Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 7,8 - Trần Quang Tuyến

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 7,8 - Trần Quang Tuyến

Hoạt động 2: ( 10p) Tìm hiểu công thức tính áp suất :

-HS hoạt động nhóm tìm hiểu cách thiết lập công thức tính áp suất bằng cách dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng.

- HS dựa vào thông tin SGK về tên các đại lượng. HS nêu công thức, chỉ rấcc đại lượng trong công thức.

 =>Công thức tính áp suất : p =d.h

=>Đơn vị áp suất là N/m2 hay Pa (Paxican)

HĐ 3: ( 5 ph) Tìm hiểu bình thông nhau:

- HS đọc thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi C5 , Quan sát GV làm TN kiểm tra.

- Rút ra kết luận:

=> Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mức chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 7,8 - Trần Quang Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: ..........................
 Giảng ngày : ........................ Tiết Thứ : 07
Bài 7 : áp suất 
A-Mục tiêu :
+) Kiến thức : 
- Phát biểu được định nghĩa áp lục và áp suất. – Viết được công thức tính áp suất
- Vận dụng được công thức để giải một số BT định lượng .
- Nêu được cách tăng giảm áp suất.
 +) Kỹ năng : - Quan sát, - Thực nghiệm. Suy luận. Vận dụng.
+) Thái độ : - Hợp tác theo nhóm , hưởng ứng, yêu khoa học .
B - Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề. – Thực nghiệm 
C - Chuẩn bị : 
+) GV: Một chậu cát nhỏ, 3 miếng k/ loại hình khối lập phương . Hay 3 viên gạch.
+) HS: Nghiên cứu bài ở nhà.
D - Tiến trình lên lớp
 I ) ổn định lớp : Nắm HS vắng: ..........................................................................................
 II) Bài cũ : ?1: Thế nào là lực ma sát trượt, lăn, nghỉ ? Cho ví dụ ?
 ?2: Lực ma sát có ích ta phải làm gì ? Nếu có lợi ta phải làm gì ?
 III) Bài mới : 
1.Đặt vấn đề : Như ta đã biết máy kéo nặng lại chạy được trên nền đất mềm , ô tô nhẹ hơn lại không chạy đựơc trên nền đất mềm ? Để giải thích hiện tượng trên ta nghiên cứu bài 7 
 	2.Nội dung bài giảng :
Hoạt động của học sinh 
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động1:(10 p) Tim hiểu áp lực :
- HS đọc thông tin trong SGK tìm hiểu áp lực, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi C1.
- HS nêu định nghĩa về áp lực .
=> áp lực là lực ép cóphương vuông góc với mặt bị ép .
I) áp lực là gì ?
GV: Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK để Trả lời C1 và nêu câu hỏi gợi ý.
?: Hãy cho biết trong hình 7.3 lực nào là áp lực vì sao?
?: Hãy tìm thêm ví dụ ?
Hoạt động 2: ( 5p) Tìm hiểu áp suất :
 - HS hoạt động nhóm tìm hiểu cách làm TN phân công các HS phải quan sát hiện tượng gì. điền kết quả thu được vào bẳng 7.1 SGK.
 - HS hoàn thành các câu hỏi C2, C3. và rut ra kêt luận. Thống nhất kết luận đúng.
=> Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
HS đọc thông tin SGK tìm hiểu công thức tính áp suất
=> p = F/ S 
II) áp suất :
 1- Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu dụng cụ TN và cách làm TN, Phát dụng cụ cho các nhóm HS làm TN .
 ?: Hãy so sánh độ lớn của áp lực và của diện tích mặt bị ép trong các trường hợp của TN ?
GV: H/D HS điền kết quả vào bảng và rút ra kêt luận .
2- Công thức tính áp suất :
GV cho HS tìm hiểu công thức. 
?: Vậy muốn tính áp suất ta tính như thế nào ?
? Hãycho biết các đại lượng và đơn vị trong công thức?
HĐ 3: ( 10 phút ) Vận dụng : 
- Từng HS giải các câu C4, C5 SGK.
- Một HS lên bảng giải cho các lớp theo dõi thống nhất cách giải đúng 
III ) Vận dụng
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C8, C9 SGK 
GV trỏ lại phần đặt vấn đề 
?: Vậy vì sao xe tăng lại không bị mắc lầy còn ô tô lại không đi được ?
?: Người ta muốn tăng hoặc giảm áp suất thì phải làm như thế nào thay đổi các đại lượng nào ?
IV) Củng cố : - Qua bài ta cần nắm những nội dung cơ bản nào?
	=> áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép .
	=> Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
	=> Công thúc tính áp suất : p = F/ S 
 - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK . và phần có thể em chưa biết.
V) Dặn dò : - Học bài và làm các bài tập SBT 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5.
-Nghiên cứu trước bài 8- Lưu ý đọc trước bài ở nhà . 
E - Phần bổ sung : .......................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Soạn ngày: ..........................
Giảng ngày : ........................ Tiết Thứ : 08
Bài 8 : áp suất chất lỏng – bình thông nhau 
A-Mục tiêu : 
+) Kiến thức : - Mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của A/S trong chất lỏng.
- Viết được công thúc tinh A/S chất lỏng nêu được tên vào đơn vị tính A/S .
-Vận dung công tính A/S để giải một số bài tập.- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau .
 +) Kỹ năng : - Quan sát, - Thực nghiệm. - Dự đoán kết quả TN - Vận dụng.
+) Thái độ : - Hợp tác theo nhóm , hưởng ứng, yêu khoa học .
B - Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề. - Thực nghiệm 
C - Chuẩn bị : 
+) GV: - Bình trụ có đáy C vào hai lỗ A,B bịt bằng cao su 
	 - ống nghiệm không đáy có 1 đĩa D - Bình thông nhau .
+) HS: Nghiên cứu bài ở nhà.
D - Tiến trình lên lớp
 I ) ổn định lớp : Nắm HS vắng: ..........................................................................................
 II) Bài cũ : ?1: Nêu định nghĩa A/S , Viết công thức tính áp suất, làm câu C5 trên bảng?
 III) Bài mới : 
 1.Đặt vấn đề : Tại sao khi lặn xuống sâu người thợ lặn lại phải mặc áo lặn ? Hay đơn giản hơn là phải nhét bông vào tai ,để hiểu điều đó ta cùng nhau nghiên cưu bài 8.
 2.Nội dung bài giảng :
Hoạt động của học sinh 
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động1:(15 p) Tìm hiểu Sự tồn tại của âp suất chất lỏng:
- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình vẽ tìm hiểu cách làm TN . 
- HS các nhóm làm TN 1, Thảo luận và cùng trả lời câu C.1, C2 , - HS các nhóml àm TN 2, Thảo luận và cùng trả lời câu C.3, 
- HS Thảo luận nhóm rút ra kết luận, bằng cách trả lời câu hỏi C4 .
=>Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vất ở trong lòng chất lỏng.
I) Sự tồn tại của A/S trong lòng chất lỏng:
1- Thí nghiệm 1: - GV: Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK và H/D Hs làm TN , Nêu các câu hỏi C1, C2, để HS trả lời. 
?: Màng Cao su bị biến dạng chứng tỏ điều gì ?
2- Thí nghiềm 2 :
- GV: hướng dẫn HS làm TN 2, lưu ý HS khi thả dây trong ống ra phải nhẹ nhàng. H/D HS trả lời câu C3 SGK.
?: Đĩa D không bị rơi ra chứng tỏ điều gì ?
?: Vậy qua TN ta có thể rút ra được kết luận gì ?
- GV cho HS nêu kết luận vào đọc lại kết luận.
Hoạt động 2: ( 10p) Tìm hiểu công thức tính áp suất :
-HS hoạt động nhóm tìm hiểu cách thiết lập công thức tính áp suất bằng cách dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng.
- HS dựa vào thông tin SGK về tên các đại lượng. HS nêu công thức, chỉ rấcc đại lượng trong công thức.
 =>Công thức tính áp suất : p =d.h 
=>Đơn vị áp suất là N/m2 hay Pa (Paxican)
II) Công thức tính áp suất chất lỏng:
 - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu tìm hiểu cách thiết lập công thức tính áp suất bằng cách dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng.
?: Nếu gọi S là diện tích đáy của bình, h là chiều cao của bình, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Thì áp suất của chất lỏng được tính như thế nào ?
- GV: Nêu đơn vị của áp suất. Và mở rộng ra đối với các chất lỏng khác nhau .
?: Hãy cho biết vậy áp suất chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
HĐ 3: ( 5 ph) Tìm hiểu bình thông nhau:
- HS đọc thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi C5 , Quan sát GV làm TN kiểm tra. 
- Rút ra kết luận:
=> Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mức chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
III ) Bình thông nhau : 
GV cho HS đọc thông tin SGK vào hoàn thành câu C5.
GV hướng dẫn HS phân tích mức nước ở hai nhánh trong bình thông nhau.
?: Trong hình 8.6 a,b,c mức nước có cân bằng không vì sao ?
HĐ 4: ( 4 p) Vận dụng:
- Từng HS trả lời các câu hỏi C6, C7, C8, C9. SGK . 
- Hai HS lên bảng làm câu C7, C9 . Các HS khác đối chiếu và thống nhất cách giải đúng.
IV) Vận dụng:
GV hướngdẫn HS làm các bài tập vận dụng.
Thống nhất cách giải đúng.
 IV) Củng cố : - Qua bài ta cần nắm những nội dung cơ bản nào?
 =>Chất lỏng không chỉ gây ra A/S lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vất ở trong lòng chất lỏng.
 =>Công thức tính áp suất : p =d.h =>Đơn vị áp suất là N/m2 hay Pa (Paxican)
 => Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mức chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
 - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK . và phần có thể em chưa biết.
V) Dặn dò : - Học bài và làm các bài tập SBT 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5.
-Nghiên cứu trước bài 9 : áp suất khí quyển - Lưu ý đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị mỗi em một hộp sữa tươi nếu có , nếu không em nào có thì đem đi.. 
E - Phần bổ sung : ...............................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LY 8 T 78.doc