Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng (bản đẹp)

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng (bản đẹp)

I. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 - Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.

 - Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.

 - Mô tả được thí nghiệm và xử lý được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m, và chất làm vật.

 2. Kỹ năng

 - Phân tích bảng số liệu về kết quả thí nghiệm có sẵn.

 - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá.

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc trong học tập

 - HS yêu thích môn học hơn

II. Chuẩn bị

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - 2 giá thí nghiệm, 2 lưới amiăng, 2đèn cồn, 2cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, kẹp, 2 nhiệt kế.

 2. Chuẩn bị của HS

 - Chuẩn bị bài cũ và đọc trước bài mới.

III. Phương pháp dạy học

 - Sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm thí nghiệm.

 

doc 9 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 1361Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng (bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 24: 
 CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
I. Mục tiêu bài học
 1.Kiến thức
	- Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
 - Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
 - Mô tả được thí nghiệm và xử lý được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m, và chất làm vật.
 2. Kỹ năng
 - Phân tích bảng số liệu về kết quả thí nghiệm có sẵn.
 - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá.
 3. Thái độ
	- Nghiêm túc trong học tập
	- HS yêu thích môn học hơn
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - 2 giá thí nghiệm, 2 lưới amiăng, 2đèn cồn, 2cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, kẹp, 2 nhiệt kế.
 2. Chuẩn bị của HS
 - Chuẩn bị bài cũ và đọc trước bài mới.
III. Phương pháp dạy học
	- Sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm thí nghiệm.
 IV. Tiến trình lên lớp
 1.Tổ chức lớp (1 phút )
 - Ổn định trật tự lớp, kiểm diện sĩ số.
 2. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (6 phút)
Kiểm tra bài cũ
GV: -Thế nào là đối lưu và bức xạ nhiệt ? Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen.
HS: - Đối lưu là sự trưyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
 	- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
 	- Về mùa hè thường mặc áo màu trắng thay vì mặc áo màu đen vì vật có màu càng sẫm thì hấp thụ các tia nhiệt càng nhiều, nên ta sẽ cảm thấy nóng hơn.
Tổ chức tình huống học tập
GV: Không có dụng cụ nào đo trực tiếp được công. Để xác định công của một lực người ta phải dùng lực kế đo độ lớn của lực và dùng thước đo quãng đường dịch chuyển, từ đó tính công.Tương tự như vậy, không có dụng cụ nào có thể đo trực tiếp nhiệt lượng. Vậy muốn xác định nhiệt lượng người ta phải làm thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay: “Công thức tính nhiệt lượng”.
Hoạt động 2: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? ( 5 phút )
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
- Phụ thuộc vào yếu tố :
 + Khối lượng của vật.
 + Độ tăng nhiệt độ của vật.
 + Chất cấu tạo nên vật.
- Làm các thí nghiệm trong đó yếu tố cần kiểm tra cho thay đổi còn yếu tố kia giữ nguyên.
- Hãy dự đoán xem nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Để kiểm tra sự phụ thộc của nhiệt lượng vào một trong ba yếu tố ta phải làm thế nào ?
- Để xét mối quan hệ của nhiệt lượng với từng yếu tố chúng ta cùng nghiên cứu cụ thể từng phần.
I. Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật ( 7 phút )
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
- Ta làm thí nghiệm đun nóng cùng một chất với khối lượng khác nhau sao cho độ tăng nhiệt độ của vật như nhau.
- Dụng cụ : Giá thí nghiệm, đèn cồn, nhiệt kế, 2 cốc thuỷ tinh.
- Cách tiến hành: Dùng đèn cồn lần lượt đun hai khối lượng nước khác nhau, 50g và 100g, đựng trong hai cốc thuỷ tinh giống nhau để nước ở trong các cốc đều nóng lên thêm 20C .
- HS quan sát.
+m=m
+Q=Q
- Tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Làm vậy để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
- Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
- Hãy đề xuất thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào khối lượng của vật ?
- Hãy nghiên cứu SGK và nêu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm?
- GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn. Yêu cầu HS quan sát và điền vào bảng kết quả trong bảng 24.1 SGK.
- Hãy so sánh về khối lượng ở cốc 1 và cốc 2.
- Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào thay đổi ? làm thế để làm gì?
- Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu để nóng lên và khối lượng của vật?
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật. 
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng của vật. Khối lượng vật càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
 Hoạt động4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ ( 7 phút )
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
- HS thảo luận nhóm.
- Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải cùng đựng một lượng nước. 
- Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiêt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
+t=t
+ Q=Q
- Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
- Hãy thảo luận nhóm về cách làm thí nghiệm để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ.
- Hãy cho biết trong thí nghiệm này phải giữ không đổi yếu tố nào? muốn vậy phải làm thế nào ?
- Trong thí nghiệm này phải thay đổi những yếu tố nào? muốn vậy phải làm thế nào ?
-GV phân tích bảng số liệu 24.2 SGK 
- Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ và so sánh nhiệt lượng ở 2 cốc ?
- Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ ?
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ .
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nong lên phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ của vật.
Hoạt động 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật ( 7 phút ).
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
+ Q > Q
- Khối lượng và độ tăng nhiệt độ giống nhau. Chất làm vật khác nhau.
- Có
- Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào chất làm vật người ta làm thí nghiệm sau: Dùng đèn cồn đun nóng 50g nước va 50g băng phiến cùng nóng lên 20C . Được kết quả như trong bảng 24.3 SGK.
- Hãy so sánh nhiệt lượng trong trường hợp này ?
- Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật không ?
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
Hoạt động 6: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng ( 7 phút )
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
- Phụ thuộc vào :
 + Khối lượng của vật.
 + Độ tăng nhiêt độ.
 + Chất làm vật.
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để tăng thêm 1C ( 1K )
- Nghĩa là muốn làm cho 1kg đất nóng lên 1C cần truyền cho đất một nhiệt lượng 800 J. 
- Hãy nhắc lại nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
 - Công thức tính nhiệt lượng như sau :
 Q = m.c.t
Q: Nhiệt lượng thu vào ( J )
m: khối lượng vật ( kg )
t = t- t: Độ tăng nhiệt độ đơn vị là C hoặc K.
c: nhiệt dung riêng ( J/kg.k ).
- Hãy nghiên cứu SGK và cho biết nhiệt dung riêng của một chất cho biết điều gì ?
- Nói nhiệt dung riêng của đất là 800 J/kg.k nghĩa là gì ?
II. Công thức tính nhiệt lượng .
- Q = m c t
Q: Nhiệt lượng thu vào ( J )
m: khối lượng vật ( kg )
t = t - t: Độ tăng nhiệt độ ( C hoặc K )
c: Nhiệt dung riêng ( J/kg.k ).
 Hoạt động 7: Vận dụng - Củng cố ( 5 phút )
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nội dung
+ m= 5 kg
+ t =20C 
+ t=50C
+ c = 380 J/kg.k
+Q= ?
- Nhiệt lượng được tính theo công thức :
 Q = m c t
- Q = 5. 3800.( 50 – 20 )
 = 57000 ( J )
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- Hãy làm câu C9 SGK .
- Đề bài đã cho dữ kiện gi ? cần xác định yếu tố nào ?
- Nhiệt lượng được tính theo công thức nào ?
- Hãy thay những dữ kiện đã cho vào công thức ?
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. Gọi 2 HS đọc bài.
- Gọi 1 HS đọc phần“ Có thể em chưa biết ’’.
- Bài tập về nhà : Trả lời câu C8, C10 và làm bài tập 24.1 đến 24. 7 trong SBT.
*Nhận xét của GVHD:

Tài liệu đính kèm:

  • doccong thuc tinh nhiet luong.doc