Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Dương Thị Ngọc Nương

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Dương Thị Ngọc Nương

* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập

 Mặt trời mọc đằng đông và lặn đằng tây. Như vậy có phải là Mặt trời chuyển động còn Trái đất đứng yên không? Bài mới

* HĐ2 : Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên

 GV Yêu cầu HS đọc C1

HS Thảo luận từng cặp và trả lời C1

HS Trả lời C1, HS khác nhận xét

GV nhận xét thống nhất câu trả lời đúng

GV : Hướng dẫn HS đi đến nhận xét.

 Có mấy đối tượng (vật) xét trong các tình huống trên ?

- Có 2 đối tượng.

 Người ta đưa ra 2 đối tượng để làm gì ?

- Để so sánh trạng thái của chúng với nhau.

GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, ghi bảng. HS ghi vào vở.

 Làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên ?

 Một vật ntn được gọi là vật mốc ?

 Thế nào là chuyển động cơ học ?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chương 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Dương Thị Ngọc Nương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
§ 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Bài 1 - Tiết 1:
 Tuần 1:
I/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức :
Ø HS nắm được chuyển động cơ học và nêu được những VD về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
Ø Nêu được VD về tính tương đối của chuyển động và đưnùg yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
Ø Nêu được VD về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 
 2/ Kĩ năng : 
 Ø Rèn luyện khả năng quan sát, so sánh của HS.
 3/ Thái độ :
 Ø Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 
II/ TRỌNG TÂM:
	Ø Nhận biết một vật chuyển động và đứng yên 
	Ø Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.	
	Ø Một số chuyển động thường gặp
III/ CHUẨN BỊ :
 Ø GV chuẩn bị cho cả lớp : Tranh vẽ H1.1, 1.2, 1.3 SGK
 Ø HS chuẩn bị bài trước ở nhà
IV/ TIẾN TRÌNH : 
 1/ Ổn định: 
 GV ổn định - Kiểm diện 
 2/ Kiểm tra miệng: 
 Không kiểm tra bài cũ, dành thời gian này giới thiệu sơ lược về chương trình Vật lí 8 và các nội dung sẽ được tìm hiểu trong chương I.
 3/ Giảng bài mới :
GV dành thời gian KTBC để giới thiệu sơ lược về chương trình Vật lí 8. Chương trình vật lí 8 gồm 2 chương: Chương 1: Cơ học. Chương 2: Nhiệt học
Trong chương này các em sẽ được tìm hiểu về 10 nội dung sau:
Chuyển động là gi? Đứng yên là gì? 
Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
Lực có quan hệ với vận tốc như thế nào?
Quán tính là gì?
Aùp suất là gì? Aùp suất gây ra bởi chất lỏng, chất rắn, áp suất khí quyển có gì khác nhau?
Lực đẩy Aùc-si-mét là gì? Khi nào thì vật nổi, khi nào thì vật chìm?
Công cơ học là gi?
Công suất đặc trưng cho tính chất nào của việc thực hiện công?
Cơ năng, động năng, thế năng là gì?
Thế nào là bảo toàn và chuyển hoá cơ năng?
* GV GD hướng nghiệp: Nắm vững được kiến thức cơ bản về cơ học làm đượ6c những công việc nghiên cứu về cơ học đại cương trong các viện nghiên cứu; công việc nghiên cứu trong ngành giao thông vận tải, hàng không, hàng hải; chế tạo máy, thể thao, quân đội, công an
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
´ Mặt trời mọc đằng đông và lặn đằng tây. Như vậy có phải là Mặt trời chuyển động còn Trái đất đứng yên không? g Bài mới 
* HĐ2 : Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên 
 GV Yêu cầu HS đọc C1
HS Thảo luận từng cặp và trả lời C1
HS Trả lời C1, HS khác nhận xét
GV nhận xét thống nhất câu trả lời đúng
GV : Hướng dẫn HS đi đến nhận xét.
´ Có mấy đối tượng (vật) xét trong các tình huống trên ? 
- Có 2 đối tượng.
´ Người ta đưa ra 2 đối tượng để làm gì ? 
- Để so sánh trạng thái của chúng với nhau.
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, ghi bảng. HS ghi vào vở.
´ Làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên ? 
´ Một vật ntn được gọi là vật mốc ?
´ Thế nào là chuyển động cơ học ?
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C2
GV gọi 1 vài HS trả lời C2, nhận xét và thống nhất câu trả lời đúng
HS đọc C3 và thảo luận nhóm và trả lời C3.
Đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét.
´ Một người đang ngồi trên xe ôtô rời bến, hãy cho biết người đó chuyển động hay đứng yên ?
HS: Người ngồi trên xe ôtô đang rời bến và người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước, vì vị trí của người không thay đổi nên so với xe ôtô, với thuyền thì người ở trạng thaí đứng yên. 
 ´ Chỉ ra vật mốc trong trường hợp này.
 HS: Xe ôtô, thuyền. 
 ´ Có khi nào một vật vừa chuyển động vừa đứng yên không ? 
 HS: Có. Như xe ôtô, xe máy
GV từ VD của HS -> sang mục II
* HĐ3 : Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên 
GV treo H1.2 yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời C4, C5.
HS hoạt động cá nhân trả lời C4, C5. 
HS trả lời, GV nhận xét, ghi bảng.
GV từ 2 câu trả lời C4, C5 yêu cầu HS trả lời C6, C7. 
HS trả lời, HS khác nhận xét, sửa nếu sai.
GV nhận xét, ghi bảng.
Ø Từ C7, GV phân tích để HS thấy được vị trí của vật mốc khi xét vật chuyển động hay đứng yên.
GV yêu cầu HS trả lời C8
Hs trả lời C8. HS khác nhận xét. GV nx, ghi bảng.
* HĐ4: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp 
GV treo H1.3 yêu cầu HS quan sát và giới thiệu một số chuyển động thường gặp. 
Sau đó yêu cầu Hs trả lời C9
Hs trả lời C9, Hs khác nhận xét, GV nhận xét, ghi bảng.
* HĐ5 : Vận dụng
HS hoạt động cá nhân trả lời C10, C11.
HS khác nhận xét, sửa (nếu sai)
GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
TIẾT 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I./ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên 
C1 : So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông. 
- Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc)
- Vật mốc là vật được chọn để so sánh, thường vật mốc gắn liền với trái đất.
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
C2 : HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó.
C3 : Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
C4 : So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí người này thay đổi so với nhà ga.
C5 : So với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì vị trí hành khách đổi với toa tàu không đổi .
C6 :	(1) đối với vật này
	(2) đứng yên
C7 : Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu.
* Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối
C8 : Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi Mặt Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất. 
 III./ Một số chuyển động thường gặp .
* Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
C9 : 
- Chuyển động thẳng: quả bóng nẩy lên, viên phấn rơi 
 - Chuyển động cong: đá cầu, cầu lông... 
 - Chuyển động tròn: một điểm đầu cánh quạt, bánh răng líp, đĩa xe đạp
III./ Vận dụng 
C10 : 
 - Ôtô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện
 - Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với ngừơi bên đường và cột điện.
 - Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe.
 - Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và ngừơi lái xe. 	 
C11: Khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ như vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
 4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
Ø HS đọc ghi nhớ SGK
Ø Phiếu học tập:
Câu 1: Một hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động trên đường. Khi nói hành khách đứng yên nghĩa là ta đã chọn vật làm mốc là:
	a/ Cây ven đường	b/ Mặt đường	c/ Người lái xe	d/ Bến xe
Câu 2: Một chiếc bè đang thả trôi theo dòng nước thì:
	a/ Bè đang đứng yên so với dòng nước.	b/ Bè đang chuyển động so với dòng nước.
	c/ Bè đang đứng yên đứng yên so với bờ sông.	d/ Cả a, b, c đều sai
Câu 5: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối vì:
	a/ Khoảng cách không đổi.	b/ Vận tốc không đổi.
	c/ Phụ thuộc vật làm mốc.	d/ Cả a, b, c đều sai.
Đáp án: Câu 1: c Câu 2: a Câu 3: c
 5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
	Ø Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài. 
Làm bài tập 1.1 " 1.6/3,4 SBT.
Đọc mục “Có thể em chưa biết”/7SGK
	Ø Đối với bài học ở tiết học tiết theo: Chuẩn bị bài : §2. “Vận tốc”.
Vận tốc là gì ? 
Công thức tính vận tốc ?
Đơn vị vận tốc.
´ Công thức tính vận tốc là gì? Tính bằng đơn vị gì?
V/ RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1 Chuyen dong co hoc(1).doc