Giáo án môn Văn 9 - Học kì: I

Giáo án môn Văn 9 - Học kì: I

 Tiết: 1 * Bài dạy:

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

I- MỤC TIÊU: Qua văn bản , nhằm giúp HS:

 1/Kiến thức:

 - Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị

 -Thấy được biên pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

 2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng về chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 3/ Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.

II-CHUẨN BỊ:

 1/ Chuẩn bị của giáo viên:

 -Sách GK, sách GV, kế hoạch tiết dạy.

 -Tư liệu: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh

 hoặc hình vẽ về Bác.

 2/ Chuẩn bị của học sinh:

 -Đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi SGK

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1-Ổn định tình hình lớp: (1)

 2/Kiểm tra bài cũ: (2) sách vở dụng cụ học tập của học sinh.

 

doc 325 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Văn 9 - Học kì: I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/8/2011
 Tiết: 1 * Bài dạy:
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà) 
I- MỤC TIÊU: Qua văn bản , nhằm giúp HS:
 1/Kiến thức:
 - Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
 -Thấy được biêïn pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc. 	
 2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng về chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 3/ Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.
II-CHUẨN BỊ:
 1/ Chuẩn bị của giáo viên:
 	 -Sách GK, sách GV, kế hoạch tiết dạy.
 -Tư liệu: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh
 hoặc hình vẽ về Bác.
 2/ Chuẩn bị của học sinh: 
 -Đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi SGK 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1-Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2/Kiểm tra bài cũ: (2’) sách vở dụng cụ học tập của học sinh.
 3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1’)Hồ Chí Minh không chỉ là Người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới ( Người được UNÉCO phong tặng danh hiệu này năm 1990). Bỡi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là một nhà văn hóa lớn, một con người của nền văn hóa tương lai.
Hôm nay , Thầy sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó qua bài học:” Phong cách Hồ Chí Minh” của
Lê Anh Trà 
 * Tiến trình bài dạy: 
TG
 Hoạt động của G.V.
 Hoạt động của H.S.
Nội dung
8’
 * Hoạt động 1/ Tìm hiểu chung:
1/ Tìm hiểu chung:
-GV nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi , khúc chiết,diễn cảm.
-GV đọc mẫu  từ đầuà” rất hiện đại”.
-Gọi HS đọc tiếp theo cho đến hết
-GV nhận xét cách đọc từng em.
-GV gọi HS đọc chú thích SGK trang 7?
* Hỏi: Văn bản trên chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần?
 * GV nhận xét và chốt lại:
 ( Bảng phụ : Bố cục củavăn bản)
 Văn bản chia làm ba phần:
-Phần 1/ Từ đầuàrất hiện đại.
Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách Hồ Chí Minh.
-Phần 2/ tiếp theồ “hạ tắm ao”.
 Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
-Phần 3/ còn lại.
 Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cáchvăn hóa Hồ Chí Minh.
-HS theo dõi phần nêu yêu cầu của GV.
-Đọc tiếp theo
-Nghe GV nhận xét.
-HS đọc chú thích SGK
 ( 12 chú thích)
+HS suy nghỉ –Trảlời:
 Văn bản trên chia làm 3 phần:
-Phần 1/ Từ đầuàrất hiện đại.
 Quá trình hình thành và điều kì la ïcủa phong cách Hồ Chí Minh.
-Phần 2/ tiếp theồ
” hạ tắm ao”.
 Những vẻ đẹp cụ thểcủa phong cách sốngvà làm việc của Bác Hồ.
-Phần 3/ còn lại.
 Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cáchvăn hóa Hồ Chí Minh.
 a/ Đọc văn bản:
 Rõ ràng, diễn cảm.
 b/ Tìm hiểu chú thích:
 (SGK trang7)
 c/ Bố cục: Ba phần:
-Phần 1/ Từ đầuàrất hiện đại.
 Quá trình hình thành và điều kì la ïcủa phong cách Hồ Chí Minh.
-Phần 2/ tiếp theồ
” hạ tắm ao”.
 Những vẻ đẹp cụ thểcủa phong cách sốngvà làm việc của Bác Hồ.
-Phần 3/ còn lại.
 Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cáchvăn hóa Hồ Chí Minh. 
20’
 *Hoạt động 2/ Phân tích văn bản:
2/ Phân tích: 
-GV gọi HSđọc đoạn 1.
* Hỏi: Đoạn văn đã khái quát vốn tri thứcvăn hóa của Bác Hồ ntn?
 *GV nhận xét- Chốt lại:
 Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ. Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định.
 *Hỏi: Bằng những con đường nào Người có vốn tri thức văn hóa ấy?
 * GV diễn giảng:
 Kiến thức trên không phải tự nhiên có được mà nhờ thiên tài.
 Nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện không ngừng nhiều năm, suốt cuộc dời hoạt động đầy gian truân của Người:
-Đi nhiều nơi, qua nhiều nước, tiếp xúc nhiều nên văn hóa khác nhau trên thế giới.
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng
( Pháp, Anh , Nga).
-Có ý thức học hỏi toàn diện , sâu sắcà Uyên thâm.
- Học mọi lúc , mọi nơi.
 * Hỏi:Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là gì?Vì sao có thể nói như vậy?
 * GV nhận xét- Chốt lại:
-Bác đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại:
+Không ảnh hưởng thụ động.
+Tiếp thu mọi cái đẹp và mọi cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+Trên nền tảng văn hóa nhân loại mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế.
-HS đọc đoạn 1.
-Dự kiến trả lời:
 Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch HCM hết sức sâu rộng.
- HS thảo luận nhóm .
-Cử đại diện nhóm trả lời: Có được như vậy là do dày công học tập, rèn luyện nhiều năm, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân :
-Đi nhiều nơi, qua nhiều nước, tiếp xúc nhiều nên văn hóa khác nhau trên thế giới.
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng( Pháp, Anh , Nga).
-Có ý thức học hỏi toàn diện , sâu sắcà Uyên thâm.
- Học mọi lúc , mọi nơi.
 -Dự kiến trả lời:
Bác đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại:
+Không ảnh hưởng thụ động.
+Tiếp thu mọi cái đẹp và mọi cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+Trên nền tảng văn hóa nhân loại mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế
 a/ Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh:
 - Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch HCM hết sức sâu rộng.
-Có được như vậy là do dày công học tập, rèn luyện nhiều năm, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân
-Bác đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại:
+Không ảnh hưởng một cách thụ động.
+Tiếp thu mọi cái đẹp và mọi cái hay đồng thời phê phán hạn chế, tiêu cực.
+Trên nền tảng văn hóa nhân loại mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế.
5’
 * Hoạt động 3/ Luyện tập:
3/ Luyện tập:
* Hỏi: Đọc diễn cảm lại văn bản?
HS: Đọc diễn cảm văn bản. 
-Đọc diễn cảm văn bản.
5’
 * Hoạt động 4/ Củng cố bài:
 4/ Củng cố bài: 
GV: củng cố lại kiến thức về kiểu văn bản nhật dụng.
Nêu tóm tắt : Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh?
HS:
Khái niệm văn bản nhật dụng.
Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
Nêu khái niệm kiểu văn bản nhật dụng.
Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(3’)
 a/ Ra bài tập về nhà:
Đọc lại toàn bôï văn bản.
Tìm đọc và kể lại cho lớp nghề một câu chuyện về loói sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
 b/ Chuẩn bị bài mới:
Tiếp tục đọc văn bản .
Soạn bài phần còn lại theo các câu hỏi SGK.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học:
Ngày soạn:16/08/2011
 Tiết: 02 * Bài dạy:
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà) - ( tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU: Thông qua tiết học, nhằm giúp HS tiếp tục nắm:
 1/Kiến thức:
 - Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống vằ làm việc của Người. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị Hiểu được ý nghĩa trong phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Thấy được biêïn pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc. 	
 2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng về chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 3/ Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập,
Rèn luyện theo gương Bác Hồ.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tiếp tục đọc văn bản (SGK).
 - Soạn giáo án.
 - Bảng phụ: Bảng tổng kết bài ( Ghi nhớ SGK).
 2/ Chuẩn bị của học sinh:
 - Đọc văn bản SGK.
- Soạn bài theo các câu hỏi SGK.
III/ HOẠT ĐỘNGÏ DẠY HỌC:
 1/ Ổn định tình hình lớp:
 - Nề nếp:
 - Chuyên cần:
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 *Câu hỏi: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí 
 vốn tri thức sâu rộâng như vậy? 
 *Dự kiến trả lời:
 - Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí 
 Minh: sâu rộngà uyên thâm.
 -Vì sao có được như vậy: Đi nhiều nơi, tiếp xúc và học 
 hỏi nhiều nền văn hóa khác nhau của nhân loại.
 3/ Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới:(1’) Con đường hình thành phong cách văn 
hóa Hồ Chí Minh là một con đường đầy gian truân nhưng qua đó đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách của Bác Hồ. Vẻ đẹp ấy được biểu hiện như thế nào? Tiết học hôm nay, Thầy cùng các em tìm hiểu kĩ hơn về điều đó!
Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của G.viên
Hoạt động của H.sinh.
Nội dung
20’
*Hoạt động 1/ Tìm hiểu vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh
 Thể hiện trong phong cách sống và làm việc 
 của Người:
2/ Phân tích:(tiếp)
 b/ Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh trong phong cách sống và làm việc của Người:
-GV gọi HS đọc đoạn 2.
-Hỏi: Phong cách sống của Bác Hồ được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
-GV nhận xét và chốt lại:
* Phong cách sống và làm việc của một vị chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tác giả kể lại và bình luận trên một số bình diện sau:
+ Chuyện ở: ngôi nhà sàn độc đáo của Bác ở Hà Nội với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ.
 ( Minh họa tranh SGK)
+ Trang phục: áo bà nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp, cái quạt cọ, cái đồng hồ báo thức, cái rađio
+ Chuyện ăn:đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, r ... thương nên A li ô sa và bọn trẻ thân nhau.
b/ Những quan sát và nhận xét của A li ô sa:
- “Chúng ngồi sát nhau như những chú gà con”.
+So sánh thật chính xác-> liên tưởng cảnh lũ con mất mẹ sợ hải co cụm vào nhau khi thấy diều hâu.
+Sự thông cảm của A li ô sa với nỗi bất hạnh của bọn trẻ.
- Khi nghe bố hỏi “”
+Lũ trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.-> So sánh và cảm nhận tinh tế
+Sự thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn trẻ.
c/ Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
-Chuyện đời thường hàng ngày và chuyện cổ tích được xen kẻ và lồng vào nhau:
+Nhắc đến dì ghẻ-> A li ô sa liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích.
+Mẹ thật (đã chết)-> phù thủy giả mẹ.
+Người bà nhân hậu.
=>Câu chuyện càng trở nên khái quát và có màu sắc nhiều hơn và đậm đà hơn.
 4’
* Hoạt động 3/ Tổng kết bài:
3/Tổng kết bài:
-Hỏi: Nêu cảm nhậïn của em về nôïi dung và nghêï thuật của truyện?
GV chốt lại:
a/ Nội dung: 
Ca ngợi tình bạn cao cả, thân thiết của A li ô sa với ba đứa trẻ sống thiếu tình thương và bất chấp sự ngăn cản của người lớn.
b/ Nghệ thuật:
-Tự sự, nhớ lại và hình dung.
-So sánh chính xác.
-Đối thoại ngắn gọn sinh động phù hợp với tâm lí nhân vật
-Chuyện đời thường và chuyện cổ tích đan xen vào nhau.
- Dự kiến trả lời:
a/ Nội dung: 
Ca ngợi tình bạn cao cả, thân thiết của A li ô sa với ba đứa trẻ sống thiếu tình thương và bất chấp sự ngăn cản của người lớn.
b/ Nghệ thuật:
-Tự sự, nhớ lại và hình dung.
-So sánh chính xác.
-Đối thoại ngắn gọn sinh động phù hợp với tâm lí nhân vật
-Chuyện đời thường và chuyện cổ tích đan xen vào nhau.
a/ Nội dung: 
Ca ngợi tình bạn cao cả, thân thiết của A li ô sa với ba đứa trẻ sống thiếu tình thương và bất chấp sự ngăn cản của người lớn.
b/ Nghệ thuật:
-Tự sự, nhớ lại và hình dung.
-So sánh chính xác.
-Đối thoại ngắn gọn sinh động phù hợp với tâm lí nhân vật
-Chuyện đời thường và chuyện cổ tích đan xen vào nhau.
 3’
* Hoạt động 4/ Luyện tập:
4/ Luyện tập:
 - GV gọi HS đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản trên mà em thích? Vì sao em thích đoạn văn ấy?
- HS đọc đoạn văn mà mình thích.
- Giải thích tại sao thích đoạn văn ấy.
 3’
* Hoạt động 5/ Củng cố bài:
5/ Củng cố bài:
- GV củng cố lại kiến thức đã cung cấp:
+ Tác giả - tác phẩm?
+ Bố cục văn bản?
+ Đọc( Nhất là đọc văn bản)
+ Nội dung văn bản.
+ Nghệ thuật văn bản?
- HS nắm lại các kiến thức đã học.
 Toàn bộ kiến thức( Đặc biệt là đọc diễn cảm)
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo( 3’):
 a/ Ra bài tập về nhà:
 - Đọc diễn cảm văn bản.
 - Đọc và trả lời các câu hỏi SGK trang: 233.
 b/ Chuẩn bị bài: Tiết 90 Trả bài kiểm tra học kì I.
 ( Các em về nhà tự kiểm tra lại bằng trí nhớ về bài làm của mình)
IV/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..
 ššš4›››
Ngày soạn: 06/01/2009
Tuần: - Tiết : 90 * Bài dạy:
 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài làm tổng hợp về :
 - Mức độ nhớ kiến thức Văn học, T/ Việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn.
 - Mức độ vận dụng kiến thức T/ Việt để giải các bài tập phần Văn, Tập làm văn và ngược lại.
 - Kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với các phương thức khác.
 - Kĩ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
 2/ Kĩ năng: HS được thêm một lần nữa củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng 
 tích hợp, trắc nghiệm và tự luận.
 3/ Thái độ: HS tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình theo yêu cầu đáp án và hướng dẫn của
 giáo viên.
II. CHUẨN BỊ :
 1/ Chuẩn bị của GV: Bài làm của HS ( đã chấm điểm ).
 Soạn giáo án.
 2/ Chuẩn bị của HS : Lập ý cho các câu hỏi phần tự luận.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1/ Ổn định tình hình lớp: ( 1’)
 - Nề nếp :
 - Chuyên cần:
 2/ Kiểm tra bài cũ:( Không thực hiện)
 3/ Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1’) Qua một học kì các em được đánh giá bằng một bài viết: Kiểm tra học kì một.
 Để thấy được sự tiếp nhận kiến thức của các em như thế nào? Sự vận dung 
 kiến thức ấy vào bài làm ra sao? Tiết học hôm nay Thầy giúp các em thấy rõ 
 hơn về điều đó
 * Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 5’
* Hoạt động 1/ Đề và tìm hiểu đề:
1/ Đề và tìm hiểu đề:
* ĐỀ:
Câu 1:( 1,5 điểm)
 Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy?
Câu 2:( 1,5 điểm)
 Vận dung kiến thức đã học về biện pháp tu từ từ vựng để phân tích hai câu thơ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” 
( Trích “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 3:( 7 điểm)
 Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lình lái xe trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
- GV cung cấp cho HS đáp án của đề bài.
- HS đọc lại đề bài.
- HS thống nhất đáp án GV đã cung cấp.
a/ Đề: ( Đề của Phòng GD-ĐT Phù Cát)
b/ Đáp án:
Câu 1:( 1,5 điểm)
 Từ một câu chuyện riêng, bài thơ tự cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ,tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên , đất nước bình dị, hiền hậu 
( 0,5 điểm).
 “ Ánh trăng” không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ mà có ý nghĩa với cả một thế hệ trẻ, Liên quan đến nhiều người, nhiều thời với thái độvề quá khứ của cả dân tộc và của cả chính mình. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc “ Uống nước, nhớ nguồn”, đạo lí sống thủy chung của dân tộc Việt Nam( 1điểm). Câu 2:( 1,5 điểm) Hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ sau đã được chuyển nghĩa tạo thành ẩn du( 0,5 điểm).ï
 Con là mặt trời của mẹ , Con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gủi vừa thiêng liêng cuả đời mẹ. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống. Mặt trời con cứ trẻ trung, cứ một ngày rực rỡ này trên thế gian ( 1điểm). 
Câu 3:( 7 điểm)
* Yêu cầu chung:
 - Từ nội dung bài thơ đã học, học sinh biết tưởng tượng tạo nên một câu chuyện để kể lại bằng lời văn của mình.
 - Biết tạo tình huống cuộc gặp gỡ để trò chuyện, tâm tình.
 - Biết kết hợp các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận
 * Yêu cầu cụ thể: Bài viết đảm bảo những nội dung sau:
a/ Mở bài: 
 - Giới thiệu sự việc: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trên tuyến đường Trường sơn.
 - Nhân vật: bản thân
 - Tình huống xảy ra câu chuyện: Ở đâu? Khi nào? 
 b/ Thân bài:( Kể lại diễn biến câuchuyện theo một trình tự nhất định, thực chất là trả lời câu hỏi: Chuyện xảy ra như thế nào?)
 Diễn biến của sự việc:
- Sự việc mở đầu: Gặp anh lính lái xe
- Sự việc phát triển: Trò chuyện với anh lái xe về những khó khăn, gian khổ khi lái những chiếc xe không kính 
- Sự việc kết thúc: Nêu kết cục câu chuyện.
c/ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc. 
 5’
* Hoạt động 2/ Trả bài:
2/ Trả bài:
- GV trả bài cho HS
- HS nhận bài.
- HS đối chiếu với dàn ý GV đã cung cấp.
 10’
* Hoạt động 3/ Nhận xét về bài làm của HS:
3/ Nhận xét về bài làm của HS:
* GV nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Phần đông các em đã xác định đúng hướng về đề bài.
+ Xác định được thể loại của câu 3 : Dựa nội dung của một bài thơ đã học, cụ thể: Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Của Phậm Tiến Duật : Kể lại bằng sự tưởng tượng về chuyến gặp gỡ giữa em và chú bộ đội trong bài thơ ở trên đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ.
+ Bố cục bài viết cân đối , rõ ràng.
+ Nhiều bài hành văn tốt
+ Nhiều em đã thuộc bài , làm bài tốt, đạt điểm cao: Hậu, Thịnh, Lại, Thúy 9A4.
Lại, Trang, Điệp 9A3.
- Tồn tại:
+ Một số em không xác định được thể loại của câu 3, dẫn đến viết sai thể loại.
+ Nhiều bài: có nội dung sơ sài.
+ Diễn đạt lượm thợm, không rõ ràng về mặt nội dung.
+ Một số bài có bố cục không cân đối.
+ Phần hình thức quá cẩu thả.
+ Một số bài bỏ giấy trắng.
a/ Ưu điểm:
- Ưu điểm:
+ Phần đông các em đã xác định đúng hướng về đề bài.
+ Xác định được thể loại của câu 3 : Dựa nội dung của một bài thơ đã học, cụ thể: Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Của Phậm Tiến Duật : Kể lại bằng sự tưởng tượng về chuyến gặp gỡ giữa em và chú bộ đội trong bài thơ ở trên đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ.
+ Bố cục bài viết cân đối , rõ ràng.
+ Nhiều bài hành văn tốt
+ Nhiều em đã thuộc bài , làm bài tốt, đạt điểm cao: Hậu, Thịnh, Lại, Thúy 9A4.
Lại, Trang, Điệp 9A3.
- Tồn tại:
+ Một số em không xác định được thể loại của câu 3, dẫn đến viết sai thể loại.
+ Nhiều bài: có nội dung sơ sài.
+ Diễn đạt lượm thợm, không rõ ràng về mặt nội dung.
+ Một số bài có bố cục không cân đối.
+ Phần hình thức quá cẩu thả.
+ Một số bài bỏ giấy trắng.
 15’
* Hoạt động 3/ Sửa chữa:
3/ Sửa chữa:
-Lỗi chính tả.
-Lỗi diễn đạt.
-Về hình thức.
( GV nêu các lỗi trên , HS tự sửa chữa, GV nhận xét và chốt lại)
- HS chữa cacù lỗi GV nêu.
-Lỗi chính tả.
-Lỗi diễn đạt.
-Về hình thức.
 5’
* Hoạt động 4/ Thống kê điểm:
Lớp
SS
0à>2
2à >3,5
3,5à>5
5à>6,5
6,5à>8
8à10
Ghi chú
9A3
42
15
15
12
9A4
43
1
13
23
6
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(3’) 
 a/ Ra bài tập về nhà:
 - Đọc lại bài viết của mình.
 - Tự chữa các lỗi đã mắc phải vào vở học.
 b/ Chuẩn bị bài mới:
 - Đọc kĩ văn bản: Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
 - Soạn bài theo các câu hỏi SGK Ngữ văn 9- Tập II.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9- ki I.doc