Giáo án môn Vật lý Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Vật lý Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )

 a) Vận tốc cho ta biết tính chất gì của chuyển động.

 b) Tính độ lớn của vận tốc theo công thức nào ?

 c) Đơn vị đo vận tốc hợp pháp là gì ?

Hoạt động 2 :Tình huống học tập ( 4 phút )

Một chiếc ô tô đi từ A đến B, vận tốc của ô tô thay đổi thế nào từ lúc bắt đầu lăn bánh ở A đến khi dừng lại ở B.

Nếu nói vận tốc của ô tô là 36 km/h là nói vào lúc nào ?

Căn cứ vào vận tốc người ta chia ra 2 loại chuyển động : đều và khôpng đều. Thảo luận chung ở lớp.

-Khi lăn bánh ở A : nhanh dần v tăng dần.

-Trên đường đi : v thay đổi lúc nhanh lúc chậm.

-Gần đến B : v giảm dần.

Hoạt động 3 : Dấu hiệu để nhận biết chuyển động đều hay không đều ( 15 phút )

Yêu cầu HS tự đọc định nghĩa SGK, trả lời câu hỏi :

-Căn cứ để xác định chuyển động đều hay không đều ? Căn cứ như thế nào ?

-Biểu diễn TN với con quay Mắc xoen, nhờ một HS ghi kết quả TN vào bảng như bảng 3.1 SGK (bổ sung thêm cột tính vận tốc)

Yêu cầu HS tính vận tốc trên mỗi quãng đường và trả lời trên quãng đường nào bánh xe chuyển động đều , chuyển động không đều.

Yêu cầu HS trả lời C2

-Căn cứ vào vận tốc.

 . v = const => chuyển động đều.

 . v khác const => chuyển động không đều –Theo dõi TN, ghi số đo các quãng đường đi được.

Tính vận tốc trên mỗi quãng đường.

Nhận xét:

-AD: v tăng - chuyển động không đều.

-DE: v không đổi - chuyển động đều.

Làm việc cá nhân và phát biểu ở lớp.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu Vận tốc trung bình của chuyển động không đều (10 phút )

Chuyển động của bánh xe thế nào? Vận tốc ? Chuyển động đều hay không đều ?

Vận tốc của đoạn BC là vận tốc nào ?

Thông báo cho HS đối với chuyển động không đều vận tốc thay đổi liên tục. Nên vận tốc này gọi là vận tốc trung bình.

Công thức tính vận tốc trung bình ? vtb = s/t

Trong chuyển động không đều trên mỗi đoạn đường vận tốc có đặc điểm gì ?

Chú ý khi nói vận tốc trung bình phải nói rõ trên quãng đường nào. Nhanh dần, vận tốc tăng dần -> chuyển động không đều.

Không phải vận tốc của chuyển động đều cũng như của vận tốc không đều.

Mỗi đoạn đường vận tốc khác nhau.

 

doc 66 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ CM ký xác nhận
Tổ CM ký xác nhận
Tổ CM ký xác nhận
Tuần 1
NS: 22 / 08 / 2011
NG: 26 / 08 / 2011 – 8A3 
 27 / 08 / 2011 – 8A1 
 27 / 08 / 2011 – 8A2
Điều chỉnh :......................................................................................................................
	CHƯƠNG I. CƠ HỌC
Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
	I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Nêu được các dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. 
	 - Nêu được hai ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
2. Kỹ năng: - Lấy được các ví dụ về chuyển động cơ học thường gặp trong thực tiễn.
3. Thái độ: - yêu thích môn học , làm việc tập thể, khoa học, cẩn thận, chính xác. 
II. Chuẩn bị 
 GV: - Khối gỗ - xe con - khối gỗ làm mốc.
 HS: - SGK
III.Tổ chức hoạt động dạy - học
 1. Ổn định tổ chức: 8A1: 8A2: 8A3:
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giới thiệu khái quát chương trình vật lí 8.
- Lời mở đầu cho toàn chương : Hằng ngày chúng ta luôn gặp các hiện tượng vật chuyển động, đứng yên, vật nổi chìmnhững câu hỏi đó sẽ lần lượt giải đáp trong phần cơ học.
Ta cần thống nhất với nhau thế nào để biết một vật chuyển động hay đang đứng yên ?
Làm sao biết một ô tô, chiếc thuyền trên sông, cái xe đạp đang đi trên đường, một đám mây đang chuyển động hay đứng yên ? ta có nhiều cách .
-Thông báo : trong Vật lí để biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác, nếu vị trí đó thay đổi thì vật đó đang chuyển động. 
-Vật được chọn để so sánh gọi là vật mốc.
-Khi nào ta nói vật chuyển động ? Cần chú ý nói rõ vật chuyển động so với vật mốc cụ thể nào đã chọn
-Yêu cầu HS trả lời C2 và C3.
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
HĐ1: Làm thế nào để nhận biết một vật đang chuyển động hay đang đứng yên (15p)
Thảo luận chung ở lớp :
-Nghe tiếng máy ô tô nhỏ dần.
-Thấy các thuỷ thủ chèo thuyền.
-Thấy xe đạp lại gần hay xa cái cây bên đường.
- Đám mây có bóng chuyển động, mưa.
Thảo luận chung ở lớp để trả lời C3.
- Đối với cùng một vật khi chọn vật mốc khác nhau thì có thể đưa đến kết luận giống nhau hay không ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK và trả lời C4 và C5.
- Từ những phân tích trên, hãy rút ra nhận xét và trả lời C6.
- Chuyển động và đứng yên có tính tuyệt đối không?
Vì sao ?
- Thông báo thuật ngữ tính tương đối.
- Đối với cùng một vật khi chọn vật mốc khác nhau thì có thể đưa đến kết luận giống nhau hay không ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK và trả lời C4 và C5.
- Từ những phân tích trên, hãy rút ra nhận xét và trả lời C6.
- Chuyển động và đứng yên có tính tuyệt đối không?
Vì sao ?
- Thông báo thuật ngữ tính tương đối.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 
HĐ 2 : Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động (10 phút )
Thảo luận nhóm.
-C4 So với ga thì hành khách đang chuyển động. Vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
-C5 So với tàu thì hành khách đang đứng yên. Vì vị trí hành khách so với tàu không đổi.
-Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Yêu cầu HS xem hình 1.3 SGK xác định quỹ đạo của máy bay, quả bóng bàn, đầu kim đồng hồ.
- Yêu cầu HS trả lời C9, tìm thêm một số ví dụ khác.
- Giới thiệu chuyển động dao động.
III. Một số chuyển động thường gặp
HĐ3: Tìm hiểu các dạng chuyển động thường gặp. (8 phút )
Một vài HS được chỉ định ở lớp.
- Chuyển động của một vật đang rơi là chuyển động thẳng.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời C10 chú ý là xe đang chạy.
- C11 chú ý xem vật mốc như là một điểm nhỏ.
Yêu cầu HS tự đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi sau :
1. Chuyển động cơ học là gì ? Căn cứ ?
2. Vì sao nói chuyển động có tính tương đối ?
3. Vì sao khi nói một vật chuyển động, thì phải nói rõ so với vật mốc nào ?
BTVN: 1.1 – 1.6.
IV. Vận dụng
HĐ4: Làm BT 
Ô tô	Tài xế	Người đứng	Cột điện
Ô tô	
Tài xế	
Người đứng	
Cột điện	
 - Chuyển động ghi 1.
 - Đứng yên ghi 0.
	IV. Rút kinh nghiệm
Tổ CM ký xác nhận
Tuần 2
NS: 26 / 08 / 2011
NG: 02 / 09 / 2011 – 8A3 
 03 / 09 / 2011 – 8A1 
 03 / 09 / 2011 – 8A2
Điều chỉnh:...
Tiết 2 : VẬN TỐC
	I.MỤC TIÊU
	1. Kiến thức - Nêu được độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
	- Viết được và vận dụng được công thức v = s/t.
	- Nêu được đơn vị đo vận tốc là m/s và biến đổi sang các đơn vị thường dùng khác.
 2. Kỹ năng: Vận dụng CT v = s/t để giải bài tập
 3. Thái độ: yêu thích môn học , làm việc tập thể, khoa học, cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ 
 GV: - Chuẩn bị sẵn bảng 2.1 và bảng 2.2.
 HS: - Làm BT
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
1. Chuyển động cơ học là gì ? Căn cứ ?
2.Vì sao nói chuyển động có tính tươngđối?
3. Vì sao khi nói một vật chuyển động, thì phải nói rõ so với vật mốc nào ?
Hoạt động 2 :Tình huống học tập ( 5 phút )
- Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ? So sánh sự nhanh chậm giữa hai vật chuyển động ? Trong cuộc chạy thi làm thế nào để phân biệt được ai về nhất nhì, ba 
- Người chạy nhanh hơn là người có vận tốc lớn hơn ? Vận tốc là gì ? Đo vận tốc như thế nào ?
- So sánh thời gian trên cùng một quãng đường.
- So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về vận tốc ( 8 phút )
- Yêu cầu HS tự đọc bảng 2.1 để trả lời C1.Giải thích cách làm.
- So sánh thời gian đi hết một quãng đường hoặc quãng đường đi được trong cùng một thời gian.
- Trong Vật lí người ta chọn cách thứ hai, gọi quãng đường đi được trong một giây là vận tốc.
Yêu cầu HS làm C3, xem như là một kết luận.
- Thảo luận nhóm , cùng 60m ai chạy ít thời gian hơn thì nhanh hơn.
- HS tính và ghi vào bảng 2.1.
Quãng đường càng dài thì đi càng nhanh.
Hoạt động 4 : Lập công thức tính vận tốc ( 4 phút )
Tìm một công thức tính độ lớn của vận tốc dựa vào quãng đường s và thời gian t đi hết quãng đường đó.
HS thảo luận nhóm tìm ra công thức v = s/t và suy ra s = v.t và t = s/v.
Hoạt động 5 : Tìm hiểu đơn vị đo vận tốc ( 5 phút )
- Căn cứ vào bảng 2.2 xem vận tốc có thể có những đơn vị nào ?
- Giới thiệu đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h .
- Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị bằng bài tập C5.
- Giới thiệu dụng cụ đo vận tốc là tốc kế.
m/s, m/phút, km/h ,km/s, cm/s.
Hoạt động 6 :Vận dụng (13 phút )
- Yêu cầu HS trả lời các câu C5, C6, C7, C8.
- Lưu ý HS về đổi đơn vị đo các đại lượng cho phù hợp. Hướng dẫn mẫu cho HS các bước làm một bài tập vật lí.( Tóm tắt đề - Vận dụng các công thức có liên quan – Thay số để tìm kết quả - Nhận xét và biện luận kết quả). 
C5 đổi ra m/s rồi so sánh.
C7 đổi phút ra giờ rồi mới tính quãng đường.
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học ( 5 phút )
1.Yêu cầu HS tự đọc phần ghi nhớ.
2.Trả lời các câu hỏi sau:
 a) Vận tốc cho ta biết tính chất gì của chuyển động.
 b) Tính độ lớn của vận tốc theo công thức nào ?
 c) Đơn vị đo vận tốc hợp pháp là gì ?
BTVN: 2.1, 2.2, 2.3, 2.5.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
NS: .... - 09 - 2009
NG: ... - ... - 2009 lớp: 8a
 ... - ... - 2009 lớp: 8a
	... - ... - 2009 lớp: 8a
 ... - ... - 2009 lớp: 8a
Tiết 3 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
`I.MỤC TIÊU
	- Phát biểu định nghĩa chuyển động không đều và chuyển động đều căn cứ vào dấu hiệu vận tốc, nêu được các ví dụ thường gặp trong thực tế.
	- Mô tả được TN xác định vận tốc của bánh xe lăn trên máng nghiêng và máng ngang, sử lí được các số liệu để xác định được vận tốc của bánh xe.
II. CHUẨN BỊ 
	- Bánh xe – Máng nghiêng và ngang – Máy gõ nhịp – Bút màu để đánh dấu.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
 a) Vận tốc cho ta biết tính chất gì của chuyển động.
 b) Tính độ lớn của vận tốc theo công thức nào ?
 c) Đơn vị đo vận tốc hợp pháp là gì ?
Hoạt động 2 :Tình huống học tập ( 4 phút )
Một chiếc ô tô đi từ A đến B, vận tốc của ô tô thay đổi thế nào từ lúc bắt đầu lăn bánh ở A đến khi dừng lại ở B.
Nếu nói vận tốc của ô tô là 36 km/h là nói vào lúc nào ?
Căn cứ vào vận tốc người ta chia ra 2 loại chuyển động : đều và khôpng đều.
Thảo luận chung ở lớp.
-Khi lăn bánh ở A : nhanh dần v tăng dần.
-Trên đường đi : v thay đổi lúc nhanh lúc chậm.
-Gần đến B : v giảm dần.
Hoạt động 3 : Dấu hiệu để nhận biết chuyển động đều hay không đều ( 15 phút )
Yêu cầu HS tự đọc định nghĩa SGK, trả lời câu hỏi :
-Căn cứ để xác định chuyển động đều hay không đều ? Căn cứ như thế nào ?
-Biểu diễn TN với con quay Mắc xoen, nhờ một HS ghi kết quả TN vào bảng như bảng 3.1 SGK (bổ sung thêm cột tính vận tốc)
Yêu cầu HS tính vận tốc trên mỗi quãng đường và trả lời trên quãng đường nào bánh xe chuyển động đều , chuyển động không đều.
Yêu cầu HS trả lời C2
-Căn cứ vào vận tốc.
 . v = const => chuyển động đều.
 . v khác const => chuyển động không đều –Theo dõi TN, ghi số đo các quãng đường đi được.
Tính vận tốc trên mỗi quãng đường.
Nhận xét:
-AD: v tăng - chuyển động không đều.
-DE: v không đổi - chuyển động đều.
Làm việc cá nhân và phát biểu ở lớp.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu Vận tốc trung bình của chuyển động không đều (10 phút )
Chuyển động của bánh xe thế nào? Vận tốc ? Chuyển động đều hay không đều ?
Vận tốc của đoạn BC là vận tốc nào ?
Thông báo cho HS đối với chuyển động không đều vận tốc thay đổi liên tục. Nên vận tốc này gọi là vận tốc trung bình.
Công thức tính vận tốc trung bình ? vtb = s/t
Trong chuyển động không đều trên mỗi đoạn đường vận tốc có đặc điểm gì ?
Chú ý khi nói vận tốc trung bình phải nói rõ trên quãng đường nào.
Nhanh dần, vận tốc tăng dần -> chuyển động không đều.
Không phải vận tốc của chuyển động đều cũng như của vận tốc không đều.
Mỗi đoạn đường vận tốc khác nhau.
Hoạt động 5 :Vận dụng ( 8 phút )
Yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6
Thảo luận khi có kết quả khác nhau.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài học ( 5 phút )
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
2.Trả lời các câu hỏi sau:
 a.Chuyển động đều và chuyển động không đều có gì khác nhau ?
 b.Công thức tính vận tốc trung bình ?
 c.Tại sau khi nói vận tốc trung bình phải nói rõ trên quãng đường nào ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần 4
NS: 09/9/2011
NG: 16/9/2011 – 8A1, 8A3
 17/9/2011 – 8A2
Điều chỉnh :...............................................................................................
 Tiết 4	BIỂU DIỄN LỰC
 I.MỤC TIÊU
	 1. KT: Nhận biết ba yếu tố của lực: điểm đặt, phương chiều và độ lớn.
	 2. KN: Biểu diễn được lực bằng một véctơ.
	 3. TĐ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
	 GV: Bảng phụ vẽ hình 4.3; 4.4
 HS: Làm bài tập.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Tỏ chức: ...  toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là gì ?
Nhận xét về bảng 26.1 SGK.
Khí hiđrô được dùng làm nhiên liệu ở đâu ?
-Định nghĩa:
-Kí hiệu : q, Đơn vị : J/kg.
-Một kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng bằng 27.106 J.
-Các nhiên liệu khác nhau có năng suất toả nhiệt khác nhau, khí hi đrô có năng suất toả nhiệt lớn nhất và củi khô là nhỏ nhất.
Hoạt động 5 :Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra (7 phút)
Giới thiệu công thức và các đại lượng trong công thức. Suy ra các công thức tính q và m.
Q = q.m => q = Q/m và m = Q/q
Hoạt động 6 :Vận dụng ( 12phút)
Yêu cầu HS trả lời C1 và làm C2 
Quan sát và sửa các sai sót của HS
C1: vì than có năng suất toả nhiệt cao hơn củi.
C2 : m1 = m2 = 15 kg.
q1 = 107 J/kg. q2 = 27.106 J/kg.
Nhiệt lượng toả ra :
 Q1 = q1. m1 = 107 . 15 = 15.107 J
 Q2 = q2. m2 = 27.106 . 15 = 40,5.107 J
Muốn có :
Q1 cần m = Q1/q = 150.106/44.106 = 3,41 kg
Q2 cần m = Q2/q = 405.106/44.106 = 9,2 kg
dầu hoả,
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học ( 3 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Bài tập về nhà : 26.4, 26.5, 26.6 SBT
	IV. RÚT KINH NHGIỆM :
Tiết 31 SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG 
 TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT
	I.MỤC TIÊU:
 	- Phân tích được sự truyền và chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng vãe ở bảng 27.1 và 27.2 SGK.
	- Tìm được ví dụ minh họa cho sự truyền và chuyển hoá năng lượngtrong các hiện tượng cơ và nhiệt ngoài ví dụ SGK đã nêu.
	- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
	- Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
	II. CHUẨN BỊ: 
	III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a) Nêu một số nhiên liệu mà em biết. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết gì ? Nói năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.106 J/kg có nghĩa là thế nào ?
b) Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra ? Muốn thu được nhiệt lượng 92.107J thì cần bao nhiêu kg dầu hoả ?
Hoạt động 2 :Tình huống học tập (3 phút)
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác và chuyển từ dạng này sang dạn khác và tuân theo một định luật tổng quát nhất của tự nhiên mà hôm nay chúng ta sẽ học trong bài này.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu sự truyền cơ năng và nhiệt năng từ vật này sang vật khác (12 phút)
Hướng dẫn HS làm việc cá nhân bằng các câu hỏi sau:
 - Mô tả bằng lời các hiện tượng vẽ trong hình.
 - Mô tả sự truyền năng lượng của các vật vẽ trong hình. 
 - Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp. Chú ý trong hình 2 HS thường dùng từ nhiệt lượng để điền vào chỗ trống là không đúng, mà phải điền là nhiệt năng mới chính xác.
Yêu cầu HS rút ra kết luận chung.
Yêu cầu HS trìm thêm một vài ví dụ khác trong thực tế có liên quan.
HS làm việc cá nhân ddoois với từng hình vẽ trong bảng 27.1 trong SGK.
- Trao đổi kết quả xử lí của mình với các bạn cùng bàn để sửa chữa nếu cầ thiết.
Sau đó thảo luận trên lớp theo sự hướng dẫn của GV.
Một vật có thể truyền cơ năng, nhiệt năng hay cả cơ năng và nhiệt năng cho vật khác.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng(thế năng và động năng), giữa cơ năng và nhiệt năng (12 phút)
Tổ chức cho HS tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác tương tự như ở hoạt động 3.
Với hình 2 Hs dễ điền các từ "công" và "nhiệt"
Yêu cầu HS nêu kết luận chung cho cả hai hoạt động 3 và 4.
HS làm việc cá nhân như ở hoạt động 3.
Điền vào các chỗ trống từ (5) đến (11).
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
Hoạt động 5 :Phát biểu đinh luật bảo toàn năng lượng (5 phút)
Thông báo cho HS về địinh luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Thừa nhận sự bảo toàn năng lượng.
Phát biểu định luật.
Hoạt động 6 : Vận dụng (5 phút)
Hướng dẫn HS trả lời C5, C6.
Tổ chức cho HS thảo luận về các câu này.
Giúp HS nhận biết sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng trên
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học (2 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Bài tập về nhà: 27.1, 27.2, 27.4
	IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 32 ĐỘNG CƠ NHIỆT
 I.MỤC TIÊU:
 	- Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.
	- Mô tả được cấu tạo của động cơ nổ 4 kì dựa trên hình vẽ hay mô hình của động cơ này.
	- Mô tả được hoạt động của động cơ nổ 4 kì.
	- Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt, nêu được tên của các đại lượng có mặt trong công thức.
	- Sử dụng được công thức tính nhiệt lượng, công, công suất, hiệu suất để giải các bài tập về động cơ nhiệt. 
	II. CHUẨN BỊ: 
	- Tranh động cơ nổ - Mô hình động cơ nổ 4 kì.
	III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a) Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Cho một ví dụ minh hoạ có giải thích.
Hoạt động 2 :Tình huống học tập(2 phút)
Như SGK 
Hoạt động 3 :Tìm hiểu và phân loại động cơ nhiệt (7 phút)
Thế nào là động cơ nhiệt ?
Nêu một số động cơ nhiệt mà em biết ?
Động cơ nhiệt được phân thành máy loại ?
Nêu ứng dụng của một số động cơ.
Động cơ mà nhiệt năng của nhiên liệu chuyển thành cơ năng của máy.
- Xe máy, ô tô, tàu hoả, tên lửa, máy bay Động cơ đốt ngoài :máy hơi nước, tua bin hơi.
Động cơ đốt trong :Xe máy, ô tô, tàu hoả, tên lửa, máy bay.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu cấu tạo và chuyển vận của động cơ nổ (15 phút)
Yêu cầu HS tìm hiểu và chỉ ra các bộ phận của động cơ nổ trên mô hình động cơ ? 
Xi lanh – Pittông – 2Van – Bugi – Biên và tay quay.
Giới thiệu cho HS về chức năng các bộ phận. 
Giới thiệu thế nào là một kì. Chuyển vận của động cơ 4 kì. Hướng dẫn HS điền bảng
Kì	Van1	Van2	Ptông	Bugi	Sinh công
Nạp	
Nén	
Đốt	
Thoát	
Giới thiệu cho HS động cơ có nhiều xilanh.
Nêu tên các bộ phận căn bản, dự đoán và thảo luận về chức năng của các bộ phận trongđộng cơ đốt trong.
Điền vào bảng đã viết sẵn trên bảng da.
Hoạt động 5 :Tìm hiểu hiệu suất của động cơ nhiệt (5 phút)
Ta thấy cơ năng chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt năng, nhưng trong động cơ nhiệt, thì chỉ có một phần nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng, phần còn lại đi đâu ?
Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời C1 vàC2.
Viêt công thức tính hiệu suất của động cơ và chú thích các đại lượng có mặt trong công thức.
Cần chú ý H luôn luôn nhỏ hơn 1. Tại sao?
- Không phải toàn bộ nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra biền hoàn toàn thành công có ích.
- Phần nhiệt năng còn lại để làm nóng các bộ phận của động cơ nhiệt, thăng ma sát, theo khí thải ra ngoài và làm nóng không khí.
- H = A/Q. Trong đó:
 + H: hiệu suất.
 + A: Công có ích.
 + Q: Nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu toả ra .
Hoạt động 6 : Vận dụng ( 8 phút)
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C3, C4, C5 và gọi một HS lên bảng làm C6.
C6 Cho biết:
s = 100km = 105 m.
F = 700N.
m = 4kg.
q = 46.106 J/kg.
H = ?
Hiệu suất của động cơ ôtô:
H = A/Q = F.s/m.q = 700.105/4.46.106 = 0,38
= 38%
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học ( 3 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Bài tập về nhà : 28.3, 28.4, 28.7 SBT.
Nêu yêu cầu tổng kết chương và kiểm tra Học kỳ.
	IV. RÚT KINH NHGIỆM :
Tiết 33 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II :NHIỆT HỌC
	I.MỤC TIÊU:
 	- Trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập.
	- Giải được các bài tập trong phần vận dụng.
	- Giải được trò chơi ô chữ. 
	II. CHUẨN BỊ: 
	- Chuẩn bị ô chữ trên bảng da.
	- HS trả lời câu hỏi ôn tập trước ở nhà.
 	- Xem trước các bài tập vận dụng.
	III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập (20 phút)
Tổ chức cho HS trả lời và thảo luận các câu hỏi trong phần ôn tập.
Sau mỗi câu cần tổng kết và đưa ra phương án đúng mà HS phải ghi nhớ.
Hs trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 2 :Vận dụng (25 phút)
Tổ chức cho HS làm các bài tập trong phần vận dụng. Chú ý đến việc làm và chữa các bài tập định lượng.
Tổ chức cho HS giải trò chơi ô chữ.
Nhắc HS việc kiểm tra HKII: 
 - Cách ôn tập.
 - Cách làm bài.
Bài tập 1và 2 làm việc cá nhân .
Ô chữ làm chung cả lớp.
	IV. RÚT KINH NHGIỆM :
Tiết 34 ÔN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
 	-Củng cố, hệ thống kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra HKII. 
	II. CHUẨN BỊ:
A. LÝ THUYẾT:
	1.Khi nào vật có cơ năng, nêu hai dạng của cơ năng, cơ năng của một vật bằng gì ? Thế nào là thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng chúng phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Cho ví dụ minh họa. Nêu đặc điểm của sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng.
	2.Nêu bốn nội dung của thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, mỗi nội dung cho một ví dụ chứng minh.
	3. Nhiệt năng là gì ? Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng cách nào ? Mỗi cách cho 3 ví dụ thực tế ?
	4.Nêu các hình thức truyền nhiệt (định nghĩa, đặc điểm, ví dụ ).
	5.Nhiệt lượng - Nhiệt dung riêng – Năng suất toả nhiệt (định nghĩa, đơn vị, kí hiệu, công thức tính, ý nghĩa ).
	6.Nguyên lí truyền nhiệt . Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
	7.Động cơ nhiệt là gì? Kể một số động cơ nhiệt thường gặp trong thực tế. Hiệu suất của động cơ nhiệt.
B. BÀI TẬP:
	Trả lời lại các câu hỏi trong phần vận dụng sau mỗi bài học, làm lại các bài tập trong sách bài tập.
	1.Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh.
	2.Viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào ? Giải thích.
	3.Tại sao khi về mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ. 
	4.Sự truyền nhiệt cho miếng đồng nóng lên và để cho miếng đồng nguội đi, có được thực hiện bằng cùng một cách không ? Giải thích.
	5.Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20oC.
	6.Người ta cung cấp cho 10 lít nước ở 20oC một nhiệt lượng là 840 kJ. Hỏi nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu ?
	7.Muốn có 100 lít nước ở 35oC thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lítt nước ở 15oC. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K.
	8.Tìm nhiệt độ của hỗn hợp nước "ba sôi hai lạnh". Cho nước sôi 100oC và nước lạnh 20oC, bỏ qua sự mất nhiệt.
	9.Đổ nước nóng vào nước ở 10oC sao cho nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 20oC.Tìm nhiệt độ của khối nước nóng biết rằng khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng, bỏ qua mọi sự mất nhiệt.
	10.Đặt một nồi nước nhỏ nổi trong một nồi nước lớn, đun cho nước trong nồi nước lớn sôi. Hỏi khi đó nước trong nồi nhỏ có sôi không ? Vì sao ?
	11.Dùng bếp dầu hoả để đun sôi 1 lít nước ở 20oC đựng trong một ấm nhômcó khối lượng là 0,5kg.
	a.Tính nhiệt lượng cần dùng để đun nước.Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là: 4200J/kg.K và 880J/kg.K.
	b. Tính lượng dầu cần dùng.Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả rađược truyền cho nước, ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106 J/kg.
 III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tầp (20 phút)
Hoạt động 2 :Sửa bài tập( 25 phút)
	IV. RÚT KINH NHGIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docgavl8 2011.doc