a- Hoạt động 1:
GV:Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục 1,quan sát hình 5.2 để trả lời C1.Gọi một học sinh lên bảng,các học sinh khác làm vào vở.
HS:Làm việc cá nhân.
GV:Gọi một vài học sinh nhận xét,bổ sung bài làm của bạn trên bảng.
HS:Thảo luận chung .Trả lời câu hỏi C1.
GV:Trong các ví dụ trên,các cặp lực cân bằng tác dụng vào các vật đứng yên thì các vật tiếp tục đứng yên.Nếu một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào?Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục 2.
GV:Khi hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì vận tốc của vật có thay đổi không?(Yêu cầu học sinh nêu dự đoán).
HS:Nêu dự đoán.
GV:Giới thiệu cho học sinh dụng cụ thí nghiệm máy Atút,tiến hành thí
Tiết : 5 Ngày soạn:..//20... SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. -Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng.Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu diễn bằng vectơ lực. -Từ dự đoán (về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động) và làm thí nghiệm kiểm tra để khẳng định: “Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi,vật sẽ chuỷen động thẳng đều”. -Nêu được một số ví dụ về quán tính.Giải thích được hiện tượng quán tính. 2. Kỹ năng. -Rèn luyện kỹ năng quan sát. 3. Thái độ. B. PHƯƠNG PHÁP : +Nêu vấn đề, thảo luận nhóm C. CHUẨN BỊ : *Giáo viên. -Một máy A – Tút. -Bảng ghi kết quả thí nghiệm (Bảng 5.1). *Học sinh: +Bảng 5.1SGK C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp -kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. +Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực? +Làm bài tập 4.5 SBT. +Làm bài tập 4.1;4.4 SBT. 3. Bài mới. a. Đặt vấn đề. Ở lớp 6,ta đã biết một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên.Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ thể nào?Nội dung của bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này. b. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG a- Hoạt động 1: GV:Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục 1,quan sát hình 5.2 để trả lời C1.Gọi một học sinh lên bảng,các học sinh khác làm vào vở. HS:Làm việc cá nhân. GV:Gọi một vài học sinh nhận xét,bổ sung bài làm của bạn trên bảng. HS:Thảo luận chung .Trả lời câu hỏi C1. GV:Trong các ví dụ trên,các cặp lực cân bằng tác dụng vào các vật đứng yên thì các vật tiếp tục đứng yên.Nếu một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào?Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục 2. GV:Khi hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì vận tốc của vật có thay đổi không?(Yêu cầu học sinh nêu dự đoán). HS:Nêu dự đoán. GV:Giới thiệu cho học sinh dụng cụ thí nghiệm máy Atút,tiến hành thí nghiệm.Yêu cầu học sinh quan sát và ghi kết quả thí nghiệm,trả lời C2, C3, C4, C5. HS:Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi C2,C3,C4,C5 theo hướng dẫn của giáo viên. GV:Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét kiểm tra lại dự đoán. HS: b- Hoạt động 2: GV:Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục 1,nhận xét.Sau đó phân tích một số ví dụ thực tế để học sinh thấy được sự thay đổi vận tốc của vật có liên quan đến quán tính. HS:Nhận xét GV:Từ kiến thức về quán tính,tổ chức cho học sinh thảo luận từng câu C6,C7, C8. HS:Thảo luận chung theo hướng dẫn của giáo viên => Trả lời các câu C6,C7, C8,tự ghi vở. GV:Nhận xét,bổ sung,hoàn chỉnh các câu trả lời của học sinh (nếu cần). I. Lực cân bằng. 1. Hai lực cân bằng là gì? *Đặc điểm của hai lực cân bằng: -Cùng điểm đặt. -Cùng độ lớn (cường độ). -Cùng phương. -Ngược chiều. 2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. a. Dự đoán. (SGK) b. Thí nghiệm kiểm tra. Bảng 5.1 Thời gian t (s) Quãng đường đi được s (cm) Vận tốc v (cm/s) Trong hai giây đầu: t1 = 2 s1 = ... v1 = ... Trong hai giây tiếp theo: t2 = 2 s2 = ... v2 = ... Trong hai giây cuối: t3 = 2 s3 = ... v3 = ... c. Nhận xét. Khi hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ không thay đổi, nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều. II. Quán tính. 1. Nhận xét. Khi có lực tác dụng, mọi vật mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. 2. Vận dụng. 4. Củng cố. -Nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? -Nêu ví dụ để chứng tỏ mọi vật đều có quán tính? 5. Dặn dò. -Làm bài tập 5.1 5.8 SBT. -Đọc phần có thể em chưa biết.
Tài liệu đính kèm: