải quyết một số bài tập
3.Thái độ:
- Tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
1. Nội dung tinh giản, bổ sung: Không
2. Đồ dùng:
 GV: Máy chiếu
III. Bài mới
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Kết hợp khởi động 
3. Bài mới
HĐ GV + HS
Nội dung
HĐ khởi động: Kiểm tra bài cũ
-Viết công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt?
Tính nhiệt lượng mà 0,3 kg nước ở 30oC thu vào để tăng nhiệt độ đến 80oC?
I.Kiến thức cơ bản:
1. Công thức tính nhiệt lượng :
Q = mcDt = mc(t2 - t) 
Q: Nhiệt lượng thu vào (J)
c: Nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
m : Khối lượng của vật (kg)
Dt: Độ tăng nhiệt độ ( , K )
2.Phương trình cân bằng nhiệt
Q tỏa ra = Qthuvào
HĐ hình luyện tập
Mục tiêu: - Vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải quyết một số bài tập
Bài 24.2 (T65)
Để đun nóng 5 lít nước từ 20oC lên 40oC cần bao nhiêu nhiệt lượng ?
-YC hoạt động cá nhân tóm tắt đề bài
- HS trình bày cách làm
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS chia sẻ
- GV nhận xét
Bài 24.3 (T65)
Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ ?)
-YC hoạt động cá nhân tóm tắt đề bài
- HS trình bày cách làm
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS chia sẻ
- GV nhận xét
Bài 24.4 (T65)
Em hãy tóm tắt bài toán và nêu cách giải
GV: Để tính Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm là nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước tới 1000C trong đk bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt ra môi trường bên ngoài ta làm ntn?( Q = Q1 + Q2)
HS : Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm là nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước tới 1000C trong đk bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt ra môi trường bên ngoài.
GV gọi HS lên bảng làm bài 
- tính Q1=?
- tính Q2=?
- Nhận xét và bổ sung theo yêu cầu của GV
-YC làm bài C4
- HS hoạt động cá nhân làm bài
YC làm bài tập:
Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25oC. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
? Trong quá trình trao đổi nhiệt, vật nào tỏa nhiệt? hãy viết phương trình tính nhiệt lượng vật tỏa ra. 
Trong quá trình trao đổi nhiệt, vật nào thu nhiệt? hãy viết phương trình tính nhiệt lượng vật thu vào.
? Viết PT cân bằng nhiệt và tìm m2 ? 
* K L: GV yc HS hệ thống kiến thức bài học, GV chốt.
Bài tập 1 :
Nước: c = 4200 J/kg.K
 V = 5lit Þ m = 5kg
 t = 20C ; t = 40C
Q=? 
Bài giải
Nhiệt lượng cần cung cấp:
Q = mcDt = 5.4200.(40 - 20) = 420 000(J)
 = 420 (KJ)
Bài tập 2:
Nước: c = 4200 J/kg.K
 V = 10lÞ m = 10 kg 
Q = 840kJ = 840 000J
Dt ?
Bài giải
- Độ tăng nhiệt độ của nước: 
Từ công thức Q = m.c.Dt
Suy ra : Dt = = = 200C
Bài 3 :
Ấm nhôm: m = 400g = 0,4kg; c = 880J/kg.K
 Nước: V = 1lit Þ m = 1kg; c = 4200J/kg.K
 t = 20C; t = 100C
Q=?
Bài giải :
- Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên 1000C:
 Q = mcDt = 0,4.880.(100 - 20) = 28160 J
- Nhiệt lượng ấm thu vào để nóng lên 1000C:
Q = mcDt = 1.4200.(100 - 20) = 336 000 J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là :
Q = Q + Q = 28 160 + 336 000 = 364 160 (J) 
Đáp số Q = 364160 J
Bài 4: (C4-197)
Cho biết :
m1 = 0,15kg ; c1 = 880 J/kg.K ; 
t1= 100oC ; t = 25oC ; c2 = 4200 J/kg.K ; t2= 20oC ; t = 25oC
m2 = ?
Giải
Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 100oC xuống 25 oC là:
Q1= m1.c1(t1 – t) = 0,15.880(100 – 25)= 9900 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 20oC lên 25 oC là:
Q2 = m2.c2 (t – t2 )= m2.4200(25-20)
 = m2.21000 (J)
Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = Q1
 m2. 21 000 = 9 900 (J)
=> m2 = 9900 : 21000 = 0,47 (kg) 
Hướng dẫn về nhà
Bài cũ : Ôn tập nguyên lí truyền nhiệt, công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt
Làm bài tập 25.1-25.5 SBT
Bài mới : tiết sau ôn tập học kì II :
Hệ thống kiến thức đã học trong học kì II bằng sơ đồ tư duy
Ngày soạn: 28/4/2019
Ngày giảng: 2/5/2019
Tiết 35 ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học trong học kì II về: cơ năng, nhiệt và sự truyền nhiệt 
2. Kỹ năng
- Nhận biết khi nào vật có cơ năng, thế năng, động năng
- Vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải quyết một số bài tập
- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến nhiệt và sự truyền nhiệt
3.Thái độ:
- Tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
 1. Nội dung tinh giản, bổ sung: Không
2. Đồ dùng:
 GV: Máy chiếu
III. Bài mới
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Kết hợp khởi động 
3. Bài mới
HĐ GV + HS
Nội dung
HĐ khởi động: Kiểm tra bài cũ
-Hệ thống kiến thức đã học trong học kì II?
- HS: cơ năng, nhiệt và sự truyền nhiệt 
- YC nhắc lại kiến thức cơ bản của từng phần 
Câu1.Khi nào một vật có động năng? Lấy ví dụ trường hợp vật có động năng?
Câu 2. trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có động năng?
A.Vật được gắn vào lò xo đang bị nén
B. Vật được treo vào một sợi dây
C. Quyển sách để trên bàn
D. Quả bóng đang bay về phía cầu môn
Câu 3. Khi nào một vật có thế năng? Lấy ví dụ trường hợp vật có thế năng?
Câu 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có thế năng?
A.Quả mít ở trên cây
C. Viên đạn đang bay
D. Người công nhân đang đẩy xe chở than chuyển động trên đường
Viết công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt?
I.Kiến thức cơ bản:
1. Khi nào vật có cơ năng? (thế năng, động năng)
2. Chuyển động phân tử và nhiệt độ - nhiệt năng
3. Các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
4. Công thức tính nhiệt lượng :
Q = mcDt = mc(t2 - t) 
Q: Nhiệt lượng thu vào (J)
c: Nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
m : Khối lượng của vật (kg)
Dt: Độ tăng nhiệt độ ( , K )
5.Phương trình cân bằng nhiệt
Q tỏa ra = Qthuvào
HĐ: Luyện tập
Mục tiêu: 
- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến nhiệt và sự truyền nhiệt
- Nhận biết khi nào vật có cơ năng, thế năng, động năng
- Vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải quyết một số bài tập
Câu 5: 
Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
Câu 6: Vì sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
Câu 7: Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ? Có phải vì nhiệt độ của thép thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
Câu 8: Để đun nóng 3 lít nước từ 20oC lên 80oC cần bao nhiêu nhiệt lượng ?
Câu 9: Người ta cung cấp cho 20 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ ?
Câu 10 : Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,3 kg chứa 1lít nước ở 20oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu ?
Câu 11 : Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2lít nước ở 30oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu ?
Câu 12 : Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,8kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 30oC. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 40oC. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
Câu 13 : Thả một quả cầu thép khối lượng 0,6 kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 40oC. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
-HS lần lượt trình bày bài làm và chia sẻ
- GV nhận xét
Câu 5 : 
Kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém
Câu 6:
Để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt vì màu trắng hấp thụ nhiệt kém làm cho cơ thể ít bị nóng và màu đen hấp thụ nhiệt tốt sẽ làm cho cơ thể nóng hơn
Câu 7: Vì thép là kim loại dẫn nhiệt tốt, khi ta sờ tay vào thì nhiệt năng sẽ truyền từ tay ta sang thanh nhôm rất nhanh, làm cho ta bị mất nhiệt năng nhiều nên ta có cảm giác lạnh. Còn khi sờ vào gỗ, gỗ dẫn nhiệt kém hơn nên nhiệt năng từ tay ta truyền vào gỗ sẽ chậm hơn. Chứ không phải nhiệt độ của thép thấp hơn nhiệt độ của gỗ.
Câu 8: 
Nước: c = 4200 J/kg.K
 V = 3lit Þ m = 3kg
 t = 20C ; t = 80C
Q=? 
Bài giải
Nhiệt lượng cần cung cấp:
Q = mcDt = 3.4200.(80 - 20) = 756 000 (J)
 = 7560 (KJ)
Câu 9: 
Nước: c = 4200 J/kg.K
 V = 20lÞ m = 20 kg 
Q = 840kJ = 840 000J
Dt ?
Bài giải
- Độ tăng nhiệt độ của nước: 
Từ công thức Q = m.c.Dt
Suy ra : Dt = = = 100C
Câu 10 : 
Ấm nhôm: m = 0,3kg; c = 880J/kg.K
 Nước: V = 1lit Þ m = 1kg; c = 4200J/kg.K
 t = 20C; t = 100C
Q=?
Bài giải :
- Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên 1000C: Q = mcDt 
 = 0,3.880.(100 - 20) = 21120 J
- Nhiệt lượng ấm thu vào để nóng lên 1000C: Q = mcDt
 = 1.4200.(100 - 20) = 336 000 J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là : Q = Q + Q 
 = 21 120 + 336 000 = 357120(J) 
Đáp số Q = 364160 J
Câu 11 : 
Câu 12 :
Cho biết :
m1 = 0,8kg ; c1 = 880 J/kg.K ; 
t1= 100oC ; t = 40oC ; c2 = 4200 J/kg.K ; t2= 30oC ; t = 25oC
m2 = ?
Giải
Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 100oC xuống 40 oC là:
Q1= m1.c1(t1 – t) = 0,8.880(100 – 40)= 42240 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 30oC lên 40oC là:
Q2 = m2.c2 (t – t2 )= m2.4200(40-30)
 = m2.42000 (J)
Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = Q1
 m2. 42 000 = 42240 (J)
=> m2 = 42240 : 42000 = 1 (kg) 
Câu 13 :
Hướng dẫn về nhà
Bài cũ : Ôn tập kiến thức đã học trong học kì II về: cơ năng, nhiệt và sự truyền nhiệt - Nhận biết khi nào vật có cơ năng, thế năng, động năng
Vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải quyết một số bài tập
Giải thích một số hiện tượng liên quan đến nhiệt và sự truyền nhiệt
Bài mới : tiết sau kiểm tra học kì II 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_bai_23_phuong_trinh_can_bang_nhiet.doc