Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Bài 6: Lực ma sát

Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Bài 6: Lực ma sát

1. Ma sát có thể có hại:

C6:

a. Ma sát trượt làm mòn đĩa xích. Khắc phục: tra dầu

b. Ma sát trượt làm mòn trục cản trở chuyển động bánh xe. Khắc phục: lắp ổ bi, tra dầu.

c. Ma sát trượt làm cản trở chuyển động thùng. Khắc phục: lắp bánh xe con lăn.

2. Ma sát có thể có ích: C7

- Fms giữ phấn trên bảng.

- Fms giữ ốc và vít chặt vào nhau.

- Fms làm nóng chỗ tiếp xúc để dốt diêm.

- Fms giữ ôtô trên

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Bài 6: Lực ma sát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	
Tuần:	
Tiết PPCT:	
Bài 6 . LỰC MA SÁT
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát.
- Phân biệt được ma sát nghĩ, ma sát lăn, ma sát trượt.
- Biết được đặc điểm của các loại ma sát trên.
2. Về kỹ năng:
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật.
- Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng lợi ích của lực này.
3. Về thái độ:
- HS nghiêm túc, có hứng thú tìm tòi kiến thức.
II. Trọng tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết:
1. Trọng tâm: Các loại lực ma sát.
2. Chuẩn bị:
+ GV: Nghiên cứu bài 6 trong SGK, tham khảo một số nội dung có liên quan.
 + HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động học – dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra sĩ số:
3. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Câu hỏi 1: Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng?
Câu hỏi 2: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ như thế nào?
Câu hỏi 3: Quán tính là gì? Chữa bài tập 5.3 và 5.8 SBT.
4. Tổ chức hoạt động dạy học: 
Giới thiệu bài: ( 3 phút)
Yêu cầu HS đọc phần mở bài SGK. Em hãy cho biết điểm khác nhau giữa trục bánh xe bò và trục bánh xe đạp, ôtô. Ổ bi trong xe đạp, ôtô có tác dụng gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.
Bài mới:
Trợ giúp của giáo GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực ma sát (15 phút)
Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK.
? Lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu?
Các em hãy tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và trong kĩ thuật.
GV chốt lại: lực ma sát trượt xuất hiện khi vật chuyển động trượt trên mặt vật khác.
Yêu cầu HS đọc tài liệu SGK.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?
GV chốt lại: Lực ma sát lăm xuất hiện khi vật chuyển động lăm trên mặt vật khác.
Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về lực ma sát lăn.
Yêu cầu HS quan sát hình 6.1 SGK và trả lời câu C3.
Em hãy so sánh lực Fms trượt và lực Fms lăn trong hình?
Yêu cầu HS đọc¾ trong phần 3 SGK.
GV nêu vấn đề: ta đã tác dụng một lực kéo lên vật mà tại sao vật vẫn đứng yên?
Khi nào thì vật đứng yên?
Như vậy chứng tỏ phải có một lực cân bằng với lực kéo tác dụng vào vật. Đó chính là lực ma sát nghĩ.
Yêu cầu HS tìm ví dụ về lực ma sát nghĩ trong đời sống và kĩ thuật.
Đọc tài liệu SGK.
- Fms trượt xuất hiện ở má phanh ép vào bánh xe ngăn cản chuyển động của vành.
Bài 5 . SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
- Fms trượt xuất hiện ở giữa bánh xe và mặt đường.
HS tìm ví dụ
HS ghi bài.
Đọc tài liệu.
Fms lăn xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt sàn.
HS chú ý lắng nghe và ghi chép bài.
Tìm ví dụ vềø lực ma sát lăn.
- Hình 6.1a có Fms trượt
- Hình 6.1b có Fms lăn
Fms trượt > Fms lăn.
Đọc bài.
Vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
I. Khi nào có lực ma sát:
1. Lực ma sát trượt: 
Xuất hiện khi có một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: lực ma sát giữa viên phấn với tấm bảng.
2. Ma sát lăn:
Xuất hiện khi có một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: lực ma sát của bánh xe đạp với mặt đường.
3. Ma sát nghĩ:
Xuất hiện để giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: Nhờ lực ma sát nghĩ mà ta có thể đứng vững, không bị trượt khi bước trên đường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ích lợi và tác hại của lực ma sát 
 trong đời sống và kĩ thuật. (13 phút)
Yêu cầu HS quan sát hình 6.3.
? Em hãy nêu tác hại của lực ma sát và cách khắc phục?
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại tác hại của ma sát và cách làm giảm ma sát.
Yêu cầu HS quan sát hình 6.4 và cho biết Fms có tác dụng như thế nào?
Em hãy nêu biện pháp làm tăng ma sát?
Sau khi HS trả lời GV chốt lại về lợi ích của ma sát và cách làm tăng ma sát.
Quan sát hình
Suy nghĩ trả lời.
HS ghi cháp bài
Quan sát hình và trả lời câu hỏi của GV.
Nêu ra những biện pháp làm tăng ma sát.
II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật:
1. Ma sát có thể có hại:
C6:
a. Ma sát trượt làm mòn đĩa xích. Khắc phục: tra dầu
b. Ma sát trượt làm mòn trục cản trở chuyển động bánh xe. Khắc phục: lắp ổ bi, tra dầu.
c. Ma sát trượt làm cản trở chuyển động thùng. Khắc phục: lắp bánh xe con lăn.
2. Ma sát có thể có ích: C7
- Fms giữ phấn trên bảng.
- Fms giữ ốc và vít chặt vào nhau.
- Fms làm nóng chỗ tiếp xúc để dốt diêm.
- Fms giữ ôtô trên mặt đường.
Cách làm tăng lực ma sát:
- Tạo bể mặt sần sùi, gồ ghề.
Hoạt động 3: Vận dụng - Củng cố (7 phút)
Yêu cầu HS giải thích từng hiện tượng trong câu C8.
GV gọi HS trả lời , lớp nhận xét Ž GV nhận xét lại.
Yêu cầu HS đọc và trả lời C9.
GV đặt câu hỏi để HS củng cố lại bài:
? Có mấy loại ma sát? Hãy kể tên?
Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt? Ma sát lăn? Ma sát nghĩ?
Trong trường hợp nào ma sát có lợi? Cách làm tăng?
Trong trường hợp nào ma sát có hại? Cách làm giảm?
HS suy nghĩ trả lời C8.
Nhận xét câu trả lời của bạn và chú ý lắng nghe.
Đọc và trả lời C9
Các loại ma sát: ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghĩ.
HS trả lời.
III. Vận dụng:
C8: HS tự làm
Hướng dẫn về nhà ( 5 phút)
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập SBT.
Đọc trước nội dung bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 6 vat ly 8.doc