Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 4 đến 6 - Trần Quang Tuyến

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 4 đến 6 - Trần Quang Tuyến

Hoạt động1:(15p) Tim hiểu hai lực cân bằng:

- HS đọc thông tin trong SGK , hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi C1

- HS nêu khái niệm về hai lực cân bằng.

- HS đọc thông tin trong SGK , Dự đoán kết quả TN .

- HS quan sát GV làm TN và trả lời các câu hỏi của GV và hoàn thành các câu C2, C3, C4 C5, và ghi kết quả vào bảng 5.1 SGK.

=> Khi vật đang CĐ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật sẽ tiếp tục CĐ thẳng đều.

 I) Tìm hiểu hai lực cân bằng:

 1- Hai lực cân bằng là gì ?

GV: Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK để Trả lời C1 và nêu câu hỏi gợi ý.

?: Hãy kể tên các lực tác dụng lên 3 vật?

?: Hãy biểu diễn các lục đó ?

 2- Tác dụng của hai lực cân bằng len một vạt đang CĐ:

GV cho HS đọc thông tin SGK và dự đoán kết quả TN.

?: Ta dự đoán gì ? Vậy liệu vật có CĐ nhanh lên không, hay CĐ chậm lại không ?

?: Vậy khi các lực tác dụng cân bằng thì Vận tốc củavật có thay đỏi không ?

GV làm TN cho HS quan sát nhận xét kết quả TN với dự đoán ban đầu

Hoạt động 2: ( 5p) Tìm hiểu về quán tính:

- HS đọc thông tin SGK tìm hiểu khái niệm quán tính .Nêu nhận xét . => Khi có lực T/D, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. II) Quán tính: 1- Nhận xét :

- GV cho HS tìm hiểu KN Quán tính.

2- Vận dụng

GV: làmTN cho HS quan sát và tìm cách giải thích hiện tượng .

GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 4 đến 6 - Trần Quang Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: ..........................
 Giảng ngày : ........................ Tiết Thứ : 04
Bài 4 : Biểu diễn lực 
A- Mục tiêu :
+) Kiến thức : - Nêu được các ví dụ thể hiện tác dụng lực làm thay đổi vận tốc của vật.
 - Nhận biết được lực là một đại lượng véc tơ.
 - Biểu diễn được véc tơ lực - Xác định được các yếu tố của lực.
 - Điểm đặt lực, phương chiều độ lớn của lực.
 +) Kỹ năng : - Quan sát, - Suy luận, tổng hợp , So sánh - Vẽ véc tơ lực 
+) Thái độ : - Hợp tác theo nhóm , hưởng ứng, yêu khoa học .
B - Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề. 
C - Chuẩn bị : -Mỗi nhóm HS: Gồm Xe lăn, lò xo, nan châm, giá TN, thước thẳng 
D - Tiến trình lên lớp
 I ) ổn định lớp : Nắm HS vắng: ...........................................................................................
 II) Bài cũ (7 p) : ?1: Thể nào là CĐ đều, CĐ không đều. Cho ví dụ ?
 ?2: Viết công thức tính vận tốc của CĐ không đều ? 
 III) Bài mới : 1.Đặt vấn đề : Như ta đã biết lực có thể làm vật biến đổi CĐ hay làm vạt bị biến dạng.Vậy làm thế nào để biểu diễn các lực đó ?Ta cùng nhau nghiên cứu bài 4:... 
 2.Nội dung bài giảng :
Hoạt động của học sinh 
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: ( 5 p) ôn lại khái niệm lực:
- HS đọc thông tin trong SGK để nhớ lại khái niệm lực đã học ở lớp 6.
- HS nêu các khái niệm về lực . Trả lời câu C1 SGK, làm lại thí nghiệm hình 4.1 SGK 
I) Nhắc lại KN về lực: 
GV: Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK để nhớ lại KN lực đã học ở lớp 6 .
GV cho HS nhắc lại kiến thức bằng cách trả lời C1? 
Hoạt động 2: ( 20 p) Tìm hiểu cách biểu diễn lực: 
- HS đọc thông tin SGK tìm hiểu thế nào là một đại lượng véc tơ. 
- HS: Nêu KN đại lượng véc tơ. 
=>Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng véc tơ .
HS: Thảo luận nhóm tìm hiểu cách biểu diễn véc tơ lực và vẽ véc tơ lực.
HS: vẽ véc tơ lực vào vở Hình 4.3 SGK 
II) Biểu diễn lực :
1- Lực là một đại lượng véc tơ :
GV: cho HS đọc thông tin SGK tìm hiểu thế nào là một đại lượng véc tơ. 
?Vậy một đại lượng như thế nào thì được gọi là một đai lượng véc tơ ? 
?Hãy cho biết Khối lượng có phải là đại lượng véc tơ không ? vì sao? 
2- Cách biểu diễn và ký hiệu véc tơ lực 
 GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách biểu diễn véc tơ lực.
?: Cho biết gốc mũi tên, chiều mũi tên, độ dài mũi tên cho biết gì ? 
GV: cho HS vẽ hình 4.3 vào vở cho một số em lên nêu các yếu tố trên hình vẽ ? 
HĐ 3: ( 10 phút ) Vận dụng : 
Từng HS Giải các câu C2, C4, SGK vào vở thảo luận thống nhất cách giải đúng .
III) Vận dụng : GV hướng dẫn HS giải các bài tập phần vận dụng .
Cho HS vẽ chú ý đến tỉ xich 
? Khi biểu diễn trọng lực, thì chúng có phương chiều như thế nào ?
 IV) Củng cố : - Qua bài ta cần nắm những nội dung cơ bản nào?
 =>Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng véc tơ .
 =>Biểu diễn véc tơ lực bằng một mũi tên .
 ? Hãy cho biết gốc mũi tên, chiều mũi tên, độ dài mũi tên biểu diễn các đại lượng nào của lực ? 
 GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK .
V) Dặn dò : - Học bài và làm các bài tập SBT 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.6.
-Nghiên cứu trước bài 5- Lưu ý kiến thức về hai lực cân bằng đã học ở lớp 6 .
E - Phần bổ sung : ......................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt chuyên môn
Soạn ngày: ..........................
Giảng ngày : ........................ Tiết Thứ : 05
Bài 5 : Sự cân bằng lực - -Quán tính 
A-Mục tiêu :
+) Kiến thức : - Nêu được các ví dụ về hai lực can bằng. 
– Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng véctơ lực. 
– Từ dự đoán và làm TN khẳng định, vạt chịu 2 lực cân bằng tác dụng thì vận tốc của vật không thay đổi => Chuyển động đều.
 +) Kỹ năng : - Quan sát, - Thực nghiệm - Vẽ véc tơ lực 
+) Thái độ : - Hợp tác theo nhóm , hưởng ứng, yêu khoa học .
B - Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề. – Thực nghiệm 
C - Chuẩn bị : 
	-HS kẻ xẵn bảng 5.1 SGK . GV một máy Atút, 1 bộ quả nặng, xe lăn, búp bê.
D - Tiến trình lên lớp
 I ) ổn định lớp : Nắm HS vắng: .............................................................................................
 II) Bài cũ : ?1: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? 
 ?2: Hãy nêu các yếu tố của lực .
 III) Bài mới : 
	1.Đặt vấn đề : Như ta đã biết khi một vật đang đứng yên sẽ chịu hai lực tác dụng vào vật. Vậy khi vật đang chuyển động chịu hai lực cân bằng thì vật sẽ như thế nào ?
 	 2.Nội dung bài giảng :
Hoạt động của học sinh 
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động1:(15p) Tim hiểu hai lực cân bằng:
- HS đọc thông tin trong SGK , hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi C1
- HS nêu khái niệm về hai lực cân bằng. 
- HS đọc thông tin trong SGK , Dự đoán kết quả TN . 
- HS quan sát GV làm TN và trả lời các câu hỏi của GV và hoàn thành các câu C2, C3, C4 C5, và ghi kết quả vào bảng 5.1 SGK.
=> Khi vật đang CĐ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật sẽ tiếp tục CĐ thẳng đều.
I) Tìm hiểu hai lực cân bằng:
 1- Hai lực cân bằng là gì ?
GV: Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK để Trả lời C1 và nêu câu hỏi gợi ý.
?: Hãy kể tên các lực tác dụng lên 3 vật?
?: Hãy biểu diễn các lục đó ? 
 2- Tác dụng của hai lực cân bằng len một vạt đang CĐ: 
GV cho HS đọc thông tin SGK và dự đoán kết quả TN.
?: Ta dự đoán gì ? Vậy liệu vật có CĐ nhanh lên không, hay CĐ chậm lại không ?
?: Vậy khi các lực tác dụng cân bằng thì Vận tốc củavật có thay đỏi không ? 
GV làm TN cho HS quan sát nhận xét kết quả TN với dự đoán ban đầu 
Hoạt động 2: ( 5p) Tìm hiểu về quán tính:
- HS đọc thông tin SGK tìm hiểu khái niệm quán tính .Nêu nhận xét . => Khi có lực T/D, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
II) Quán tính: 1- Nhận xét : 
- GV cho HS tìm hiểu KN Quán tính. 
2- Vận dụng
GV: làmTN cho HS quan sát và tìm cách giải thích hiện tượng .
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK 
HĐ 3: ( 10 phút ) Vận dụng : 
- HS quan sát GV làm TN vận dụng k/niệm về Q/ tính để g/ thích h/ tượng. Bằng cách trả lời câu C6, C7, C8 
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK câu C6, C7, C8 
 IV) Củng cố : - Qua bài ta cần nắm những nội dung cơ bản nào?
 => Khi vật đang CĐ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật sẽ tiếp tục CĐ thẳng đều.
 => Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thayđổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
 GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK . và phần có thể em chưa biết.
V) Dặn dò : - Học bài và làm các bài tập SBT 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.6.
-Nghiên cứu trước bài 6- Lưu ý kiến thức về các loại lực ma sát và tìm thêm ví dụ minh hoạ.
E - Phần bổ sung : ....................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Soạn ngày: ..........................	
 Giảng ngày : ........................ Tiết Thứ : 06
Bài 6 : lực ma - sát 
A-Mục tiêu :
+) Kiến thức : - Nhận biết thêm được một loại lực cơ học nữa.- Lực ma sát.
 - Phân biệt được lực MS nghỉ, lực MS lăn, lực ma sát trượt.
 - Đặc điểm của các loại lực đó.
- Làm TN để phát hiện ra các loại lực ma sát đó. – Phân biệt được lực ma sát có lợi, có hại.
 +) Kỹ năng : - Quan sát, - Thực nghiệm.
+) Thái độ : - Hợp tác theo nhóm , hưởng ứng, yêu khoa học .
B - Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề. – Thực nghiệm 
C - Chuẩn bị : -HS mỗi nhóm : - Lực kế , - Miếng gỗ ,- Một quả nặng.
D - Tiến trình lên lớp:
 I ) ổn định lớp : Nắm HS vắng: ..........................................................................................
 II) Bài cũ : ?1: Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu ví dụ cụ thể ? .
?2: Khi có 2 lực cân bằng tác dụng lên vật thì trạng của vật sẽ như thế nào?
 III) Bài mới : 
 1.Đặt vấn đề : Có bao giờ các em tự hỏi tại sao lốp xe đạp, ô tô .... lại có các vết khứa và có lợi gi không .- Các ổ trục của xe đạp lại phải có bi và tra dầu mỡ? Để hiểu đIũu đó ta cùng nghiên cứu bàI 6.
	 2.Nội dung bài giảng :
Hoạt động của học sinh 
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động1:(15p) Tim hiểu lực ma sát :
- HS đọc thông tin trong SGK tìm hiểu lực ma sát trượt, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi C1.
- HS nêu khái niệm về lực ma sát trượt.
=> Lực sinh ra khi vật trượt trên bề mặt của vật khác gọi là Lực ma sát trượt.
- HS đọc thông tin trong SGK tìm hiểu khái niêm lực ma sát lăn.
- HS quan sát GV làm TN và trả lời các câu hỏi của GV và hoàn thành các câu C2, C3, => Lực ngăn cản chuyển động lăn của vật gọi là lực ma sát lăn . 
- HS đọc thông tin trong SGK tìm hiểu khái niêm lực ma sát nghỉ, quan sát GV làm TN
- HS nêu K/N lực ma sát nghỉ SGK và hoàn thành câu C4, C5 .
=>Lực cân bằng với lực kéo vật gọi là lực ma sát nghỉ :
I) Khi nào có lực ma sát?
 1- Lực ma sát trượt:
GV: Hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK để Trả lời C1 và nêu câu hỏi gợi ý.
?: Hãy kể tên các lực m/s trượt thường gặp trong thực tế ?
 2- lực ma sát lăn : 
GV cho HS đọc thông tin SGK và quan sát GV làm TN để phát hiện lực ma sát lăn.
?: Lực ma sát lăn so với lực ma sát trượt lực nào lớn hơn?
?: Hãy so sánh lực ma sát trên hình 6.1 SGK ? Lưc nào lớn hơn vì sao ?
3. Lực ma sát nghỉ :
GV: Cho HS đọc thông tin SGK và quan sát GV làm TN để phát hiện lực ma sát nghỉ.
?: Vậy lực ma sát nghỉ sinh ra khi nào ?
Hoạt động 2: ( 5p) Tìm hiểu về lực ma sát trong đời sống:
- HS hoạt động nhóm thảo luận lực ma sát có hại và có hại, và cùng nhau trả lời các câu hỏi C6, C7. SGK
=> Khi lực ma sát có hại ta giảm lực m/ sát.
=> Khi lực ma sát có ích ta tăng lưc ma sát.
II) Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật :
1- :Lực ma sát có thể có hại:
GV: Cho HS quan sát hình 6.2, và trả lời C6 .
?: Lực ma sát có hại thì ta phảilàm gì ? Tăng hay giảm bằng cách nào ?
? Nêu ví dụ trong thực tế mà em quan sát được?
HĐ 3: ( 10 phút ) Vận dụng : 
- Từng HS trả lời các câu C8, C9 SGK
- Thảo luận thống nhất câu trả lời đúng .
III ) Vận dụng
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C8, C9 SGK 
IV) Củng cố : - Qua bài ta cần nắm những nội dung cơ bản nào?
	 => Lực sinh ra khi vật trượt trên bề mặt của vật khác gọi là Lực ma sát trượt.
	 => Lực ngăn cản chuyển động lăn của vật gọi là lực ma sát lăn . 
	 => Lực ngăn cản chuyển động lăn của vật gọi là lực ma sát lăn . 
 => Khi lực ma sát có hại ta giảm lưc ma sát. => Khi lực ma sát có ích ta tăng lưc ma sát.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK . và phần có thể em chưa biết.
V) Dặn dò : - Học bài và làm các bài tập SBT 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5.
-Nghiên cứu trước bài 7- Mỗi học sinh kẻ sẵn bảng 7.1 vào vở . 
E - Phần bổ sung : .........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LY 8 T 4 6.doc