Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Lan

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Lan

C4: Công thức tính lực đẩy Ác - si - mét:

FA = P chất lỏng mà vật chiếm chỗ

FA = d . V

d là trọng lượng riêng chất lỏng. Đơn vị N/m3

V là thể tích chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Đơn vị m3

FA là lực đẩy của chất lỏng lên vật. Đơn vị N

1) Kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét cần phải đo lực đẩy:

Đo P1 vật trong không khí

Đo P2 vật trong chất lỏng.

FA = P1 - P2

2) Đo trọng lượng chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

- Đo V vật bằng cách:

Vvật = V2 - V1

V1: Thể tích nước lúc đầu

V2: Thể tích khi vật nhung chìm trong nước.

- Đo trọng lượng của vật: Có V1

+ Đo P1 bằng cách đổ nước vào bình đo bằng lực kế.

+ Đổ nước đến V2, đo P2

P nước mà vật chiếm chỗ = P2 - P1

- So sánh FA và P nước mà vật chiếm chỗ.

 

doc 83 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1 
 Ngày soạn : 24/8/2009
 Ngày dạy : 25 -29/8/2009
 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I - Mục tiêu:
- Vì đây là bài đầu của chương nên yêu cầu hướng dẫn cho HS mục tiêu cơ bản của chương cơ học bằng cách đọc mục đầu chương. 
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày, có nêu được vật làm mốc. 
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái. 
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 
II - Chuẩn bị:1. Cho cả lớp: 
- Tranh vẽ 1.2, 1.4, 1.5 phóng to thêm để HS xác định quỹ đạo chuyển động của một số vật. 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung điền từ cho C6 và thí nghiệm. 
2. Cho mỗi nhóm HS: Dụng cụ thí nghiệm: 
 1 xe lăn., 1 con búp bê, 1 khúc gỗa. 1 quả bóng bàn. 
III- Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút) 
Hoạt động cuỷa GV
Hoạt động cuỷa HS
1. Giới thiệu chương trình Vật lý 8
- Gồm 2 chương Cơ học và Nhịêt học 
- Trong chương I, ta cần tìm hiểu bao nhiêu vấn đề, đó là vấn đề gì.
- Bài 1: Chuyển động cơ học
- Đặt vấn đề: Như SGK
GV: có thể nhấn mạnh, như trong cuộc sống ta thường nói một vật là đang chuyển động hay đứng yên.
Nghe giới thiệu
- Đọc SGK (trang 3) 
- Tìm hiểu các vấn đề cần nghiên cứu. 
- 1 HS đọc to các nội dung cần tìm hiểu.
- Ghi đầu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên (12 phút)
- Em nêu 2 ví dụ về vật chuyển động, 2 ví dụ về vật đứng yên.
- Tại sao nói vật đó chuyển động ?
- HS có thể nêu những hiện tượng nói vật đó chuyển động là: Do bánh xe quay, hoặc do có khói.....Rất ít em nói là vị trí của vật đó so với mình hoặc gốc cây thay đổi. Do đó, sau khi HS nêu hiện tượng để khẳng định vật đó chuyển động thì GV có thể nêu ra: Vị trí của vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động. 
- Vị trí vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên. 
- Vậy, khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên? 
- Yêu cầu trả lời C1.
- GV chuẩn lại câu phát biểu của HS, nếu HS phát biểu còn thiếu (phần lớn HS chỉ chú ý đến vị trí của vật so với vật làm mốc, mà không chú ý chỉ thời gian so sánh). Vì vậy, GV phải lấy ví dụ 1 vật lúc chuyển động, lúc đứng yên để HS khắc sâu kết luận. 
- Cho HS kém đọc lại kết luận SGK.
2. Vận dụng.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị câu phát biểu: Vật làm mốc là vật nào? 
- GV yêu cầu nhận xét câu phát biểu của bạn. Nói rõ vật nào làm mốc.
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên
- Gọi 2 HS trình bày ví dụ.
- Trình bày lập luận chứng tỏ vật trong VD đang chuyển động hay đứng yên.
- Trả lời C1
- HS khá đưa ra nhận xét khi nào nhận biết được vật chuyển động hay đứng yên. Muốn nhận biết được vật chuyển động hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật làm mốc. 
- Ghi bài: Cách xác định vật chuyển động. HS kém phát biểu hoặc đọc lại kết luận.
Kết luận: Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đ ổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Trả lời câu 2 (C2)
- Ví dụ của HS 
C3: Khi nào vật được coi là đứng yên ?
HS đưa ra ví dụ
 Ghi bài tiếp cách xác định vật đứng yên .
Hoạt động 3: II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên (10 phút)
- Treo tranh 1.2 lên bảng. 
- GV đưa ra thông báo 1 hiện tượng: hành khách đang ngồi trên 1 toa tàu đang dời nhà ga.
- Nếu HS chỉ trả lời hành khách đứng yên hay chuyển động, GV phải chuẩn lại so với nhà ga thì vị trí của hành khách thay đổi đ hành khách chuyển động so với nhà ga.
- Nếu HS trả lời chuẩn rồi thì GV nên gọi thêm một vài HS ở các đối tượng khác nhau trả lời lại để củng cố khái niệm vật chuyển động.
- Tương tự C4: GV chuẩn lại sao cho khoảng 3 HS trả lời được. 
- Dựa vào nhận xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật như C4, C5 để trả lời C6.
- Treo bảng phụ. 
- Yêu cầu HS lấy một vật bất kỳ, xét nó chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào ?2. HS làm thí nghiệm đơn giản theo nhóm: 1 hộp bút đặt trên mặt bàn, 1 con búp bê đặt trên xe lăn rồi đẩy xe lăn.
-GV để HS tự trả lời, sau đó gọi 3 HS có những ý kiến khác nhau đ hướng dẫn cho HS phân tích từng cách trả lời của mỗi bạn.
- GV có thể thông báo cho HS thông tin trong Thái dương hệ, Mặt Trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của Thái dương hệ sát với vị trí của Mặt Trời, vậy coi Mặt Trời là đứng yên còn các hành tinh khác chuyển động.
. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- HS trả lời C4
- Xem tranh 1.2 SGK.
- C4: Hành khách chuyển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi. 
C5: So với toa tàu, hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách với toa tàu là không đổi.
C6: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật kia.
- HS điền vào vở BT in (nếu có) 
- Xem bảng phụ. 
C7: Xét vật.......................................
Vật chuyển động so với:...................
Vật đứng yên so với:.........................
- Nhận xét: Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
Trả lời: So với cái hộp bút thì búp bê ................do .....................................
So với xe lăn, búp bê.........................
do.......................................................
2. Vận dụng
C8: Nếu coi một điểm gắn với TĐ làm mốc thì vị trí của MT thay đổi từ đô
Hoạt động 5: IV. Vận dụng (13 phút)
1. Vận dụng (10 phút) 
- Treo tranh vẽ hình 1.4. Cho làm C10 (cá nhân) 
- Gọi một số HS trình 
 Để HS trả lời 
- HS nhận xét ví dụ của bạn. Nếu đúng thì GV cho HS nhắc lại. Còn nếu chưa đúng thì GV có thể lấy ví dụ của đầu cánh quạt máy khi quay và so sánh vị trí của đầu cánh quạt với trục của động cơ.
2. Củng số (3 phút)
- Thế nào gọi là chuyển động cơ học ?
 Thế nào gọi là tính tương đối của chuyển động cơ học ? 
 Các chuyển động cơ học thường gặp là dạng nào ?
- GV có thể đưa ra một hiện tượng ném vật nằm ngang đ quỹ đạo chuyển động của nó là gì ?
 Hướng dẫn về nhà: (2 phút)- Học phần ghi nhớ. 
- Làm bài tập từ 1.1 đến 1.6 SBT. 
- Đọc thêm mục “có thể em chưa
TUẦN: 2 Ngày soạn : 30/8/2009
TIẾT : 2 ngày dạy : 31/8- 5/9/2009
vận tốc
I - Mục tiêu:
- So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động. 
- Nắm được công thức vận tốc v = và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị chính của vận tốc là m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. 
- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.
II - chuẩn bị:
Cho cả lớp: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 2.1 SGK. 
Tranh vẽ phóng to hình 2.2 (tốc kê); Tốc kế thực (nếu c
III - Hoạt động dạy:
Hoạt động 1: Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập (5 phút)
1. Kiểm tra (4 phút)
Hoạt động cuỷa GV
Hoạt động cuỷa HS
 Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì ? (15 phút)
- Yêu cầu HS đọc thông tin trên bảng 2.1. Điền vào cột 4,5.
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trên bảng 2.1. Điền vào cột 4,5.
- Yêu cầu mỗi cột 2 HS đọc, nếu thấy đúng thì GV chuẩn bị cho HS chưa làm được theo dõi. Còn nếu chưa đúng, GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV: Quãng đường đi trong 1 s gọi là gì ? 
- Cho ghi: Khái niệm vận tốc
- Yêu cầu làm C3
I. Vận tốc là gì ? (12 phút -) 
- Đọc bảng 2.1.
- Thảo luận nhóm để trả lời C1.
- Crả lời C1: (5 phút) 
- Trả lời C2 : (5 phút) 
- Ghi vở: Vận tốc: quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian.
- Trả lời C3: 5 phút 
- Ghi vào vở BT in
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính vận tốc (2 phút)
- HS có thể phát biểu được biểu thức công thức vận tốc vì đã được học trong môn toán. Vì vậy, sau khi xây dựng công thức, GV nên dành thời gian khắc sâu đơn vị các đại lượng và nhấn mạnh ý nghĩa vận tốc. Cách trình bày một công thức tính một đại lượng nào đều phải biết giới thiệu các đại và điều kiện các đại lượng.
 v =
Trong đó: S là quãng đường 
 t là thời gian 
 v là vận tốc
Hoạt động 4: Xét đơn vị vận tốc (5 phút)
- GV thông báo cho HS biết đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó. 
- Đơn vị chính là m/s. 
- Cho làm C4
- GV có thể hướng dẫn HS cách đổi: 
3m/s = = =
x . = 10,8 km/h
- HS làm C4 (cá nhân) 
- 1 HS đọc kết quả. 
- HS trình bày cách đổi đơn vị vận tốc 1km/h = ? m/s 
- Cả lớp cùng đổi: 
v = 3m/s = ? km/h
Hoạt động 5: Nghiên cứu dụng cụ vận tốc: Tốc kế (2 phút)
- GV thông báo cho HS biết đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó. 
- Đơn vị chính là m/s. 
- Cho làm C4
- GV có thể hướng dẫn HS cách đổi: 
3m/s = = =
x . = 10,8 km/h
- Xem tốc kế hình 2.2.
- Nếu có điều kiện cho xem tốc kế thật.
- Nêu cách đọc tốc kế.
Hoạt động 6: Vận dụng - Củng cố (14 phút)
1. Vận dụng
- Chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất 
- GV xem kết quả, nếu HS không đổi về cùng một đơn vị thì phân tích cho HS thấy chưa đủ khả năng so sánh. 
- Yêu cầu HS đổi ngược lại ra vận tốc km/h. 
- Yêu cầu HS tóm tắt đầu bài C6 (có thể HS chưa quen tóm tắt ) đ GV hướng dẫn HS tóm tắt. 
t = 1,5h 
s = 81 km. 
v1 (km/h) = ? 
v2 (m/s) = ? 
- HS tự tóm tắt (gọi 3 HS lên bảng) trình bày 3 bài C5, C6, C7) 
- HS dưới lớp vẫn tự giải 
- GV cho HS so sánh kết quả với HS trên bảng để nhận xét 
- Hướng dẫn: 
+ Cần chú ý đổi đơn vị 
+ Suy diễn công thức 
Sẽ có HS cứ vận dụng nguyên công thức s = v.t , mà không đổi đơn vị. 
- Cũng nên chọn 1 HS khá, 1 HS trung bình, 1 HS giỏi. 
2. Củng cố
- Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì ?
- Công thức tính vận tốc 
- Đơn vị vận tốc ? nếu đổi đơn vị thì số đo vận tốc có thay đổi không ?
* Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Học phần ghi nhớ. Đọc mục “Có thể em chưa biết” 
- Làm bài tập từ 2.1 đến 2.5 SBT. 
TUẦN :3 Ngày soạn : 6/9/2009
TIẾT : 3 Ngày dạy : 7-12/9/2009
 động Chuyển đều - chuyển động không đều
I - mục tiêu: 
Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu được những ví dụ về chuyển động đều và không đều thường gặp. 
- Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian. 
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. 
- Làm thí nghiệm và ghi kết quả tương tự như bảng 3.1. 
Kỹ năng:
Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được quy luật của chuyển động đều và không đều. 
Thái độ:
Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm. 
II - Chuẩn bị :
1. Cho cả lớp: Bảng phụ ghi vắn tắt các bước TN; kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như hình ( Bảng 3.1) SGK. 
2. Cho mỗi nhóm HS :
- 1 máng nghiêng; 1 bánh xe; 1 bút dạ để đánh dấu. 
- 1 đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ bấm giây. 
III ... o HS theo hình thức trò chơi trên 2 bảng phụ cho 2 HS bằng cách chọn phương án đúng, sau đó so sánh với đáp án mẫu của GV và tính mỗi câu chọn đúng 1 điểm. Ai có điểm cao hơn người đó thắng cuộc.
- Phần II: Trả lời câu hỏi, GV cho HS thảo luận theo nhóm.
- Điều khiển cả lớp thảo luận câu trả lời phần II, GV có kết luận đúng để HS ghi vở. 
- Phần III: Bài tập GV gọi HS lên bảng chữa bài. Yêu cầu HS khác dưới lớp làm bài tập vào vở. 
- GV thu vở của một số HS chấm bài.
- Gọi HS nhận xét bài củ các bạn trên lớp, GV nhắc nhở những sai sót HS thường gặp. 
- Tham gia thảo luận theo nhóm phần II
- Ghi vào vở câu trả lời đúng sau khi có kết luận chính thức của GV.
- 2 HS lên bảng chữa bài tương ứng với 2 bài tập phần III. HS khác làm bài vào vở.
- Tham gia nhận xét bài của các bạn trên bảng
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi ôn chữ: Thể lệ:
+ Chia 2 đội, mỗi đội 4 người 
+ Gắp thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương ứng với thứ tự hàng ngang của ô chữ 
+ Trong vòng 30 giây (có thể cho HS ở dưới đếm từ 1 đến 30) kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống. Nếu quá thời gian trên không được tính điểm. 
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm 
+ Đội nào số điểm cao hơn đội đó thắng. 
- Phần nội dung của từ hàng dọc, GV gọi 1 HS đọc sau khi đã điền đủ từ hàng ngang. 
- Phương án 2: Điền từ hàng dọc, đọc ở hàng ngang.
- HS chia 2 nhóm, tham gia trò chơi 
- HS ở dưới là trọng tài và là người cổ vũ cho các bạn chơi của mình.
A. Hãy điền vào hàng dọc:
1. Tên chung các vật thường đốt để thu nhiệt lượng. 
2. Quá trình xảy ra khi đốt cháy một đống củi to.
3. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí .
4. Một yếu tố làm cho vật thu nhiệt hoặc toả nhiệt.
5. Một thành phần cấu tạo nên vật chất. 
6. Khi hai vật trao đổi nhiệt, vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ ...
7. Nhiệt năng của vật là tổng .... của các phân tử cấu tạo nên vật.
8. Hình thức truyền nhiệt của chất rắn.
9. Giữa các nguyên tử, phân tử có ...
B. Hãy đọc từ ở hàng ngang chỗ có đánh dấu
4.Củng cố
5.Hướng dẫn về nhà
	Ôn tập kỹ toàn bộ chương trình của HKII chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì.
tiết 34 : ôn tập
I/ Mục tiêu :
	- Trả lời được các câu hỏi phần ôn tập
	- làm được các bài tập phần vận dụng.
	- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ II.
II/ Chuẩn bị :
	GV :SGK + Bài soạn
	- Kẻ sẵn bảng 29.1 ra bảng phụ.
- Bài tập phần B - vận dụng mục I (bài tập trắc nghiệm)
	- Chuẩn bị sẵn bảng trò chơi ô.
	HS : SGK + vở ghi + vở bài tập
III/ Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV hớng dẫn học sinh thảo luận chung trên lớp câu hổi phân ôn tập.
Phần I - Trắn nghiệm : Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời bằng cách chọn đáp án đúng sau đó so sánh với đáp án mẫu của giáo viên 
Phần II - trả lời câu hỏi
? học sinh thảo luận theo nhóm.
? cả lớp thảo luận câu trả lời phần II à giáo viên kết luận à học sinh ghi vào vở
GV thu vở chấm bài
Phần III - Bài tập, giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa bài, yêu cầu các học sinh khác làm bài tập vào vở.
- Giáo viên thu một số vở chấm bài
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn, giáo viên nhắc nhở những sai sót học sinh thờng mắc
- Giáo viên hướng dẫn cách làm một số bài tập mà học sinh cha làm đợc ở nhà
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ. Thể lệ trò chơi 
 + Chia 2 đội, mỗi đội 4 ngời
Gắp ngẫu nhiên câu hỏi tơng ứng với thứ tự hàng ngang của ô chữ
- Trong vòng 30 giây kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống
- Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm, đội nào cao điểm hơn đội đó thắng
Phơng án 2 Điền từ hàng dọc, đọc ở hàng ngang
a. Điền từ hàng dọc 
1. tên chung các vật thường đốt để thu nhiệt lượng.
2. Quá trình xảy ra khi đốt cháy một đống củi
3. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí
4. Một yếu tố làm cho vật thu nhiệt hoặc toả nhiệt
5. Một thành phần cấu tạo nên vật chất
6. Khi hai vật trao đổi nhiệt, vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ 
7. Nhiệt năng của vật là tổng  của các phân tử cấu tạo nên vật
8. Hình thức truyền nhiệt của chất rắn
9. Giữa các nguyên tử, phân tử có 
I - Ôn tập
- Học sinh thảo luận trên lớp về các câu hỏi của câu hỏi phần ôn tập
- Chữa hoặc bổ sung vào vở.
II - Vận dụng
- Đại diện một số em lên chọn phơng án trả lời
-Tham gia thảo luận theo nhóm phần II
- Ghi vào vở câu trả lời đúng sau khi có kết luận chính thức của giáo viên.
- 2 học sinh lên bảng chữa bài t ương ứng với 2 bài tập phần III - học sinh khác làm bài vào vở.
- Tham gia nhận xét bài của bạn
4.Củng cố
5.Hướng dẫn về nhà
	Ôn tập kỹ toàn bộ chương trình của học kỳ II, chuẩn bị cho tiết kiểm tra
Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu: 
	- Yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản, kỹ năng, kỹ xảo của chương trình vật lý lớp 8.
	- Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với chương trình vật lý lớp 8.
II. Chuẩn bị của GV và HS : 
	* GV: Soạn đề bài, đáp án và biểu điểm 
	* HS: Học bài theo hướng dẫn
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung
Đề bài lớp 8B
I/ Trắc nghiệm: Hãy khoanh vào các chữ cái đứng trước các câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Các sắp xếp sự dẫn nhiệt nào sau đây từ tốt đến kém
	A. Chất lỏng, chất khí, chất rắn	B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí
	C. Chất khí, chất rắn, chất lỏng	D. Chất lỏng, chất rắn, chất khí.
Câu 2: Đốt m1 kg củi khô và m2 kg Hiđrô để cùng được một nhiệt lượng thì:
	A. m1 > m2 	B. m1 < m2 	C. m1 = m2	 D. m1 =3m2
Câu 3: Cho 1kg nước nóng ở 1000C vào 2kg nước ở 250C sau một thời gian nhiệt độ của hỗn hợp là:
	A. 750C	B. 500C	C. 300C	D. 250C
Câu 4: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày
	A. Giữa các lớp áo mỏng có lớp không khí dẫn nhiệt kém
	B. áo mỏng dẫn nhiệt kém hơn áo dày
	C. áo mỏng mặc được sát vào người hơn
	D. Giữa các lớp áo mỏng có lớp không khí không dẫn nhiệt.
Câu 5: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào 
	A. Chỉ ở chất lỏng	B. Chỉ ở chất khí
	C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí	D. ở các chất lỏng, khí, rắn.
Câu 6: điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Trong quá trình cơ học động năng có thể  (1).. lẫn nhau nhưng cơ năng thì (2) .. 
b. Chất rắn dẫn nhiệt (3).. chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt (4)..
c. Nhiệt truyền từ vật có .(5) .. sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật (6) ..
II/ Tự luận:
1/ Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
2/ Có một lon nước ngọt và một cục đá lạnh em phải đặt như thế nào lon nước lên trên cục đá hay cục đá lên trên lon nước để có thể làm nước lạnh đi nhanh nhất? vì sao ?
3/ Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 250C 
a/ Tính nhiệt lượng quả cầu nhôm đã toả ra.
b/ Tính khối lượng nước coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhiệt dung riêng của nước lằ 4200J/Kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K. 
Đáp án và biểu điểm 
I/ Trắc nghiệm: 
	Câu 1: B. (0,5 điểm)	Câu 2: A. (0,5 điểm)	
	Câu 3: B. (0,5 điểm)	Câu 4: A. (0,5 điểm)	
	Câu 5: C. (0,5 điểm)
Câu 6: 	(1) - Chuyển hoá	(0,5 điểm)	(2) - Bảo toàn	(0,5 điểm)
	(3) - tốt	(0,5 điểm)	(4) - Kém	(0,5 điểm)
	(5) - Nhiệt độ cao hơn	(0,5 điểm)	(6) - cân bằng	(0,5 điểm)
II/ Tự luận:
1/ Phát biểu định luật: 	(1 điểm)
2/	+ Đặt cục đá lạnh lên trên lon nước ngọt 	(0,5 điểm)
	+ Vì làm như vậy lớp nước ở trên bị lạnh đi trước trọng lượng riêng tăng nó chìm xuống lớp nước ở dưới nhẹ hơn nổi lên bị làm lạnh lại chìm xuống tạo thành dòng đối lưu làm cho nước lạnh đi nhanh hơn.	(0,5 điểm)
3/ 	+ Tính được nhiệt lượng do nhôm toả ra Q1 = 9900J	 (1 điểm)
	+ Viết được công thức tính nhiệt lượng nước thu vào và phương trình cân bằng nhiệt 	(0,5 điểm)
	+ Tính được m 0,47 kg	(1 điểm)
Đề bài lớp 8A
I/ Trắc nghiệm: Hãy khoanh vào các chữ cái đứng trước các câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Người ta thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng nhiệt độ cuối cùng của chúng lần lượt là t1 , t2, t3 sẽ như thế nào :
	A. t1 > t2 > t3	B. t1< t2 < t3	
	C. t2 > t1 > t3	D. t2 = t1 = t3	
Câu 2: Kỳ thứ ba trong sự chuyển vận của động cơ nổ bốn kỳ là gì :
	A. Thoát khí	B. Đốt nhiên liệu
	C. Nén nhiên liệu	D. Hút nhiên liệu.	
Câu 3: Đơn vị của năng suất toả nhiệt là gì :
	A. J/kg	B. J/kg.K	C. J	D. kg/J
Câu 4: Tính nhiệt lượng quả cầu nhôm có khối lượng 200g toả ra khi hạ nhiệt độ từ t10C xuống t20C, biết nhiệt dung riêng của nhôm là c. Cách tính nào đúng :
	A. Q = 200c(t1 - t2)	B. Q = 0,2c(t1 - t2)
	C. Q = 0,2c(t2 - t1) 	D. Q = 0,2c(t2 - t1)	
Câu 5: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh ?
	A. Vì các phân tử nước và phân tử đường chuyển động nhanh hơn
	B/ Vì nước nóng có thể tích lớn hơn
	C. Vì các phân tử nước có thể tích lớn hơn.
	D. Vì các phân tử nước và đường chuyển động chậm hơn
Câu 6: điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Trong quá trình cơ học động năng có thể  (1).. lẫn nhau nhưng cơ năng thì (2) .. 
b. Chất rắn dẫn nhiệt (3).. chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt (4)..
c. Nhiệt truyền từ vật có .(5) .. sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật (6) ..
II/ Tự luận:
1/ Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
2/ Có một lon nước ngọt và một cục đá lạnh em phải đặt như thế nào lon nước lên trên cục đá hay cục đá lên trên lon nước để có thể làm nước lạnh đi nhanh nhất? vì sao ?
3/ Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 250C 
a/ Tính nhiệt lượng quả cầu nhôm đã toả ra.
b/ Tính khối lượng nước coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhiệt dung riêng của nước lằ 4200J/Kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K. 
Đáp án và biểu điểm 
I/ Trắc nghiệm: 
	Câu 1: D. (0,5 điểm)	Câu 2: B. (0,5 điểm)	
	Câu 3: A. (0,5 điểm)	Câu 4: B. (0,5 điểm)	
	Câu 5: A. (0,5 điểm)
Câu 6: 	(1) - Chuyển hoá	(0,5 điểm)	(2) - Bảo toàn	(0,5 điểm)
	(3) - tốt	(0,5 điểm)	(4) - Kém	(0,5 điểm)
	(5) - Nhiệt độ cao hơn	(0,5 điểm)	(6) - cân bằng	(0,5 điểm)
II/ Tự luận:
1/ Phát biểu định luật: 	(1 điểm)
2/	+ Đặt cục đá lạnh lên trên lon nước ngọt 	(0,5 điểm)
	+ Vì làm như vậy lớp nước ở trên bị lạnh đi trước trọng lượng riêng tăng nó chìm xuống lớp nước ở dưới nhẹ hơn nổi lên bị làm lạnh lại chìm xuống tạo thành dòng đối lưu làm cho nước lạnh đi nhanh hơn.	(0,5 điểm)
3/ 	+ Tính được nhiệt lượng do nhôm toả ra Q1 = 9900J	 (1 điểm)
	+ Viết được công thức tính nhiệt lượng nước thu vào và phương trình cân bằng nhiệt 	(0,5 điểm)
	+ Tính được m 0,47 kg	(1 điểm)
4.Củng cố
5.Hướng dẫn về nhà
	Ôn tập toàn bộ chương trình của học kỳ II, làm bài kiểm tra vào vở bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LY8.doc