Giáo án môn Vật lí Lớp 8 học kì I (bản đủ)

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 học kì I (bản đủ)

GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG

_GV yêu cầu HS quan sát chuyển động của cánh quạt máy đang quay. Đó là chuyển động đều hay chuyển động không đều ? Điều gì giúp em nhận biết được ?

_GV yêu cầu HS nhận xét chuyển động của mình khi đi bộ hoặc đi xe đạp từ nhà đến trường. Đó là chuyển động gì ? Vì sao biết ? - HS trả lời

- HS trả lời

Hoạt động 2 :Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều

GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG

- GV yêu cầu HS đọc C1, hướng dẫn HS lắp thí nghiệm và đặc biệt tập cho các em biết xác định quãng đường liên tiếp mà trục bánh xe lăn được trong những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp

- GV yêu cầu các nhóm điền kết quả vào bảng 3.1 và thảo luận C1

- GV gọi đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả, nhận xét và lớp thống nhất câu trả lời C1

- Từ kết quả thí nghiệm yêu cầu HS so sánh nhận xét quãng đường và thời gian đi trên các đoạn AB, BC, CD. Tương tự DE và EF. Suy ra vận tốc

- GV thông báo khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. Yêu cầu HS đọc SGK và chép vở

- GV yêu cầu cá nhân HS trả lời C2 - HS hoạt động theo nhóm.

- Làm thí nghiệm theo hình 3.1 SGK : Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi các quãng đường nó lăn được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp trên máng nghiêng AB và máng ngang DF

- HS điền vào bảng 3.1

- HS thảo luận nhóm - trả lời C1

- Trả lời C1 : “ Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều vì trong cùng khoảng thời gian t = 3 s, trục lăn được các quãng đường AB, BC, CD không bằng nhau và tăng dần, còn trên đoạn DE, EF là chuyển động đều vì trong cùng khoảng thời gian 3 giây trục lăn được những quãng đường bằng nhau “

 I. ĐỊNH NGHĨA :

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian

 

doc 39 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 học kì I (bản đủ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
	BÀI 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
–²—
I . MỤC TIÊU :
Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc 
Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn 
	 II. CHUẨN BỊ :
Tranh vẽ ( H 1.1 SGK ), ( H1.2 SGK ) phục vụ cho bài giảng và bài tập
Tranh vẽ ( H 1.3 SGK ) về một số chuyển động thường gặp
	III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Giới thiệu chương trình vật lý lớp 8
- Gồm 2 phần : cơ học và nhiệt ( 1 phút )
2..Bài mới
Giới thiệu chương cơ học 
GV : yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi ở đầu chương I
*Đây là toàn bộ nội dung mà ta cần tìm hiểu trong chương I. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào trả lời câu hỏi đầu tiên “ Chuyển động là gì, đứng yên là gì”
 Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (2 phút)
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG 
- Mặt trời mọc ở đàng Đông, lặn ở đàng Tây. Như vậy có phải Mặt Trời chuyểnđộng còn Trái Đất đứng yên?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
Hoạt động 2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? (10 phút) 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG 
- Em hãy nêu một ví dụ về về một vật đang chuyển động.
- Yêu cầu một học sinh đọc C1, thảo luận nhóm và trả lời.
- GV huớng dẫn HS nhận biết vật chuyển động hay đứng yên dựa trên sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác
- GV đưa ra khái niệm vật mốc và hình thành khái niệm chuyển động
- Yêu cầu HS trả lời C2 	
- Yêu cầu một HS đọc C3, thảo luận nhóm để trả lời
GV: phân tích và hướng HS đến câu trả lời đúng.
- Yêu cầu HS cho nhiều ví dụ
HS : Ôtô đang chạy trên đường , máy bay đang baysgrsgsnhrwsf
HS : thảo luận nhóm, trả lời C1
HS : dựa trên hướng dẫn để hoàn chỉnh câu trả lời cho C1.
C1 : So sánh vị trí của Ôto , thuyền với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông
HS : cho nhiều ví dụ.
HS : thảo luận nhóm, trả lời C3 : vật không thay đổi vị trí đối với vật mốc thì được gọi là đứng yên
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học .
Hoạt động 3:Tìmhiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên (10 phút )
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG 
- Treo H 1.2 SGK cho HS xem và yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời C4 và C5
Lưu ý : đối với từng trườnghợp phải biết vật nào là vật mốc để	.
so sánh.
- Dựa vào C4 và C5 các em hãy 
hoàn thành C6
Yêu cầu cá nhân trả lời C7 
- Yêu cầu 1 HS đọc phần thông báo. Khắc sâu cho HS phải chọn vật mốc cụ thể mới đánh giá được trạng thái của vật là chuyển động hay đứng yên.
- Quy ước : khi không nêu vật mốc ta phải hiểu rằng đã chọn vật mốc là một vật gắn liền với trái đất.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời C8
HS : xem hình và thảo luận nhóm trả lời C4 và C5
C6 : một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
HS : đưa ra nhiều ví dụ.	động đối với vật này nhưng lại
HS :rút ra được phần kết luận: tính tương đối của chuyển động và đứng yên
HS:Trả lời C8
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
- Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
_Người ta thường chọn những vật gắn liền với mặt đất làm vật mốc
Hoạt động 4:Giới thiệu một số chuyển động thường gặp (5 phút )
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG 
-Dùng tranh vẽ H 1.3 SGK để giới thiệu một số chuyển động .
- Chuyển động của quả bóng là chuyển động gì ?
- Khi một cầu thủ sút phạt là chuyển động gì?
- Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động gì? -- Yêu cầu HS trả lời C9
- HS : quan sát và mô tả chuyển động của các vật trong hình.
- HS : suy nghĩ để trả lời câu hỏi của GV
- HS :đưa ra nhiều ví dụ
III. Một số chuyển động thường gặp:
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng và chuyển động cong.
Hoạt động 5 : Vận dụng (10 phút)
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG 
Yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời C10 và C11. Sau đó tổ chức thảo luận để đưa ra câu trả lời đúng nhất
_HS : trả lời C10 , C11
IV. CỦNG CỐ : (2 phút)
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ của bài
V. DẶN DÒ : (1 phút)
- Học bài
BÀI 2 :VẬN TỐC
–²—
I. MỤC TIÊU: 
-So sánh quãng đường trong 1s của mỗi chuyển động để nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động.Từ đó nêu lên khái niệm,công thức,đơn vị, ý nghĩa của vận tốc.
- Vận dụng công thức v = để tính vận tốc hay quãng đường hay thời gian trong chuyển động
- Giáo dục các em biết làm chủ tốc độ khi điều khiển các phương tiện giao thông.
II. CHUẨN BỊ: 
Đối với mỗi nhóm học sinh:
- Đồng hồ bấm giây.
- Tranh vẽ tốc kế của xe gắn máy.
Đối với cả lớp: Bảng 2.1 và 2.2 SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Kiểm tra bài cũ: 
- Khi nào ta nói một vật chuyển động? Cho ví dụ.
- Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga.Câu nào sau đây đúng:
 A. Tàu chuyển động đối với nhà ga.
 B. Nhà ga chuyển động đối với tàu.
 C. Hành khách đứng yên đối với tàu.
 D. A,B,C đều đúng.
Bài mới : 
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5 phút ).
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
GV đặt vấn đề làm thế nào để nhận biết sự nhanh hay chậm của một chuyển động và thế nào là chuyển động đều?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc (25 phút )
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
_ GV dùng bảng 2.1 kết quả cuộc chạy 60m và yêu cầu HS:
 + Xem dựa vào đâu để biết ai chạy nhanh hơn?
 + Sắp xếp thứ tự nhanh,chậm của các vận động viên.
 +Tính và ghi kết quả ở cột 5.
_ HS thảo luận và thực hiện các yêu cầu của GV rồi trả lời C1,C2,C3
_ HS rút ra được những nhận xét gì?
_Từ đó GV đưa ra công thức tính vận tốc,tên gọi các đại lượng và đơn vị.(nhấn mạnh 2 đơn vị thường dùng là Km/h ,m/s.
_ GV giới thiệu về tốc kế là dụng cụ đo vận tốc.
_Quãng đường chuyển động trong 1 đơn vị thời gian(thường là 1s) được gọi là vận tốc.
Trả lời C1: Cùng quãng đường 60m bạn nào chạy mất ít thời gian hơn bạn đó chạy nhanh hơn
Trả lời C2: Dùng bảng 2.1
Trả lời C3:
 (1) nhanh
 (2) chậm
 (3) quãng đường di được
(4) đơn vị
Trả lời C4 : HS điền vào bảng 2.2
 I> Vận tốc là gì ?
_ Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác địmh bằng độ dài
II> Công thức :
v : vận tốc 
s : quãng đường đi được
t : thời gian để đi hết quãng đường đó
 III> Đơn vị : 
_Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian 
_Đơn vị hợp pháp của vận tốc là km/h , m/s
IV. Ý nghĩa :
_Vận tốc của một vật cho biết quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
Hoạt động 3: Vận dụng .
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
_ GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời C5,C6,C7,C8.
 _GV tóm tắt, nhấn mạnh những điểm chính của bài học và cho bài tập về nhà.
 _GV nhắc HS chú ý khi so sánh vận tốc của các chuyển động phải đổi về cùng đơn vị.
 _ GV nhắc HS khi đi xe cần đi với vận tốc vừa phải và tuân theo luật giao thông để tránh tai nạn giao thông. 
 C5 : 
a.Mỗi giờ ôtô,xe đạp,tàu hoảlần lượt đi được 36km,10,8km,10m.
b.Ô tô : v=36km/h=10m/s
Xe đạp: v=3m/s
Tàu hoả:v=10m/s
 Ô tô,tàu hoả nhanh như nhau còn xe đạp chậm nhất.
 C6 : Vận tốc của tàu v= == 15m/s.
C7 : Ta có t=40ph=h
Từ v = s=v.t= 12.=8km.
 C8 : Ta có t=30ph=0,5h
	s= v.t =4.0,5=2km.
IV.CỦNGCỐ:_Học kỷ phần ghi nhớ.Chú ý việc vận dụng công thức v = và dùng đúng đơn vị để tính v,s,t.
V.DẶN DÒ:
 - Làm các BT từ 2.1 đến 2.5 SBT.
 - Đọc thêm phần” có thể em chưa biết”
 - Xem trước bài 3 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
BÀI 3 : CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
–²—
I.MỤC TIÊU : 
Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều
Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian
Vận dụng để tính được vận tố trung bình trên một đoạn đường
Mô tả thí nghiệm hình 3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong thí nghiệm để trả lời được những câu hỏi trong bài
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm : máng nghiêng , bánh xe , đồng hồ có kim giây (hay đồng hồ điện tử) 
- Tranh vẽ bảng 3.1
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Độ lớn vận tốc đặc trung cho tính nào của chuyển động ? Công thức vận tốc ? Đơn vị vận tốc 
Ap dụng : Một người đi xe đạp trong 30 phút với vận tốc 10km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km ?
Bài mới :
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
_GV yêu cầu HS quan sát chuyển động của cánh quạt máy đang quay. Đó là chuyển động đều hay chuyển động không đều ? Điều gì giúp em nhận biết được ?
_GV yêu cầu HS nhận xét chuyển động của mình khi đi bộ hoặc đi xe đạp từ nhà đến trường. Đó là chuyển động gì ? Vì sao biết ?
- HS trả lời 
- HS trả lời
Hoạt động 2 :Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
- GV yêu cầu HS đọc C1, hướng dẫn HS lắp thí nghiệm và đặc biệt tập cho các em biết xác định quãng đường liên tiếp mà trục bánh xe lăn được trong những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp
- GV yêu cầu các nhóm điền kết quả vào bảng 3.1 và thảo luận C1
- GV gọi đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả, nhận xét và lớp thống nhất câu trả lời C1
- Từ kết quả thí nghiệm yêu cầu HS so sánh nhận xét quãng đường và thời gian đi trên các đoạn AB, BC, CD. Tương tự DE và EF. Suy ra vận tốc
- GV thông báo khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. Yêu cầu HS đọc SGK và chép vở
- GV yêu cầu cá nhân HS trả lời C2
- HS hoạt động theo nhóm.
- Làm thí nghiệm theo hình 3.1 SGK : Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi các quãng đường nó lăn được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp trên máng nghiêng AB và máng ngang DF
- HS điền vào bảng 3.1
- HS thảo luận nhóm - trả lời C1
- Trả lời C1 : “ Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều vì trong cùng khoảng thời gian t = 3 s, trục lăn được các quãng đường AB, BC, CD không bằng nhau và tăng dần, còn trên đoạn DE, EF là chuyển động đều vì trong cùng khoảng thời gian 3 giây trục lăn được những quãng đường bằng nhau “
I. ĐỊNH NGHĨA :
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều (12phút )
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
_GV yêu cầu HS (cá nhân) tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi giây ứng với các qđ AB, BC, CD
_Gv thông báo như SGK : Trên các qđ AB, BC, CD trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi đoạn đường đó là bấy nhiêu m/s. Nói cách khác ... n của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật .Tìm được vd minh hoạ. 
- Rèn luyện tính trung thực , tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
	_ Tranh mô tả các TN( H.16.1a và H.16.1b SGK)
	_ Thiết bị TN mô tả ở hình 16.2 SGK gồm:
	+ Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn.
	+ Một quả nặng.
	+ Một sợi dây.
	+ Một bao diêm.
	_ Thiết bị mô tả ở hình 16.3 SGK.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
_Công suất: định nghĩa, công thức, đơn vị? Bài 15.1 SBT.
_ Bài tập 15.2 SBT.
Giảng bài mới:
Vào bài: GV yêu cầu hs dọc phần in nghiêng đầu bài trong SGK.
Bài mới:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG 
Hoạt động 1: Nêu tình huống học tập (3’)
_Yêu cầu hs nhắc lại một vật có khả năng thực hiện công cơ học khi nào?Cho vd?
_ Thông báo khái niện cơ năng.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thế năng(cn + nhóm 15’)
 _ Treo hình vẽ 16.1a yêu cầu hs nhận xét vị trí vật A và khả năng sinh công của vật.
_ H: Nếu đưa vật A lên cao cách mặt đất một khoảng thì hiện tượng gì xảy ra?Hdẫn hs trả lời C1
+ Yêu cầu hs quan sát H16.2b và hỏi nếu thay đổi vị trí của vật A trong hình (lên cao hơn, thấp hơn) có nhận xét gì về thế 
năng củavật? Giải thích? 
+H: Vậy thế năng này có được là do nguyên nhân nào?
-> cơ năng của vật trong trường hợp này phụ thuộc gì?
_ Hdẫn hs hình thành khái niệm thế năng hấp dẫn( thế năng).
_ H:Thay vật A bằng một vật khác có khối lượng lớn hơn thì thế năng hấp dẫn của nó ntn?Tại sao?
_ H: Tóm lại em có nhận xét gì về thế năng hấp dẫn?
_ Cho hs ghi ý 2 ghi nhớ .
_ Bố trí TN H16.2 ,giới thiệu dụng cụ.
_Tiến hành thao tác nén lò xo bằng cách buộc sợi dây và đặt quả nặng ở phía trên.
_ Hdẫn hs thảo luận trả lời C2.
_ Tiến hành TN kiểm tra dự đoán của hs và hdẫn hs dưa ra khái niêm thế năng đàn hồi.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm động năng( cn+ nhóm 15’)
_Bố trí TN H16.3 , giới thiệu dụng cụ TN.
_ Yêu cầu hs dự đoán hiện tượng trước khi tiến hành TN.
_ Tiến hành TN và hs thảo luận trả lời C3, C4, C5.Đưa ra khái niệm động năng.
_ Tiếp tục làm TN : thay quả cầu A = q.cầu A’ có khối lượng lớn hơn và ch lăn từ vị trí (2).Hdẫn hs thảo luận trả lời C6,C7,C8-> động năng phụ thuộc gì?
_ Thông báo cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
Hoạt động 4: làm bài tập củng cố khái niệm động năng và thế năng( cn 7’).
_ Hdẫn trả lời C9, C10. 
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức,hdẫn hs học tập ở nhà( 5’).
_Yêu cầu hs làm bài tập 16.1,16.2 SBT.
_ Nhắc lại khái niệm công cơ học.Cho vd.
_ Nắm được khái niệm cơ năng.
_ Đơn vị cơ năng.
_ Quan sát H16.1a và nêu nhận xét.
_Dự đoán hiện tượng xảy ra. Quan sát H16.2b thảo luận trả lời C1 .
_Quan sát tiếp tục H16.1b và trả lời câu hỏi của GV để rút ra nhận xét về thế năng 
của vật A khi thay đổi vị trí. 
_Hình thành được khái niệm thế năng hấp dẫn dưới sự hdẫn của GV.
_Trả lời câu hỏi vả rút bra được đặc điểm của thế năng hấp dẫn. 
_ Ghi ý 2 phần ghi nhớ.
_ Quan sát TN thảo luận trả lời C2.
_Phải rút ra được cơ năng của vật trong t.h này phụ thuộc độ biến dạng của nó.
_ Hình thành khái niệm thế năng đàn hồi.
_ Ghi ý 3 phần ghi nhớ.
_Dự đoán hiện tương khi thả viên bi.
_ Thảo luận trả lời C3,C4,C5 rút ra khái niệm về động năng -> ghi.
_ Quan sát TN thảo luận trả lời C6,C7,C8.
_Rút ra được động năng phụ thuộc các yếu tố nào.
_ Ghi ý 4 ghi nhớ.
_ Trả lời được câu hỏi cơ năng của một vật tồn tại ở các dạng nào?
_Ghi ý 5,6.
_ Thảo luận trả lời C9, C10.
_ Làm bài tập theo sự hứơng dẫn của GV.
I>Cơ năng:
_ Khi vật có khả năng sinh công , ta nói vật có cơ năng.
_ Đơn vị của cơ năng là Jun(j)
II>Thế năng:
1.Thế năng hấp dẫn:
- Cơ năng vủa vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn là mốc để tính độ cao , gọi là thế năng hấp dẫn.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
2. Thế năng đàn hồi:
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
III>Động năng:
1.Khi nào vật có động năng:
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.
2.Động năng của vật phụ thuộc
các yếu tố nào?
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
IV>Kết luận:
- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.
- Cơ năng của một vật bẳng tổng thế năng và động năng của nó. 
IV>DẶN DÒ:
BÀI 17: SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
I.Mục tiêu:
- Nêu được sự biến đổi của động năng và thế năng của một vật trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau nhằm đi tới kết luận về sự bảo tòan và chuyển hóa cơ năng ( định luật bảo tòan cơ năng).
- Nhận biết sự chuyển hóa lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.
- Lấy được ví dụ về sự chuyển hóa giữa hai dạng cơ năng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, giải thích hiện tượng.
II. Chuẩn bị:
 Dụng cụ thí nghiệm:
-Dành cho mỗi nhóm học sinh: Con lắc đơn và giá treo.
-Giáo viên: 
Tranh vẽ hình 17.1, 17.2 (SGK)
Một qủa bóng cao su(lọai bóng đánh tennis).
Một con quay (con lắc Mắc-xoen).
III. Tổ chức Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động tình huống. (10 phút)
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Cơ năng có mấy dạng? Đó là những dạng nào?
Mỗi dạng cơ năng phụ thuộc vào gì?
VÀO BÀI:
1/.Giáo viên phát vấn: Các em mở sách giáo khoa xem hình 16.4a. Em có nhận xét gì về dạng cơ năng của cây cung khi đang được giương? (Học sinh trả lời: Cây cung có thế năng). Vậy khi buông dây cung thì mũi tên bị bắn ra, mũi tên có động năng. Do đâu mà mũi tên có động năng? (Học sinh trả lời: Do dây cung đẩy). Giáo viên hướng dẫn: Như vậy ta có thể kết luận rằng “Khi buông dây cung thì thế năng của dây cung đã biến thành động năng của mũi tên”.
2/.Tương tự, giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình 16.4c và 16.4b để giúp học sinh nhận ra được được sự biến đổi từ thế năng thành động năng. 
3/.Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần mở bài (trang 59 SGK) và nói: “Để hiểu rõ hơn về sự biến đổi qua lại của các dạng cơ năng, chúng ta cùng học bài 17: SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG”
Cơ năng có hai dạng: Thế năng và động năng.
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với vật làm mốc và còn phụ thuộc vào khối lượng, độ cao.
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự chuyển hóa cơ năng trong quá trình cơ học (20 phút)
Thí nghiệm 1:
1/.Học sinh xem hình 17.1 (ghi lại vị trí quả bóng đang rơi sau những khoảng thời gian bằng nhau). Giáo viên có thể hỏi: “Các em có biết tại sao khoảng cách từ vị trí nầy đến vị trí khác của quả bóng trong hình không đều nhau không?” Học sinh sẽ trả lời: “Do quả bóng chuyển động rơi ngày càng nhanh”)
2/.Cho học sinh thực hiện theo nhóm và lần lượt trả lời các câu C1, C2, C3 
(Song song đó, giáo viên có thể thực hiện thao tác thả rơi quả bóng để học sinh quan sát giai đoạn rơi xuống).
3/.Yêu cầu học sinh đọc tiếp câu C4
(Thảo luận và trả lời câu C4)
Thí nghiệm 2:
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 2.
Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm, quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Khi quan sát chuyển động của con lắc (dây)
Chú ý: Cho con lắc dao động qua 3 vị trí A, B, C. Vị trí B thấp nhất được chọn làm mốc để tính độ cao.
Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời C5, C6, C7, C8.
Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Yêu cầu học sinh kết luận như sách giáo khoa.
Thí nghiệm 3: Con lắc Măc-xoen.
(Phần nầy sẽ được tiến hành nếu có đủ thời gian để củng cố phần kết luận của sách giáo khoa).
I.SỰ CHUYỂN HÓA CỦA CÁC DẠNG CƠ NĂNG:
Thí nghiệm 1: Quả bóng rơi
Quả bóng rơi xuống:
Trong thời gian quả bóng rơi:
Độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần.
Thế năng của quả bóng giảm dần còn động năng của nó tăng dần.
Quả bóng nẩy lên:
Trong thời gian quả bóng nẩy lên:
Độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của quả bóng giảm dần.
Thế năng của quả bóng tăng dần còn động năng của nó giảm dần.
Tại A: 
Thế năng lớn nhất.
Động năng nhỏ nhất.
Tại B: 
Thế năng nhỏ nhất.
Động năng lớn nhất.
Thí nghiệm 2: Con lắc dao động
a. Con lắc đi từ A đến B:
Vận tốc tăng dần: thế năng chuyển hóa thành động năng.
b. Con lắc đi từ B đến C:
Vận tốc giảm dần: động năng chuyển hóa thành thế năng.
Tại A và C: thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất (bằng không).
Tại B: động năng lớn nhất, thế năng nhỏ nhất.
Kết luận:
-Trong chuyển động của con lắc đã có sự chuyển hóa liên tục các dạng cơ năng: Thế năng chuyển hóa thành động năng và động năng chuyển hóa thành thế năng.
-Khi con lắc ở vị trí thấp nhất (vị trí cân bằng), thế năng đã chuyển hóa hoàn toàn thành động năng; Khi con lắc ở vị trí cao nhất, động năng đã chuyển hóa hoàn toàn thành động năng.
Hoạt động 3: Thông báo định luật bảo toàn cơ năng (5 phút)
1/.Giáo viên nói: “Các thí nghiệm vừa rồi và rất nhiều thí nghiệm khác chứng tỏ rằng mỗi khi thế năng giảm thì động năng của vật tăng lên và ngược lại vì thế có thể hình dung rằng tổng của chúng không đổi và ta có thể kết luận như trong sách giáo khoa”.
2/.Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc dòng chữ in đậm phần II và khuyến khích các em khác nhắc lại nội dung kết luận mà không dùng sách (không yêu cầu cao về sự chính xác văn học mà chỉ lưu ý tính chính xác vật lý)
3/.Giáo viên nói: “Tại bất kỳ một điểm nào trong quá trình vật dao động có thể thay đổi thế năng và động năng nhưng tổng động năng và thế năng tức cơ năng không đổi, tức cơ năng được bảo toàn”.
4/.Giáo viên mời một học sinh đọc tiếp phần ghi chú (về thực tế cơ năng không bảo toàn), và giới thiệu về chuyển hóa cơ năng thành một dạng năng lượng khác (sẽ được học ở phần sau).
II.BẢO TOÀN CƠ NĂNG:
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói: Cơ năng được bảo toàn.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức. Hướng dẫn học ở nhà (10 phút)
-Yêu cầu học sinh: 
Đọc và trả lời C9.
Đọc phần đóng khung và ghi vào vở.
III.VẬN DỤNG:
a/.Thế năng của chiếc cung chuyển hóa thành động năng của mũi tên.
b/.Nước từ trên đập cao chảy xuống: thế năng chuyển hóa thành động năng.
c/.Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng: động năng chuyển hóa thành thế năng (khi vật đi từ dưới lên) và ngược lại (khi vật đi từ trên xuống).
IV. NỘI DUNG CẦN NHỚ:
-Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại, thế năng cũng có thể chuyển hóa thành động năng.
-Trong quá trình cơ học: Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
-Dặn học sinh: 
Đọc phần “Có thể em chưa biết”
Làm các bài tập về nhà: Bài tập từ 17.1 đến 17.5 trang 24 sách bài tập.
Chuẩn bị tổng kết và ôn tập chương I (CƠ HỌC)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ly 8 HKI.doc