Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 10: Bình thông nhau - Máy nén thủy lực - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 10: Bình thông nhau - Máy nén thủy lực - Năm học 2011-2012

GV: Căn cứ vào hình vẽ hướng dẫn học sinh nguyên tắc hoạt động: Dựa trên nguyên tắc bình thông nhau: Tác dụng lực F1 lên pits tông nhỏ có diện tích S1 lực này gây áp suất P1= F1/S1 lên chất lỏng đựng trong bình kính và được truyền đi nguyên vẹn sang pít tông lớn có diện tíc S2 và gây nên lực nâng F2 lên pits tông này.

Hoạt động 3. Vận dụng

Yêu cầu học sinh trả lưòi câu C8

Bài tập vận dụng: Tác dụngmột lực 600N lên pits tông nhỏ của máy thuỷ lực. Biết diện tích của pits tông nhỏ là S1=3cm2 của pits tông lớn là S2 = 330cm2. Tính

a. Áp suất tác dụng lên pits tông nhpr.

b. Lực tác dụng lên pits tông lớn

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 10: Bình thông nhau - Máy nén thủy lực - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10
 Ngày soạn: 02/11/2011
 Ngày dạy: 04/11/2011
 BÌNH THÔNG NHAU – MÁY NÉN THUỶ LỰC
A.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực là dựa trên nguyên tắc bình thông nhau và hoạt động dựa trên nguyên lí Pa-xcan
 2. Kỹ năng: 
 - Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
 - Dùng nguyên lí Pa-xcan để giải thích nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau và làm 1 số bài tập vận dụng
 3. Thái độ: Yêu thích khoa học, làm việc trung thực, tinh thần hợp tác nhóm.
HSG: Giải thích được vì sao chất rắn và khí truyền áp suất đi theo mọi phương và cách tính áp suất đối với trường hợp bình thông nhau chứa hai chất lỏng khác nhau.
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
 Mỗi nhóm : Bình thông nhau, cốc nước, tranh máy nén thuỷ lực
D. Tiến trình lên lớp: 
 I. Ổn định:
 II. Bài củ: GV gọi 2 học sinh lên bảng
	Độ lớn:.
 Chất rắn truyền áp suất
	Phương:.
	Độ lớn:.
Chất lỏng truyền áp suất
	Phương:..
GV gọi học sinh giỏi so sánh phương truyền áp suất của chất rắn và chất lỏng?Chất khí có truyền được áp suất như chất lỏng không? Vì sao?
III. Tiến trình bài dạy:
Đặt vấn đề: : Do chất lỏng có tính linh động hơn chất rắn nên nó truyền áp suất đi theo mọi phương. Vận dụng tính chất này người ta đã chế tạo ra máy nén thuỷ lực có kích thước nhỏ nhưng nó có thể nâng cả chiếc ô tô. Vậy máy nén thuỷ lực có cấu tạo và hoạt động như thế nào, ta tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của bình thông nhau.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bình thông nhau trong nhóm và cho biết cấu toạ của bình thông nhau.
Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên
GV: Yêu cầu cá nhân làm bài tập C5
Học sinh làm theo yêu cầu cảu giáo viên
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm kiểm tra
Học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành thí nghiệm, lưu ý trường hợp C
GV: Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
GV: Mở rộng cho học sinh cách tính độ cao, áp suất đối với bình thông nhau và mở rộng cho học sinh giỏi đối với trường hợp bình thông nhau chứa hai chất lỏng khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy nén thuỷ lực
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về bình thông nhau, bình thông nhau được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và kỹ thuật ta tìm hiểu một ứng dụng rất phổ biến: Máy nén thuỷ lực.
B
Hình
s
S
F
A
Van một chiều
GV: Treo tranh máy nén thuỷ lực yêu cầu học sinh nêu cấu tạo và hoạt động của máy nén thuỷ lực
HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên
GV: Căn cứ vào hình vẽ hướng dẫn học sinh nguyên tắc hoạt động: Dựa trên nguyên tắc bình thông nhau: Tác dụng lực F1 lên pits tông nhỏ có diện tích S1 lực này gây áp suất P1= F1/S1 lên chất lỏng đựng trong bình kính và được truyền đi nguyên vẹn sang pít tông lớn có diện tíc S2 và gây nên lực nâng F2 lên pits tông này.
Hoạt động 3. Vận dụng
Yêu cầu học sinh trả lưòi câu C8
Bài tập vận dụng: Tác dụngmột lực 600N lên pits tông nhỏ của máy thuỷ lực. Biết diện tích của pits tông nhỏ là S1=3cm2 của pits tông lớn là S2 = 330cm2. Tính
a. Áp suất tác dụng lên pits tông nhpr.
b. Lực tác dụng lên pits tông lớn
I. Bình thông nhau
 1. Cấu tạo:
Gồm 2 ống rỗng nối thông đáy với nhau
2.Hoạt động:
Trường hợp a:
A chịu áp suất PA = hA.d
B chịu áp suất PB = hB.d
hA > hB -> PA > PB
->Lớp nước D sẽ chuyển động từ nhánh A sang nhánh B
Trường hợp b:
hB > hA -> PB > PA
->nước chảy từ B sang A
Trường hợp C:
hB = hA -> PB = PA
->nước đứng yên
3. Thí nghiệm
4. Kết luận:trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn có cùng một độ cao.
II. Máy nén thuỷ lực
1.Cấu tạo: Là bình thông nhau gồm một nhánh lớn và một nhánh nhỏ
2. Hoạt động:
Theo nguyên lí Pa-xcan:
S2 có diện tích lớn hơn pít tông nhỏ bao nhiêu lần thì F2 lớn hơn F1 bấy nhiêu lần
III. Vận dụng
C8. Ấm có vòi cao hơn đựng nhiều nước hơn vì ấm và vòi là bình thông nhau nên mực nước ở ấm và vòi cùng độ cao.
Bài tập máy nén thuỷ lực:
a.p=n/m2
b.P =
IV. Cũng cố 
Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản đã học
GV mở rộng đối với chất khí
V. Dặn dò: Làm các bài tập sách bìa tập, quan sát hình dạng hộp sữa đã uống song và tự học trước bài áp suất khí quyển.

Tài liệu đính kèm:

  • docBinh thong nhau may nen thuy luc.doc