Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Hoạt động 1:

GV:Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm,nêu rõ mục đích của thí nghiệm,yêu cầu học sinh nêu dự đoán.

HS:

GV:Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm,quan sát hiện tượng và báo cáo kết quả.

HS: Hoạt động nhóm.

GV:Sau khi các nhóm thống nhất kết quả,yêu cầu học sinh làm câu C1,C2.

HS:Làm việc cá nhân.

GV:Gọi một học sinh trả lời trước lớp,các học sinh khác nhận xét bổ sung.

HS:Thảo luận chung trước lớp =>Trả lời câu C1,C2.

GV:Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương,liệu nó có gây ra áp suất trong lòng nó hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng làm thí nghiệm 2.

GV:Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như hình 8.4,yêu cầu học sinh nêu dự đoán.

HS:

GV:Tổ chức các nhóm tiến hành thí nghiệm,quan sát hiện tượng và báo cáo kết quả.

HS:Các nhóm thống nhất kết quả thí nghiệm.

 

doc 9 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 8 Ngày soạn:../ 10/ 200.
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU.
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức.
-Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
-Viết được công thức tính áp suất chất lỏng,nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
-Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
2. Kỹ năng.
-Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.
-Rèn luyện các kỹ năng thực hiện thí nghiệm.
3. Thái độ.
B. Phương pháp :
- Thảo luận nhóm , nêu vấn đề
C. Chuẩn bị :
*GV : Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A,B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng.
-Một bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy.
-Một bình thông nhau.
* HS : -Nghiên cứu tài liệu 
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ :
-HS 1:+Áp lực là gì?+Viết công thức,đơn vị tính áp suất?
+Làm bài tập 7.6 SBT.
-HS 2:+Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?+Làm bài 7.1;7.2;7.4 SBT.
3. Bài mới.
a. Đặt vấn đề.
-GV: Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
-HS: Thảo luận =>Nêu ra ý kiến.
-GV: Vậy ý kiến nào trong những câu trả lời trên là đúng,để trả lời được câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu bài học áp suất chất lỏng.
b.Triển khai bài mới.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1:
GV:Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm,nêu rõ mục đích của thí nghiệm,yêu cầu học sinh nêu dự đoán.
HS:
GV:Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm,quan sát hiện tượng và báo cáo kết quả.
HS: Hoạt động nhóm.
GV:Sau khi các nhóm thống nhất kết quả,yêu cầu học sinh làm câu C1,C2.
HS:Làm việc cá nhân.
GV:Gọi một học sinh trả lời trước lớp,các học sinh khác nhận xét bổ sung.
HS:Thảo luận chung trước lớp =>Trả lời câu C1,C2.
GV:Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương,liệu nó có gây ra áp suất trong lòng nó hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng làm thí nghiệm 2.
GV:Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như hình 8.4,yêu cầu học sinh nêu dự đoán.
HS:
GV:Tổ chức các nhóm tiến hành thí nghiệm,quan sát hiện tượng và báo cáo kết quả.
HS:Các nhóm thống nhất kết quả thí nghiệm.
GV:Từ kết quả thí nghiệm yêu cầu học sinh trả lời câu C3.
HS:Thảo luận =>Hoàn thành câu C3.
GV:Yêu cầu học sinh trả lời C4.
HS: Hoàn thành C4 => Kết luận.
b. Hoạt động 2:
GV:Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính áp suất chất rắn.
HS:
GV:Hướng dẫn học sinh chứng minh công thức p = d.h.
HS:
GV:Dựa vào công thức trên, em hãy cho biết: trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang có đặc điểm gì? Vì sao?
c. Hoạt động 3:
GV:Giới thiệu cấu tạo bình thông nhau, sau đó yêu cầu học sinh quan sát hình 8.6 rồi dự đoán kết quả C5.
HS: Nêu dự đoán
GV:Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm tra,thảo luận kết quả.
HS:
GV:Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm =>Kết luận
HS:
d .Hoạt động 4:
GV:Yêu cầu từng cá nhân thực hiện câu C6 ,C7,C8,C9,gọi một học sinh lên bảng thực hiện C7.
HS:Làm việc cá nhân.
GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp câu C6 ,C7,C8,C9 ,các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
HS:Thảo luận chung
GV:Hoàn chỉnh các câu trả lời của học sinh nếu cần. 
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
1. Thí nghiệm 1.
2. Thí nghiệm 2. 
3. Kết luận.
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình,mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
II. Công thức tính áp suất chất lỏng.
p = d.h ,trong đó:
+ p là áp suất do cột chất lỏng gây ra (N/m2)
+d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+h là khoảng cách từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng chất lỏng (m)
*Lưu ý:
Trong một chất lỏng đứng yên,áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu) có độ lớn như nhau.
III. Bình thông nhau.
1. Thí nghiệm.
2. Kết luận.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên,các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
IV.Vận dụng.
C6:Chịu áp suất chất lỏng làm tức ngực
4.Củng cố.
-Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
5.Dặn dò.
-Đọc thêm phần có thể em chưa biết.
-Làm bài tập từ 8.1 8.6 SBT.
-Hướng dẫn học sinh làm bài 8.6.
Tiết : 09 Ngày soạn ../ 10 /200.
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức.
-Biết được sự tồn tại của lớp khí quyển,áp suất khí quyển.
-Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thủy ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
2. Kỹ năng.
-Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xen-li và một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
3. Thái độ.
B. Phương pháp :
- N êu và giải quyết vấn đề , thảo luận nhóm 
C. Chuẩn bị : 
*GV : Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Một vỏ hộp sữa bằng giấy + ống hút.
-Một cốc thủy tinh đựng nước màu + ống thủy tinh.
-Một bộ thí nghiệm của Ghê-rích (Hai bán cầu rỗng bằng cao su)
+Chuẩn bị của giáo viên.
-Một cốc đựng nước + Tấm nhựa mỏng.
-Tranh vẽ hình 9.5.
*HS : - Nghiên cứu bài trước ở nhà .
C. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ.
HS 1:+Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng?Viết công thức tính áp suất chất lỏng?
	+Làm bài tập 8.1;8.2;8.3 SBT.
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề.
-GV: Đây là cốc chứa nước đầy , còn đây là tờ giấy không thấm nước , thầy lấy tờ giấy này đậy cốc nước .Khi thấy lộn ngược cốc nước lại thì các em thấy nứơc có chảy ra ngoài không ? Tại sao nước trong cốc không bị chảy ra ngoài? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nghiên cứu bài áp suất khi quyển.
b. Triển khai bài mới.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1: 
GV: Gọi học sinh đọc SGK . Qua thông tin vừa tìm hiểu 
? Tại sao có sự tồn tại của áp suất khí quyển .
 HS: 
GV: Tổng hợp ghi bảng .
HS: Ghi vở 
GV: Trong đời sống có rất nhiều hiện tượng chứng tỏ sự tồn tai của áp suất khí quyển , chúng ta đi làm thí nghiệm để chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển .
GV: Hút không khí trong hộp ra thông qua ống hút , quan sát hiện tượng đối với võ hộp .Thảo luận nhóm câu C1 vào phiếu học tập 
HS: Thảo luận nhóm 
GV : Gọi đại diện nhóm trình bày ,trả lời câu hỏi C1.
HS:Thảo luận chung trước lớp => Hoàn thành C1.
GV: Cốc đựng nước màu , ống thuỷ tinh . Các em tiến hành thí nghiêm như sau 
 - Cắm ống thuỷ tinh vào trong nước,rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và keó ống ra khổi nước , quan sát phần nước trong ống thủy tinh . Thảo luận nhóm trã lời câu C2,C3 vào phiếu học tập 
HS:Hoạt động nhóm.
-GV:Gọi đại diện một vài nhóm trả lời C2,C3,các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
-HS:Thảo luận chung => Hoàn thành C2,C3.
-GV: Hai thí nghiệm 1 và 2 đã chứng minh điều gì?
-GV:Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm minh họa,yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 3,trả lời câu C4.
-HS: Thảo luận.
-GV:Giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi ý:
+Khi hút hết không khí trong quả cầu thì áp suất bên trong quả cầu như thế nào? Hãy so sánh áp suất bên trong và bên ngoài quả cầu?
HS:Hoàn thành C4.
GV:Qua thí nghiệm 3 chúng ta thấy áp suất khí quyển rất lớn? Vậy áp đó lớn như thế nào? Có giá trị là bao nhiêu? Chúng ta cùng nghiên cứu sang mục II.
b . Hoạt động 2 :
GV:Treo tranh vẽ hình 9.5 lên bảng, giới thiệu thí nghiệm của Tô-ri-xen-li.
GV:Yêu cầu học sinh quan sát hình 9.5, đó trả lời C5,C6.
HS:Làm việc cá nhân.
GV:Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
?Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống ) và lên B (ở trong ống ) có bằng nhau không ? Tại sao ?
 ?Áp suất tác dụng lên A là áp suất của chất nào ? Áp suất tác dụng lên B là áp suất của chất nào ?
HS:Thảo luận chung =>Hoàn thành C5,
C6.
GV:Hướng dẫn học sinh làm câu C7,gọi một học sinh lên bảng trình bày, các học sinh khác làm vào vở.
HS:
GV:Hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh nếu cần.
GV:Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời C8 C12.
HS: Làm việc cá nhân.
GV:Gọi một vài học sinh trả lời trứơc lớp,các học sinh khác nhận xét,bổ sung.
HS:Thảo luận chung.
GV:Hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh nếu cần.
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
-Không khí có trọng lượng , gây ra áp suất chất khí lên các vật trên trái Đất , áp suất khí quyển .
1. Thí nghiệm 1.
2. Thí nghiệm 2.
II. Độ lớn của áp suất khí quyển.
1. Thí nghiệm của Tô-ri-xen-li.
2. Độ lớn của áp suất khí quyển.
 pk = pHg = dHg .hHg =103360N/m2 
III. Vận dụng.
C8: Pcl < pk 
C12: h không xácđịnh đựơc, d giảm dần theo độ cao 
4. Củng cố.
-Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.tại sao mọi vật trên trái đất chịu tác dụng...?
5. Dặn dò.
- Học thuộc bài .Làm bài tập từ 9.1 9.6 SBT. Ôn tập lại tiết sau kiểm tra 45/
- Đoc thêm phần có thể em chưa biết.
Tiết thứ 12: Ngày soạn :/11/200.
TÊN BÀI:	LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
A.MỤC TIÊU: Qua bài học sinh.
1.Kiến thức.
-Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét, chỉ rõ đặc điểm của lực này.
-Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
2.Kỹ năng.
-Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan.
-Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản.
3.Thái độ. - Cẩn thận , yêu thích môn hthực hiện
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
-Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên:
-Chậu đựng nước.	-Hai cốc thủy tinh.
-Lực kế.	-Bình tràn.
-Quả nặng.	-Khăn lau khô.
-Giá treo.
*Học sinh:
-Bảng so sánh kết quả hình 10.2.
-Bảng kết quả thí nghiệm hình 10.3.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ ( KKT)
3.Nội dung bài mới.
a.Đặt vấn đề. Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước.Để giải thích hiện tượng này,chúng ta cùng nghiên cứu sang bài lực đẩy Ác-si-mét.
b.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV:Yêu cầu học sinh đọc câu C1, quan sát hình 10.2, nêu dự đoán.
HS: Dự đoán: P1 < P
GV:Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời C1.
HS:
GV:Lực do chất lỏng tác dụng lên vật có đặc điểm gì?
HS:
GV:Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C2.
HS:
GV:Vậy độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được xác định như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục II.
GV: Thông báo về dự đoán của Ác-si-mét qua mục 1.
GV:Để kiểm tra dự đoán này, chúng ta cùng làm thí nghiệm.
GV:Yêu cầu học sinh quan sát hình 10.3 tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm.
HS:
GV: Thể tích nước từ bình tràn chảy vào cốc B cho ta biết điều gì?
HS:
-GV:Yêu cầu học sinh so sánh P1 và P2?Giải thích?
HS:
GV:Đổ nước từ cốc B vào cốc A,lực kế chỉ giá trị P1 chứng tỏ điều gì?
HS:
-GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
HS:Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV:Yêu cầu học sinh dựa vào bảng kết quả thí nghiệm khẳng định lại dự đoán.
HS:Nêu kết luận.
GV:Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức trọng lượng P của chất lỏng => FA.
HS: P = 10m = 10DV = dV = FA
GV:Yêu cầu từng cá nhân hoc sinh làm C4, C5, C6.
HS: Làm việc cá nhân.
GV: Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp C4, C5, C6 ,các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
HS: Thảo luận chung => Hoàn thành C4, C5, C6.
GV:Hoàn thành các câu trả lời nếu cần.
GV: Nếu còn thời gian tổ chức học sinh thảo luận C7,nếu không ra bài tập về nhà cho học sinh. 
I.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
1.Thí nghiệm.
2.Kết luận.
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy có:
 +Điểm đặc vào vật
 +Phương thẳng đứng
 +Chiều hướng từ dưới lên
=>Lực đẩy Ác-si-mét.
II.Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.
1.Dự đoán.
- SGK
2.Thí nghiệm kiểm tra.
- SGK
3.Kết luận.
Lực đẩy Ác-si-mét do chất lỏng tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chổ.
4.Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.
FA = d.V, trong đó:
+V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
+d trọng lượng riêng của chất lỏng.
III.Vận dụng.
C5. Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ác si mét có độ lớn bằng nhau vì lực đấy Ác si mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích của phần nước bị mỗi thỏi chiếm chỗ 
4.Củng cố.
-Đặc điểm của lực đẩy Ác-si-mét?
-Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét?
5.Dặn dò.
-Làm bài tập trong SBT.
-Đọc thêm phần có thể em chưa biết.
-Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm như trang 42 SGK.
***

Tài liệu đính kèm:

  • docT8ly.doc