Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chủ đề 1 đến 3 - Nguyễn Hữu Huân

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chủ đề 1 đến 3 - Nguyễn Hữu Huân

C. Giải các bài tập cơ bản khác và bài tập nâng cao:

Bài 1. Một ôtô chuyển động trên quãng đường AB dài 100m với vận tốc 7,2km/h sau đó chuyển động trên quãng đường BC dài 0,25km hết 5/6 phút.

a. Tính thời gian ôtô chuyển động hết AB.

b. Tính vận tốc của ôtô trên BC.

c. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên AC.

Bài 2. Một chiếc canô chuyển động trên sông. Vận tốc của canô so với nước là 10m/s. Vận tốc của dòng nước chảy là 3,6km/h.

a. Tính thời gian canô chuyển động đến bến B cách bến A 38600m dưới bến A.

b. Tính thời gian canô chuyển động đến bến C cách bến A 16,2km trên bến A.

c. Nếu tắt máy thì sau 2giờ canô chuyển động đến bến D. Tính khoảng cách từ bến A đến bến D.

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Chủ đề 1 đến 3 - Nguyễn Hữu Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: 
Số tiết: 2
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức liên quan đến chuyển động, vận tốc và vận tốc trung bình.
- Giúp học sinh nắm vững các công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Từng bước nâng cao khả năng giải bài tập chuyển động của học sinh.
- Xây dựng thái độ học tập đúng đắn trong việc học Tự chọn và sự yêu thích môn Vật lý, đặc biệt là sự yêu thích việc giải bài tập Vật lý.
II. Chuẩn bị:
- Soạn giáo án, xây dựng nội dung lên lớp và dự kiến thời gian giảng dạy.
III. Lên lớp:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung, yêu cầu và các quy định trong việc học Tự chọn Vật lý 8
- Sơ lược nội dung của chủ đề
- Thông báo các quy định. 
- Nghe các nội dung sơ lược của chủ đề.
- Nghe và nhớ để thực hiện các quy định.
Chủ đề 1: VẬN TỐC 
 VẬN TỐC TRUNG BÌNH
Hoạt động 2: Củng cố lại các kiến thức lý thuyết
- Ghi các câu hỏi lên bảng. 
- Yêu cầu học sinh ghi các câu hỏi vào vở.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và từng học sinh trả lời từng câu hỏi.
- Ghi các câu hỏi lý thuyết vào vở.
- Từng học sinh trả lời từng câu.
 A. Câu hỏi lý thuyết:
 1. Chuyển động là gì? Cho VD minh hoạ
 2. Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc và các công thức suy ra từ công thức này rồi gọi tên và chỉ rõ đơn vị của các đại lượng trong các công thức.
 3. Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều? Cho VD minh hoạ.
 4. Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động của vật trên nhiều đoạn đường.
Hoạt động 3: Giải các bài tập theo yêu cầu của học sinh:
- Yêu cầu HS xem lại những bài toán khó, những bài HS không làm được.
- Gợi ý cách giải các bài tập đó.
- Gọi HS lên bảng giải theo tinh thần xung phong
- Sửa lại bài tập và yêu cầu HS ghi vào vở.
- Nêu những bài toán khó, HS không giải được.
- Nghe và chú ý gợi ý của giáo viên.
- Đại diện học sinh lên giải.
- Ghi bài làm hoàn chỉnh vào vở.
 B. Sửa bài tập Sách bài tập:
 (Chú ý bài tập 3.7 Sách bài tập Vật lý 8)
Hoạt động 4: Giải các bài tập cơ bản khác:
- Ghi các bài tập cơ bản khác lên bảng. 
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận và giải các bài tập đó.
- Gọi HS lên bảng giải bài tập.
- Sửa bài tập, có thể ghi điểm và cho HS ghi vào vở học.
- Ghi các bài tập khác vào vở học.
- Làm việc theo nhóm để giải các bài tập.
- Đại diện HS lên bảng giải bài tập.
- Ghi bài đã được hoàn chỉnh vào vở.
C. Giải các bài tập cơ bản khác và bài tập nâng cao:
Bài 1. Một ôtô chuyển động trên quãng đường AB dài 100m với vận tốc 7,2km/h sau đó chuyển động trên quãng đường BC dài 0,25km hết 5/6 phút.
a. Tính thời gian ôtô chuyển động hết AB.
b. Tính vận tốc của ôtô trên BC.
c. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên AC.
Bài 2. Một chiếc canô chuyển động trên sông. Vận tốc của canô so với nước là 10m/s. Vận tốc của dòng nước chảy là 3,6km/h.
a. Tính thời gian canô chuyển động đến bến B cách bến A 38600m dưới bến A.
b. Tính thời gian canô chuyển động đến bến C cách bến A 16,2km trên bến A.
c. Nếu tắt máy thì sau 2giờ canô chuyển động đến bến D. Tính khoảng cách từ bến A đến bến D. 
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại các nội dung cơ bản đã học trong buổi học.
- Nhắc học sinh xem lại, làm lại các bài tập đã thực hiện và tìm thêm các bài tập khác để làm thêm.
- Nhắc HS chuẩn bị trước các nội dung cho chủ đề tiếp theo: Áp suất.
- Thực hiện theo các yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
Những bổ sung sau khi dạy: 
..
..
..
..
..
..
..
Chủ đề 2: 
Số tiết: 2
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức liên quan đến áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển.
- Giúp học sinh nắm vững các công thức tính áp suất. Từng bước nâng cao khả năng giải bài tập tính áp suất và các đại lượng liên quan của học sinh.
- Xây dựng thái độ học tập đúng đắn trong việc học Tự chọn và sự yêu thích môn Vật lý, đặc biệt là sự yêu thích việc giải bài tập Vật lý.
II. Chuẩn bị:
- Soạn giáo án, xây dựng nội dung lên lớp và dự kiến thời gian giảng dạy.
III. Lên lớp:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố lại các kiến thức lý thuyết
- Ghi các câu hỏi lên bảng. 
- Yêu cầu học sinh ghi các câu hỏi vào vở.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và từng học sinh trả lời từng câu hỏi.
- Ghi các câu hỏi lý thuyết vào vở.
- Từng học sinh trả lời từng câu.
 A. Câu hỏi lý thuyết:
 1. Aùp lực là gì? Cho VD về áp lực.
2. Aùp suất là gì? Viết công thức tính áp suất. Gọi tên và chỉ rõ đơn vị của các đại lượng trong công thức.
3. Trình bày sự khác nhau giữa áp suất chất lỏng so với áp suất chất rắn.
4. Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Gọi tên và chỉ rõ đơn vị của các đại lượng trong công thức.
5. Nêu VD chứng tỏ sự tòn tại của áp suất khí quyển. 
6. Trình bày cách đo áp suất khí quyển (Thí nghiệm Tô-ri-xen-li)
Hoạt động 2: Giải các bài tập theo yêu cầu của học sinh:
- Yêu cầu HS xem lại những bài toán khó, những bài HS không làm được.
- Gợi ý cách giải các bài tập đó.
- Gọi HS lên bảng giải theo tinh thần xung phong
- Sửa lại bài tập và yêu cầu HS ghi vào vở.
- Nêu những bài toán khó, HS không giải được.
- Nghe và chú ý gợi ý của giáo viên.
- Đại diện học sinh lên giải.
- Ghi bài làm hoàn chỉnh vào vở.
 B. Sửa bài tập Sách bài tập:
 (Chú ý bài tập 8.6 Sách bài tập Vật lý 8)
Hoạt động 3: Giải các bài tập cơ bản khác và bài tập nâng cao:
- Ghi các bài tập cơ bản khác lên bảng. 
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận và giải các bài tập đó.
- Gọi HS lên bảng giải bài tập.
- Sửa bài tập, có thể ghi điểm và cho HS ghi vào vở học.
- Ghi các bài tập khác vào vở học.
- Làm việc theo nhóm để giải các bài tập.
- Đại diện HS lên bảng giải bài tập.
- Ghi bài đã được hoàn chỉnh vào vở.
C. Giải các bài tập cơ bản khác và bài tập nâng cao:
Bài 1. Một vật bằng nhôm (D = 2700Kg/m3) có thể tích 200cm3. Tính áp suất của vật gây ra khi đặt vật trên bàn. 
Bài 2. Một vật bằng đồng (d = 89000N/m3), có dạng hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh lần lượt là 5cmx10cmx15cm.
a. Tính thể tích của vật.
b. Tính áp lực khi đặt vật trên bàn.
c. Tính áp suất tác dụng lên vật khi đặt vật ở 3 tư thế khác nhau. 
Bài 3: Một cái thùng được đổ 20cm nước và 60cm nươc biển. 
a. Tính áp suất tại mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Cho rằng: Khi đổ hai chất lỏng vào thì chúng không bị trộn lẫn vào nhau.
b. Tính áp suất tại đáy thùng.
Bài 4: a. Nói áp suất khí quyển là 680mmHg có nghĩa là gì?
b. Tính áp suất đó ra đơn vị N/m2.
c. Ở độ sâu bao nhiêu dm trong nước biển thì áp suất có độ lớn như trên?
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại các nội dung cơ bản đã học trong buổi học.
- Nhắc học sinh xem lại, làm lại các bài tập đã thực hiện và tìm thêm các bài tập khác để làm thêm.
- Nhắc HS chuẩn bị trước các nội dung cho chủ đề tiếp theo: Lực đẩy Ác-si-mét.
- Thực hiện theo các yêu cầu và hướng dẫn của giao viên.
- Áp suất bao gồm: Aùp suất chất rắn, áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển.
- Áp suất chất rắn được tính theo công thức:
P = 
- Áp suất chât lỏng được tính theo công thức:
P = d.h
- Áp suất khí quyển được xác định thông qua thí nghiệm Tô-ri-xen-li nhờ áp suất gây ra bởi cột thuỷ ngân trong ống nghiệm dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng.
- Áp suất có đơn vị: N/m2; Pa hoặc mmHg, cmHg
Những bổ sung sau khi dạy: 
..
..
Chủ đề 3: 
Số tiết: 4
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét và điều kiện để vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng.
- Giúp học sinh nắm được cách đo lực đẩy Ác-si-mét bằng thí nghiệm.
- Giúp học sinh nắm vững công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét: FA = d.V và vận dụng được công thức này trong việc giải các bài tập về lực đẩy Ác-si-mét. Biết các điều kiện nổi, chìm của vật cũng như cách tính lực đẩy Ác-si-mét trong các trường hợp đó.
- Xây dựng thái độ học tập đúng đắn trong việc học Tự chọn và sự yêu thích môn Vật lý, đặc biệt là sự yêu thích việc giải bài tập Vật lý.
II. Chuẩn bị:
- Soạn giáo án, xây dựng nội dung lên lớp và dự kiến thời gian giảng dạy.
III. Lên lớp:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố lại các kiến thức lý thuyết
- Ghi các câu hỏi lên bảng. 
- Yêu cầu học sinh ghi các câu hỏi vào vở.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và từng học sinh trả lời từng câu hỏi.
- Ghi các câu hỏi lý thuyết vào vở.
- Từng học sinh trả lời từng câu.
 A. Câu hỏi lý thuyết:
1. Thế nào là lực đẩy Ác-si-mét?
2. Trình bày cách đo lực đẩy Ác-si-mét?
3. Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét, gọi tên và chỉ rõ đơn vị của các đại lượng trong công thức.
4. Viết các công thức suy ra từ công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và thử đặt tên cho các công thức đó.
5. Trình bày các điều kiện để vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng.
Hoạt động 2: Giải các bài tập theo yêu cầu của học sinh:
- Yêu cầu HS xem lại những bài toán khó, những bài HS không làm được.
- Gợi ý cách giải các bài tập đó.
- Gọi HS lên bảng giải theo tinh thần xung phong
- Sửa lại bài tập và yêu cầu HS ghi vào vở.
- Nêu những bài toán khó, HS không giải được.
- Nghe và chú ý gợi ý của giáo viên.
- Đại diện học sinh lên giải.
- Ghi bài làm hoàn chỉnh vào vở.
 B. Sửa bài tập Sách bài tập:
Hoạt động 3: Giải các bài tập cơ bản khác:
- Ghi các bài tập cơ bản khác lên bảng. 
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận và giải các bài tập đó.
- Gọi HS lên bảng giải bài tập.
- Sửa bài tập, có thể ghi điểm và cho HS ghi vào vở học.
- Ghi các bài tập khác vào vở học.
- Làm việc theo nhóm để giải các bài tập.
- Đại diện HS lên bảng giải bài tập.
- Ghi bài đã được hoàn chỉnh vào vở.
C. Giải các bài tập cơ bản khác và bài tập nâng cao:
Bài 1. Một vật bằng nhôm (D = 2700Kg/m3) nặng 200g được bỏ vào nước. Tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
Bài 2. Một chiếc xà-lan dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh là 1mx2mx3m.
a. Tính thế tích của xà-lan
b. Tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi xà-lan chìm ½ trong nước và chìm ¼ thể tích trong nước.
c. Trong 2 trường hợp ở câu b, trường hợp nào xà-lan nổi nhiều hơn? Vì sao?
Bài 3: Một vật bằng nhôm (D1 = 2700kg/m3) có thể tích 150cm3 được bỏ vào trong thuỷ ngân (D2 = 136000kg/m3).
a. Vật nổi hay chìm? Tại sao?
b. Nếu vật nổi, hãy tính phần thể tích vật nổi trên mặt thuỷ ngân.
Bài 4: Một vật bằng đồng và một vật bằng sắt có cùng thể tích. Vật bằng đồng được nhúng vào thùng dầu, vật bằng sắt được nhúng vào nước biển, cả hai vật được treo trên một đòn cân ban đầu đứng thăng bằng. Sau khi treo, đòn cân sẽ như thế nào? Vì sao?
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại các nội dung cơ bản đã học trong buổi học.
- Nhắc học sinh xem lại, làm lại các bài tập đã thực hiện và tìm thêm các bài tập khác để làm thêm.
- Nhắc HS chuẩn bị trước các nội dung cho chủ đề tiếp theo: Công, công suất.
- Thực hiện theo các yêu cầu và hướng dẫn của giao viên.
- Lực đẩy Ác-si-mét là lực tác dụng lên vật khi vật nhúng trong chất lỏng.
- Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính theo công thức FA = d.V; Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Một vật bỏ vào chất lỏng sẽ nổi khi: PFA (Hay dV > dl) và sẽ lơ lửng trong chất lỏng nếu: P=FA (Hay dV=dl)
Những bổ sung sau khi dạy: 
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de tu chon ly 8.doc