II. Trọng tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết:
1. Trọng tâm:
- Biểu diễn lực
2. Chuẩn bị:
GV: + Nghiên cứu bài 4 trong SGK và SGV.
+ 1 bộ dụng cụ TN như hình 4.1 SGK gồm: giá đỡ, xe lăn, nam châm
thẳng, 1 thỏi sắt.
HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động học – dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra sĩ số:
3. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả bài (5 phút)
Câu hỏi 1: Chuyển động đều là gì? Cho ví dụ?
Câu hỏi 2: Chuyển động không đều là gì? Cho ví dụ?
Câu hỏi 3: Viết biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
4. Tổ chức hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: ( 3 phút)
Ở lớp 6 các em đã được học về lực, các em hãy cho thầy biết: lực là gì? (Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực). Các em đã được học những lực nào? (lực đàn hồi, trọng lực). Vậy các em có biểu diễn được những lực đó không? Qua bài học hôm nay các em sẽ biết cách biểu diễn một lực.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết PPCT: Bài 4. BIỂU DIỄN LỰC I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh sẽ: - Nêu được định nghĩa lực - Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. - Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. 2. Về kỹ năng: - HS sẽ biểu diễn được vectơ lực 3. Về thái độ: - HS có cảm thấy thích thú khi học được kiến thức mới II. Trọng tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết: 1. Trọng tâm: - Biểu diễn lực 2. Chuẩn bị: GV: + Nghiên cứu bài 4 trong SGK và SGV. + 1 bộ dụng cụ TN như hình 4.1 SGK gồm: giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học. III. Các hoạt động học – dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra sĩ số: 3. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả bài (5 phút) Câu hỏi 1: Chuyển động đều là gì? Cho ví dụ? Câu hỏi 2: Chuyển động không đều là gì? Cho ví dụ? Câu hỏi 3: Viết biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? 4. Tổ chức hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: ( 3 phút) Ở lớp 6 các em đã được học về lực, các em hãy cho thầy biết: lực là gì? (Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực). Các em đã được học những lực nào? (lực đàn hồi, trọng lực). Vậy các em có biểu diễn được những lực đó không? Qua bài học hôm nay các em sẽ biết cách biểu diễn một lực. Bài mới: Trợ giúp của giáo GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi của vận tốc (10 phút) GV làm TN như hình 4.1 cho HS quan sát ? Khi buông tay thì xe như thế nào? ? Nguyên nhân nào làm xe biến đổi chuyển động? Yêu cầu HS quan sát hình và nêu tác dụng của lực trong hình 4.2. Yêu cầu HS rút ra kết luận về tác dụng của lực. Quan sát TN Khi buông tay xe sẽ chuyển động. Do tác dụng lực của nam châm. Quả bóng tác dụng lực vào lưới làm lưới bị biến dạng. Tác dụng lực làm cho vật biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng. I. Ôn lại khái niệm lực: Lực có thể làm biến dạng, thay dổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật. Hoạt động 2: Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ (8 phút) Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK. GV thông báo: lực là một đại lượng vectơ vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều. GV thả viên phấn rơi xuống đất cho HS quan sát. ? Viên phấn rơi xuống đất là do tác dụng của lực nào? Trọng lực có phương, chiều như thế nào? Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK. GV thông báo cho HS biểu diễn lực bằng: Độ dài Góc phương, chiều GV biểu diễn trọng lực tác dụng lên viên phấn cho HS quan sát. Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK. GV mô tả lại cho HS lực được biểu diễn trong hình 4.3. Đọc bài và chú ý lắng nghe. Trọng lực Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới. Chú ý theo dõi II. Biểu diễn lực: Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặc của lực. + Phương, chiều trùng với phương chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. Hoạt động 3: Vận dụng (12 phút) Yêu cầu HS đọc C2 GV hướng dẫn: Muốn biểu biễn lực ta cần phải biết những yếu tố nào? Theo đề bài, yếu tố nào đã biết, yếu tố nào cần tìm? GV gợi ý để HS tìm độ lớn của trọng lực: ở lớp 6 các em đã học: trọng lượng là cường độ của trọng lực. Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N ? Trọng lượng của vật 5 kg là bao nhiêu N? Gọi 2 HS lên bảng biểu diễn lực trong câu C2. Yêu cầu HS đọc và trả lời C3 Đọc C2 Điểm đặt, phương chiều, độ lớn. Yếu tố cần tìm là độ lớn của trọng lực. Đọc và trả lời C3 III. Vận dụng: C2: * m = 100 g có P = 1N m = 5 kg = 5000 g Chọn tỉ lệ xích 0.5 cm ứng với 10 N 0.5 cm 10N C3: HS vẽ hình vào vở a) F1 = 20 N, theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên. b) F2 = 30 N theo phương nằm ngang từ trái sang phải c) F3 = 30 N có phương lệch với phương nằm ngang 1 góc 300. Chiều hướng lên. Củng cố - Hướng dẫn về nhà ( 5 phút) Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. Yêu cầu HS học phần ghi nhớ Làm bài tập từ 4.1 đến 4.13 SBT. IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: