Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Quách Văn Đầy

Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Quách Văn Đầy

I. MỤC TIÊU:

 1. Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung sau đây:

 - Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

 - Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

 2. Giải thích được một số hiện t¬ượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

 3. Làm thí nghiệm ở hình 19.1 và 19.2 SGK, mô tả đợc hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.

II. CHUẨN BỊ:

- GV:

 Một bình thuỷ tinh đáy bằng.

 Một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày.

 Một nút cao su có đục lỗ.

 Một chậu thuỷ tinh.

 Nước có pha màu.

 Một phích đựng nước nóng.

 Một miếng giấy trắng có vạch chia và đư¬ợc cắt ở 2 chỗ để có thể lồng vào ống thuỷ tinh.

 Bảng phụ (viết C4, vẽ hình 19.3).

-Hs: SGK, SBT, Vở học.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Quách Văn Đầy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT huyện Long Phú	CỘNG HOÀ-XÃ HỘI-CHỦ NGHĨA-VIỆT NAM
Trường THCS Trường Khánh	Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
GIÁO ÁN VẬT LÍ 6
Người soạn: Quách Văn Đầy 
Ngày soạn:03/02/2009	Ngày dạy:11/02/2009
Đơn vị công tác: Lớp Toán-lí 12	Trường CĐSP sóc trăng
Môn dạy: Vật lí 6	Lớp dạy: 6/5
Tuần: 23	Tiết : 3	 Tiết thứ (theo PPCT): 23
Bài dạy: Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHÂT LỎNG
I. MỤC TIÊU:
        1. Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung sau đây:
              - Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
              - Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
       2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
       3. Làm thí nghiệm ở hình 19.1 và 19.2 SGK, mô tả đợc hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:
Một bình thuỷ tinh đáy bằng.
Một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày.
Một nút cao su có đục lỗ.
Một chậu thuỷ tinh.
Nước có pha màu.
Một phích đựng nước nóng.
Một miếng giấy trắng có vạch chia và được cắt ở 2 chỗ để có thể lồng vào ống thuỷ tinh.
 Bảng phụ (viết C4, vẽ hình 19.3).
-Hs: SGK, SBT, Vở học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4 phút)
?-Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
Hs:- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh di.
 - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
* Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập (2 phút)
-GV: Gọi 2 HS đứng tại chỗ đọc mẩu thoại trong SGK
- Vậy để biết được bình trả lời đúng hay sai? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
-Hai Hs đứng lên đóng vai và đọc.
Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHÂT LỎNG.
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên hay không? (17 phút)
-Hãy nghiên cứu cách làm thí nghiệm trong SGK.
- Cho biết dụng cụ thí nghiệm gồm những gì? 
?Hãy nêu cách tiến hành TN ?
-GV giới thiệu dụng cụ TN:1 bình cầu; 1 ống thuỷ tinh; 1 nút cao su; 1 chậu nhựa; 1 phích nước nóng.
- Gv hướng dẫn và làm TN:
+ Đổ đầy nước màu vào bình cầu.
+ Cắm nhẹ ống thủy tinh vào nút cao su sao cho ống thủy tinh xuyên qua nút khoảng 4cm.
+ Nút bình bằng cao su có gắn ống thủy tinh. Ấn nhẹ nút cao su xuống sao cho nước màu trong bình dâng lên trong ống thủy tinh khoảng 2-3cm.
+ Đặt bình cầu vào chậu nước nóng và yêu cầu Hs quan sát hiện xảy ra.
- Như vậy các em đã quan sát hiện xảy ra. Hãy tiến hành trả lời câu hỏi.
-Gọi Hs đọc C1.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm trong thời gian 1 phút.
- Gọi đại diện một nhóm đứng lên trả lời
-Gv nhận xét.
-Gọi Hs đọc to C2 cho cả lớp.
?- Hãy dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra?
-Như vậy, để biết được dự đoán nào đúng thì các em hãy quan sát thí nghiệm kiểm chứng.(Hs quan sát thầy làm thí nghiệm).
- Gọi Hs đứng lên trả lời.
- Gv nhận xét và như vậy dự đoán nào đúng?
?- Qua 2 TN em có nhận xét gì?
- HS nghiên cứu cách làm thí nghiệm trong SGK.
-Dụng cụ thí nghiệm gồm: 1 bình cầu; 1 ống thuỷ tinh; 1 nút cao su; 1 chậu nhựa; 1 phích nước nóng.
-Hs nêu cách tiến hành TN
-Hs lắng nghe và quan sát.
-Hs lắng nghe và quan sát Gv làm thí nghiệm.
-Hs đọc C1.
- Hs thảo luận nhóm.
-Nhóm: Trả lời; các nhóm khác chú ý và nhận xét
-Hs đọc to C2
-Hs dự đoán:
+ Mực nước giảm về mực nước ban đầu.
+ Mực nước giữ nguyên.
-Hs: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại.
-Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
2. Trả lời câu hỏi:
C1: Mực nước dâng lên vì, nước nóng lên nở ra.
C2:
Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại.
* Hoạt động 4: Chứng minh các chất lỏng khác nở vì nhiệt khác nhau (5 phút).
?- Hiện tượng trên có xảy ra đối với các chất lỏng khác nhau hay không?
- Để có thể so sánh được ta cần làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau.
Hãy quan sát hình 19.3
?- để tiến hành làm thí và so sánh được, nhưng thể tích và nhiệt độ của ba chất lỏng này phải như thế nào?
?- Còn mực chất lỏng ở 3 ống thủy tinh phải như thế nào?
-Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm:
Ở đây có 3 bình hình dạng và kích thước như nhau, thể tích và nhiệt độ ban đầu bình thường mực chất lỏng ban đầu ở ba ống thủy tinh như nhau: Bình thứ nhất đựng rượu, bình thứ hai đựng dầu, bình thứ ba đựng nước.
?- Sau khi người ta đặt cùng lúc ba bình vào chậu nước nóng, hãy quan sát cho biết hiện tượng gì đã xảy ra đối với 3 bình đó?
- Gv nhận xét .
?- Từ đó em rút ra được điều gì đối với các chất lỏng khác nhau ?
Gv nhận xét.
- Qua 2 TN trên và dựa vào trả lời C3 để hoàn thành câu kết luận.
- Hs: có
- Hs quan sát hình 19.3
- Để so sánh được ta cần làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau nhưng thể tích và nhiệt độ ban đầu phải như nhau.
- Mực chất lỏng ở 3 ống thủy tinh là như nhau.
- Hs trả lời và Hs khác nhận xét.
- Hs trả lời Hs khác nhận xét.
C3:
Sự nở vì nhiệt của rượu nhiều hơn của dầu, của dầu nhiều hơn của nước.
Nhận xét: Các chất khác nhau nở và nhiệt khác nhau.
* Hoạt động 5: Rút ra kết luận. ( 5 phút)
Gọi Hs đọc C4 (Gv treo bảng phụ).
-Gv cho Hs thảo luận nhóm trong thời gian 1 phút.
- Gọi đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ.
-Vận dụng kiến thức đã học hôm nay để trả lời một số câu hỏi.
-Hs đọc C4.
- Hs tiến hành thảo luận nhóm.
- Nhóm:
a) (1) Tăng (2) Giảm.
b) (3) Không giống nhau.
3. Rút ra kết luận:
C4: 
a) Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.
* Hoạt động 6: Vận dụng (8 phút)
- Gọi Hs đọc to C5 và trả lời C5.
Gv nhận xét 
- Gọi Hs đọc to C6 và trả lời C6.
Hs ghi nhận
- Gọi Hs đọc to C7 và trả lời C7.
- Hs đọc to C5 và trả lời C5
Hs ghi nhận
-Hs đọc to C6 và trả lời C6; Hs: Để tránh được tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đặt trong chai nở vì nhiệt. là do khi chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng bị nắp cản trở nên sẽ gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra.
Hs ghi nhận.
- Hs đọc to C7 và trả lời C7; Hs khác nhận xét: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn, vì thể tích chất long dâng lên ở hai bình là như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
4. Vận dụng:
C5: Vì khi đung nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Để tránh được tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đặt trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn, vì thể tích chất long dâng lên ở hai bình là như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
* Hoạt động 7: Củng cố (3 phút)
?- Hãy cho biết chất lỏng nở ra khi nào, co lại khi nào?
?- các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt như thế nào? 
- Gọi Hs đọc phần ghi nhớ SGK trang 61.
?- Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất rắn?
?- Giữa chất lỏng và chất rắn chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn ?
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
- Hs đọc phần ghi nhớ SGK trang 61.
- HS:
+ Các chất rắn, lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
* Hoạt động 8: Dặn dò (1 phút)
Gọi Hs đọc phần dặn dò ( treo bảng phụ) với nội dung:
- Tự tìm thí nghiệm thực tế và giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Đọc mục “có thể em chưa biết”.
- Làm bài 19.1, 19.2, 19.4, 19.5, 19.6 SBT/23.
- Xem trước bài mới, “bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí”
Hs đọc cả lớp lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_6_tiet_23_su_no_vi_nhiet_cua_chat_lon.doc