Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 16: Định luật về công

Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 16: Định luật về công

a. Hoạt động 1:

GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I, quan sát hình 14.1 và hãy cho biết mục đích của thí nghiệm là gì?

HS: So sánh công của lực khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng và khi kéo vật lên bằng ròng rọc động.

GV:Ta đã biết A = F.s. Vậy để biết được F, s ta phải sử dụng những dụng cụ nào?

HS:

GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm như nội dung SGK.

HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 14.1 theo hướng dẫn của giáo viên.

GV:Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm trước lớp.

-HS: Thảo luận => Thống nhất kết quả thí nghiệm.

GV: Từ kết quả thí nghiệm, yêu cầu học sinh trả lời C1, C2, C3.

HS:

GV:Yêu cầu học sinh dựa vào C3 trả lời C4.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 16: Định luật về công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 16 Ngày soạn:/12/200.
ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
-Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
2. Kỹ năng.
-Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
-Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và xử lý kết quả.
3. Thái độ.
HS có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc, cẩn thận , chính xác, say mê nghiên cứu.
B. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị:
*GV: -Một lực kế loại 5N.Một ròng rọc động.Một quả cầu nặng 200g.
-Một giá đỡ.Một thước thẳng.
*HS: -Kẻ bảng 14.1.
C. Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp - KTSS
2. Kiểm tra bài cũ. 
Điều kiện để có công cơ học là gì? Cho ví dụ? Công thức tính công cơ học?
Làm bài 13.1 SBT. Làm bài 13.4 SBT trên bảng.
3. Bài mới.
a. Đặt vấn đề.
GV: Ở lớp 6 chúng ta đã làm quen với các máy cơ đơn giản nào?
HS: Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.
GV: Khi sử dụng các máy cơ đơn giản ta được lợi gì?
HS: Được lợi về lực.
GV: Liệu các máy cơ đơn giản có cho ta lợi về công không? Hãy dự đoán?
HS: Nêu dự đoán.
GV: Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy nghiên cứu bài mới: Định luật về công.
b. Triển khai bài:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I, quan sát hình 14.1 và hãy cho biết mục đích của thí nghiệm là gì?
HS: So sánh công của lực khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng và khi kéo vật lên bằng ròng rọc động.
GV:Ta đã biết A = F.s. Vậy để biết được F, s ta phải sử dụng những dụng cụ nào?
HS:
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm như nội dung SGK.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 14.1 theo hướng dẫn của giáo viên.
GV:Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm trước lớp.
-HS: Thảo luận => Thống nhất kết quả thí nghiệm.
GV: Từ kết quả thí nghiệm, yêu cầu học sinh trả lời C1, C2, C3.
HS:
GV:Yêu cầu học sinh dựa vào C3 trả lời C4.
HS: Trả lời C4 => Kết luận.
b. Hoạt động 2:
GV: Thông báo định luật về công như SGK.
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm C5, C6, các học sinh khác làm vào vở.
HS: Làm việc cá nhân.
GV: Gọi một vài học sinh nhận xét,bổ sung bài làm của bạn trên bảng.
HS: Thảo luận => hoàn thành C5, C6.
GV:Hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh nếu cần.
I. Thí nghiệm.
1. Kết quả thí nghiệm.
Các đại lượng cần xác định
Kéo trực tiếp
Dùng ròng rọc động
Lực F(N)
F1 = ...
F2 = ...
Quãng đường đi được s(m)
s1 = ...
s2 = ...
Công A(J)
A1 = ...
A2 = ...
2. Kết luận.
Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hại hai lần về đường đi, nghĩa là không được lợi về công.
II. Định luật về công.
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt hại bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
III. Vận dụng.
C5. Tóm tắt:
P1 = P2 = 500N,h = 1m, s1 = 4m,s2= 2m
a.So sánh F1,F2
b.So sánh A1, A2.
c.A1, A2 = ? Giải.
a.F1 nhỏ hơn F2 2 lần...
b.A1 = A2...
c.Công kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng đúng bằng công của lực kéo trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng.
A = P.h = 500.1 = 500J
C6....
4. Củng cố. 
-Phát biểu định luật về công?
5. Dặn dò. 
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm bài tập 14.1 đến 14.7.
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập 14.5;14.7 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet16ly8.doc