III – Vận dụng.
C9: Nồi, xoong thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt.
- Vì sự dẫn nhiệt kém -> cầm đỡ nóng
C10 + C11:
- Nhấn mạnh không khí dẫn nhiệt kém.
C12: Do kim loại dẫn nhiệt tốt, ngày rét nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể -> sờ tay vào kim loại nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại phân tán nhanh -> có cẩm giác thấy lạnh tay và ngược lại.
Tuần 27 Tiết 25: DẪN NHIỆT I Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Tìm được thí nghiệm trong thực tế về sự dẫn nhiệt, so sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn , lỏng , khí. - Thựchiện được thí nghịêm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng và chất khí. 2.Kĩ năng: - Quan sát hiện tượng vật lí 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, hợp tác trong các hoạt động tập thể. II.Chuẩn bị - GV : Giáo án nội dụng bài giảng + Đồ dùng thí nghiệm H22.1-22.4 sgk. - HS : Chuẩn bị bài trước khi tới lớp III Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: ( 8 phút). ổn định – Kiểm tra – Giới thiệu bài 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm Tra : Nhiệt năng của vật là gì ? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật ntn ? Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng những cách nào? 3. Giới thiệu bài: Như sgk. - HS lớp trưởng báo cáo - Hs trả lời: - Hs khác nêu Nhận xét. Hoạt động 2: (15phút). tìm hiểu về sự dẫn nhiệt - Gv làm thí nghiệm H21.1sgk y/c hs quan sát thí nghiệm. - Y/c hs trả lời câu C1, C2,C3 sgk - Gv hướng dẫn hs thảo luận và chuẩn hoá kết quả . - Gv thông báo sự truyền nhiệt . - Y/c hs nêu một số VD trong thực tế? I – Sự dẫn nhiệt. 1. Thí nghiệm: - Quan sát thí nghiệm H22.1 sgk 2. Trả lời câu hỏi - Cá nhân hs hoàn thành C1,C2,C3 * Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khac của vật. Hoạt động 3: ( 25 phút). tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất. - Các chất khác nhau tính dẫn nhiệt có khác nhau không ? - Để kiểm tra dự đoán ta làm thí nghiệm như thế nào ? - Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm h22.2 làm thí nghiệm y/c hs quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu C4 , C5? - Gv hướng dẫn thảo luận về các câu trả lời. - Y/c hs làm thí nghiệm 2 theo nhóm (Gv lưu ý hs làm thí nghiệm an toàn )? - Y/c hs thảo luận trả lời câu hỏi C6, C7 sgk ? - Y/c hs làm thí nghiệm 3 theo nhóm. Qua hiện tượngquan sát được đã chứng tỏ điều gì về tính dẫn nhiệt của chất khí? - Chất rắn, chất lỏng, chất khí thì ở trạng thái nào dẫn nhiệt là tốt nhất ? - Gv thông báo khả năng dẫn nhiệt của các chất. II – Tính dẫn nhiệt của các chất. - HS đưa ra dự đoán - HS quan sát thí nghiệm h22.2 sgk do gv làm và trả lời câu C4, C5 sgk. - Tham gia thảo luận về các câu trả lời. - Làm thí nghiệm H22.3 & H22.4 sgk theo nhóm dưới sự hướng dẫn của Gv và trả lời câu C6, C7. * Không khí dẫn nhiệt kém. - Chấ rắn dẫn nhiệt tốt, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất - Chất lỏng , chất khí dẫn nhiệt kém. Hoạt động 4: ( 5 phút). vận dụng – củng cố – hướng dẫn về nhà - Gv hướng dẫn hs thảo luận nội dung vận dụng sgk. - Gv gợi ý giúp đỡ hs trả lời các câu hỏi C10, C11, C12. - Về mùa rét nhiệt độ cơ thể so với nhiệt độ của kim loại như thế nào ? - Gv hướng dẫn và chuẩn hoá nội dung trả lời của hs. III – Vận dụng. C9: Nồi, xoong thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt. - Vì sự dẫn nhiệt kém -> cầm đỡ nóng C10 + C11: - Nhấn mạnh không khí dẫn nhiệt kém. C12: Do kim loại dẫn nhiệt tốt, ngày rét nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể -> sờ tay vào kim loại nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại phân tán nhanh -> có cẩm giác thấy lạnh tay và ngược lại. * Củng cố : - Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ sgk. Gv tóm tắt nội dung trọng tâm. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc ghi nhớ sgk và làm các bài tập trong SBT. - Đọc nội dung Có thể em chưa biết sgk - Chuẩn bị bài : Đối lưu – bức xạ nhiệt
Tài liệu đính kèm: