Giáo án môn Văn 8 - Tuần 21

Giáo án môn Văn 8 - Tuần 21

Tiết 76: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức:

- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

b. Về kỹ năng:

- Xác định được chủ đề sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng chính xác.

- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

c. Về thái độ:

- Có ý thức sử dụng đoạn văn hợp lý trong văn bản thuyết minh.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Văn 8 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn: 01.12.2011 Ngày dạy: 03.01.2011.Lớp 8C
Ngày dạy: 03.01.2011.Lớp 8A
Ngày dạy: 05.01.2011.Lớp 8B
Tiết 76: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU: 
a. Về kiến thức: 
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
b. Về kỹ năng: 
- Xác định được chủ đề sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng chính xác.
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
c. Về thái độ: 
- Có ý thức sử dụng đoạn văn hợp lý trong văn bản thuyết minh. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án. 
b. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra. 
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Ở những tiết trước các em đã tìm hiểu về phương pháp làm văn thuyết minh. Để giúp các em biết cách viết văn trong văn bản thuyết minh hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gọi Hs đọc đoạn văn mẫu. 
? Đoạn văn gồm bao nhiêu câu?
? Xác định câu chủ đề trong đoạn văn?
? Nêu vai trò của từng câu trong đoạn văn? 
Như vậy các câu 2,3,4,5 bổ sung thông tin, làm rõ ý của câu chủ đề. Câu nào cũng nói về nước, mỗi câu thông tin về một nội dung của nước.
Đọc đoạn văn b. 
? Đoạn văn có mấy câu? Từ ngữ nào là chủ đề?
? Em hãy khái quát chủ đề của đoạn văn?
? Nêu vai trò của từng câu trong đoạn văn? 
Đoạn văn thuyết minh giới thiệu về một danh nhân một con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác nhau của người đó.
? Qua 2 đoạn văn trên em thấy cần lưu ý điều gì khi viết đoạn văn?
Đọc đoạn văn a. 
? Đoạn văn thuyết minh về vấn đề gì?
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp của đoạn văn này?
? Theo em cần sắp xếp lại ntn cho hợp lí?
? Em hãy viết lại đoạn văn cho phù hợp?
? Đoạn văn thuyết minh về đối tượng nào?
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp của đoan văn?
? Theo em cần thuyết minh ntn?
? Qua 2 VD trên em có rút ra lưu ý gì khi viết đoạn văn thuyết minh?
Hs đọc ghi nhớ
? Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề văn: Giới thiệu về trường em?
? Viết đoạn văn thuyết minh về Hồ Chủ Tịch vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam?
? Bố cục sgk ngữ văn 8 tập I ?
I/ Đoạn văn trong văn bản thuyết minh:(24')
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh: 
a. Đoạn văn 1: 
HS: đọc
HS: - Gồm 5 câu:
HS: + Câu 1: Câu chủ đề
+ Câu 2: Cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. 
+ Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. 
+ Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ 3. 
+ Câu 5: Nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/ 3 dân số thế giới thiếu nước. 
b. Đoạn 2:
HS: đọc
HS: - Đoạn văn gồm 3 câu. 
- Từ ngữ chủ đề: Phạm văn Đồng
HS: - Chủ đề: Giới thiệu đồng chí Phạm văn Đồng. 
HS: - Câu 1: Vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán, khẳng định phẩm chất và vai trò cảu ông - nhà cách mạng - văn hoá. 
- Câu 2: Sơ lược giải thích quá trình hoạt động cách mạng nhưng cương vị lãnh đạo Đảng nhà nước mà Phạm văn Đồng đã trải qua. 
- Câu 3: Quan hệ của ông với Hồ Chủ Tịch. 
=> Khi làm bài văn thuyết minh: Cần xác định rõ ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn. Cần trình bày rõ ý chủ đề, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
2. Sửa lại đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
a. Đoạn văn thuyết minh về chiếc bút bi: 
HS : đọc
HS : - Chưa rõ câu chủ đề, 
HS : - các ý còn lộn xộn. 
HS : - Sắp xếp theo trật tự:
+ Nêu rõ câu chủ đề
+ Cấu tạo của bút bi, công dụng, cách dùng. 
HS: Viết
b. Đoạn văn thuyết minh về chiếc đèn bàn:
HS: thuyết minh về chiếc đèn bàn
HS : - Sắp xếp các ý còn lộn xộn từ ngữ phức tạp, rắc rối. 
HS : - Sửa:
+ Nêu câu chủ đề
+ Cấu tạo của đèn:Dây dẫn, công tắc, bóng...
+ Công dụng của đèn. 
=> Các ý trong đoạn văn phải được sắp xếp theo thứ tự: Cấu tạo sự vật, thứ tự nhận thức, thứ tự diễn biến, thứ tự chính phụ. 
* Ghi nhớ: (sgk)
II/ Luyện tập:(15')
1. Bài 1:
* MB: Mời bạn đến thăm trường tôi - Trường THCS Chiềng Lương thân yêu. Đó là mái nhà chung của chúng tôi. 
* Kết bài: Trường tôi như thế đó. Chúng tôi vô cùng yêu quý ngôi trường này. Những kỷ niệm ở ngôi trường sẽ đi theo suốt cuộc đời. 
2. Bài tập 2:
- Năm sinh - mất - quê quán
- Đôi nét về quá trình hoạt động sự nghiệp cách mạng. 
- Vai trò và cống hiến to lớn cảu người đối với dân tộc. 
3. Bài tập 3:
 (Xem phần phụ lục)
- Có 17 bài , 72 tiêt. 
- Phân bố mỗi tuần 4 tiết, đan xen các phân môn: Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn theo hướng thích hợp. 
c. Củng cố, luyện tập: (3')
- Câu hỏi: Theo em khi làm bài văn thuyết minh cần lưu ý điều gì ?
- Trả lời: Khi làm bài văn thuyết minh: Cần xác định rõ ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn. Cần trình bày rõ ý chủ đề, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1')
- Sưu tầm một số đoạn văn thuộc các phương thức biểu đạt khác nhau để so sánh đối chiếu, làm mẫu tự phân tích nhận diện.
- Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn.
- Về nhà các em học bài, nắm được phần ghi nhớ. 
- Chuẩn bị bài sau: Thuyết minh về một phương pháp. 
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 	
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
____________________________________
Ngày soạn: 01.01.2011 Ngày dạy: 03.01.2011.Lớp 8C
Ngày dạy: 06.01.2011.Lớp 8B
Ngày dạy: 06.01.2011.Lớp 8A
Tiết 77: QUÊ HƯƠNG
 ( Tế Hanh )
1. MỤC TIÊU: 
a. Về kiến thức: 
- Nguồn cảm hứng trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: Tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khoẻ khắn đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
b. Về kỹ năng: 
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
c. Về thái độ: 
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm yêu thương quê hương đất nước, yêu cuộc sống và những con người lao động. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án. 
b. Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
a. Kiểm tra bài cũ: (2')
- Kiểm tra vở soạn văn. 
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Nói về tình cảm yêu quê hương đất nước của các nhà thơ, chúng ta đã được biết rất nhiều như: Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tế Xương...nhưng mỗi nhà thơ lại có cách cảm nhận và thể hiện khác nhau. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ của Tế Hanh về tình cảm với quê hương. 
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Tế Hanh?
 GV: Quê hương của nhà thơ là một làng ven biển, có dòng sông bao quanh luôn là hình ảnh quen thuộc trong nhiều bài htơ của ông. Đề tài được viết nhiều nhất là quê hương miền biển thân thiết của ông. Có thể nói ông là nhà thơ của quê hương miền biển. 
? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
 ? Nêu yêu cầu đọc của văn bản?
- Gv đọc mẫu. 
- Gọi hs đọc - nhận xét. 
GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong Sgk
? Em cho biết bố cục của bài thơ? Và nội dung từng phần?
Gọi HS đọc 8 câu thơ đầu:
? Nhà thơ đã giới thiệu chung về cảnh làng quê của mình ntn?
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đó?
Qua lời giới thiệu khái quát đó cho chúng ta hình dung ra một khung cảnh làgn quê ven biển với nghề đánh cá, cuộc sống của con người gắn liền với "nước". 
? Tiếp theo đó tác giả giới thiệu cảnh gì? Miêu tả ra sao?
? Em cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả?
? Không gian có gì đáng chú ý?
Em chú ý hình ảnh nào nhất?Vì sao?
? Những biện pháp nghệ thuật sử dụng đã đem lại hiệu quả gì?
? Con thuyền còn được miêu tả cụ thể hơn qua các chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả ở 2 câu thơ này?
Cánh buồm trắng căng lên vừa thơ mộng vừa hùng tráng như mang theo cả linh hồn của làng chài, đây là một hình ảnh đầy sức lãng mạn, lấy cái cụ thể so sánh với cái trừu tượng tạo vẻ đẹp thơ mộng mà thiêng liêng, lớn lao biết trừng nào. Cánh buồm - mảnh hồn làng căng phồng đầy sức sống, đầy hứng khởi. 
? Có ý kiến cho rằng con thuyền ra khơi như mang theo cả linh hồn của làng cá theo em có đúng không?Vì sao?
Gọi HS đọc 8 câu thơ tiếp. 
 Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tái hiện qua những hình ảnh nào?
? Em có nhận xét gì về những từ ngữ được sử dụng ở đoạn thơ này?
? Tất cả những biện pháp nghệ thuật đó tạo lên một bức tranh ntn?
Tất cả được thoát ra từ sự ồn ào, náo nhiệt, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá tươi ngon đó là"nhờ ơn trời" để đoàn thuyền trở về bình yên và thắng lợi, một lời cảm tạ chân thành cho một niềm hạnh phúc của những người dân chài khi ghe cá đầy trở về, nhưng chúng ta cũng thấy ở đó có sự lẩn khuất của sự lo lắng, nguy hiểm mỗi khi trời không yên, biển không lặng một qui luật nghiệt ngã của thiên nhiên và cũng như để nói rằng: Để có được niềm hạnh phúc đó, có được hình ảnh đầy sức sống đó thì người dân chài cũng phải trải qua bao nỗi gian truân vật vã và nguy hiểm. Điều đó được bộc lộ rõ ở những câu thơ tiếp theo. 
? Vậy em hãy chỉ ra những câu thơ thể hiện sự vất vả, gian truân của người dân chài? 
? Em thấy có gì đặc sắc về nghệ thuật trong những câu thơ trên?
 Hình ảnh người dân chài được tả một cách chân thực với nàn da rám nắng nhưng cũng rất lãng mạn bởi một thân hình vạm vỡ phi thường. Đặc biệt nhà thơ đã có sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác -> thính giác bằng cả sự cảm nhận của tâm hồn. Và con thuyền không còn là vật vô tri vô giác nữa mà nó như một con người như một thành viên tích cực trong công việc lao động của làng chài. Nó cũng như con người cũng thấm đượm vị mặn của biển và nồng nàn với biển. Đây là một nét sáng tạo nghệ thuật độc đáo. 
? Tất cả những cái đó gợi cho em hình ảnh gì?
Không chỉ là hình ảnh hoà đồng giữa con người với thiên nhiên mà lớn hơn đó là sự trinh phục thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên của con người. 
Đọc 4 câu thơ cuối:
? Tác giả đã nhớ những gì?
Khi nhớ về làng quê tác giả nhớ rất nhiều nhớ từ những cái nhỏ đến cái lớn nhưng nhớ nhất là "mùi vị nồng mặn"
? Tại sao tác giả lại nhớ mùi vị nồng mặn nhất?
GV: Đó là hương vị đặc trưng của một vùng quê miền ven biển. 
Em có nhận xét gì về những nỗi nhớ của nhà thơ?
? Em có nhận xét gì về những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng?
? Em hãy khái quát lại nội dung của bức tranh sinh động trên?
Đọc ghi nhớ. 
? Đọc một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về tình cảm quê hương?
 "Con đường nhỏ chạy lang thang
 Kéo nỗi buồn đi dạo khắp làng..."
I/ Đ ... ....thânh hình.............
 Chiếc thuyền..................
 Nghe.....muối...........
HS: - Vừa tả thực vừa hư với nghệ thuật nhân hoá. 
=> Hình ảnh khoẻ khoắn, hoà đồng giữa con người với thiên nhiên. 
3. Nỗi nhớ làng quê của tác giả:(5')
HS: ...........lòng tôi luôn ......
 Màu nước xanh...............
 ...........con thuyền..........
 ..........nhớ.........mùi nồng........
HS: - Mùi vị nồng mặn:Là mùi đặc trưng của làng chài ven biển. 
=> Nỗi lòng của tác giả khôn nguôi về quê hương và sự chân thành, giản dị tha thiết. 
III/ Tổng kết- ghi nhớ (4')
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ đầy sáng tạo but pháp nghệ thuật lãng mạn. 
- Tạo liên tưởng so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng đầy cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ tám chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ phóng khoáng.
* Nội dung:
- Bức tranh sinh động, đầy sức sống.
*Ghi nhớ: sgk.
IV/ Luyện tập: (3')
HS: - Anh đi anh nhớ quê nhà.......
 - Quê hương tôi có con sông .....
c. Củng cố, luyện tập (3')
- Câu hỏi: Cảm nhận của em về cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá? 
- Trả lời: Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, mạnh mẽ và hình ảnh lao động đầy hứng khởi. Con thuyền ra khơi như mang theo cả linh hồn và sự sống của làng chài. 
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1')
- Học thuộc lòng bài thơ và phần ghi nhớ.
- Viết đoạn văn phân tích một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Sưu tầm những bài thơ, ca dao nói về tình cảm quê hương
- Chuẩn bị : Khi con tu hú 
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 	
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
Ngày soạn: 03.01.2011 Ngày dạy: 06.01.2011.Lớp 8C
Ngày dạy: 07.01.2011Lớp 8A
Ngày dạy: 06.01.2011Lớp 8B
Tiết 78:Văn bản: KHI CON TU HÚ
 ( Tố Hữu )
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu
- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh ( Thiên nhiên cái đẹp của cuộc đời tự do )
- Niềm khát khao cuộc sống tự do lý tưởng cách mạng của tác giả
b. Về kỹ năng: 
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong tù ngục
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ. Thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
c. Về thái độ:
- Hs có thái độ trân trọng, khâm phục những người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài. 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi: - Nêu cảm nhận của em về bài thơ"Quê hương" của Tế Hanh?
* Đáp án: - Bài thơ là một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1'): Trong số các nhà thơ chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp không thể kể đến nhà thơ chiến sĩ Tố Hữu với một số tập thơ và những bài thơ nổi tiếng đã làm nổi bật lên một kiểu thơ rất Tố Hữu. Để thấy rõ được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu một sáng tác của ông:Khi con tu hú. 
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu?
Tố Hữu vừa là chiến sĩ cách mạng vừa là nhà thơ. Tháng 4.1939 bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ(Huế) sau chuyển sang Lao Bảo(Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Tháng 3.1942 Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 8.1945 ở Huế ông đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền. 
Tố Hữu đã được tặng nhiều giải thưởng như: Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. 
? Em hãy kể tên một số tác phẩm chính?
? Em cho biết xuất xứ của bài thơ "Khi con tu hú"? 
Nêu yêu cầu đọc?
- Gv đọc mẫu
- Gọi hs - nhận xét. 
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong Sgk.
Em hiểu tu hú nghĩa là gì? Nắng đào? phòng?
Em hãy tìm bố cục của bài thơ?
? Đọc 6 câu thơ đầu và cho biết nội dung chính của đoạn thơ đó?
? Bức tranh mùa hè dược miêu tả tới những hình ảnh thơ nào?
? Em thấy có gì đặc biệt được miêu tả trong khung cảnh đó?
Theo em hình ảnh thơ nào là đặc trưng của mùa hè?(Điều gì khiến nhà thơ có được cảm xúc )
? Âm thanh đó gợi lên điều gì?
? Không gian đó còn được gợi lên từ những sắc màu, đó là những sắc màu nào?
? Qua những hình ảnh âm thanh, màu sắc đó em cảm nhận được sự sống như thế nào của mùa hè mà tác giả đã miêu tả?
Qua những câu thơ trên cho thấy một khung cảnh mùa hè thật êm ả ở làng quê đó là tiếng tu hú gợi bầy, tiếng ve rôn rã tới những màu sắc tươi vui vủa màu he như màu vàng của lúa, của ngô, màu của trời cao trong xanh.... Tất cả đã cùng bừng lên trong một bức tranh thật huy hoàng thật lộng lẫy, qua đó cho chúng ta thấy được một cảnh yên bình ở làng quê và còn gợi lên một cuộc sống sinh động đang sinh sôi nảy nở đầy sức sống và tràn ngập niềm hạnh phúc. 
? Theo em mùa hè mà tác giả miêu tả ở đây là một mùa hè ntn?
Bắt đầu từ tiếng chim tu hú đã làm bừng lên trong tâm hồn nhà thơ người chiến sĩ tác giả đã cảm nhận được một mùa hè rất rõ ràng cụ thể và chính xác với sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn tre trung, khao khát cuộc sống tự do, tươi đẹp đến cháy lòng, đã đem lại co chúng ta những vần thơ mượt mà và một khung cảnh tuyệt vời của mùa hè. 
 Đọc 4 câu thơ tiếp. 
? Hãy xác định nội dung chính của đoạn thơ cuối?
? Tâm trạng của người tù được bộc lộ qua những hình ảnh thơ nào?
? So sánh với 6 câu thơ đầu em thấy có gì thay đổi? 
? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong 4 câu thơ này?
? Qua cách sử dụng từ ngữ như vậy cho chúng ta một cảm giác ntn?
Có thể thấy rõ tâm trạng của con người trái ngược hoàn toàn với cảnh vật xung quanh.Trái ngược với thiên nhiên, thiên nhiên càng rộng lớn, rực rỡ bao nhiêu thì tâm trạng của người chiến sĩ càng cảm thấy chặt trội, ngột ngạt, bị đè nén bấy nhiêu. Đây là sự tương phản giữa người và cảnh khác hẳn với các thi sĩ xưa kia thường là: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". 
? Theo dõi 2 đoạn thơ em thấy có hình ảnh nào được nhắc lại?
? Việc lặp lại hình ảnh đó có tác dụng gì?
? Em hãy phân tích cảm xúc ở câu thơ đầu và câu thơ cuối? 
Chúng ta chú ý từ "cứ kêu" dụng ý của nhà thơ là ngoài trời, thiên nhiên đã vô tình không hay biết tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng đang trong tù ngục ra sao. 
? Qua việc miêu tả tâm trạng tác giả muốn nói tới điều gì?
Tiếng chim tu hú như tiếng gọi tha thiết của tự do, thế giới của sự sống cứ quyến rũ cứ thôi thúc người tù cách mạng. 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
? Qua bài thơ em cảm nhận được điều cao đẹp gì của người chiến sĩ cách mạng - người tù cách mạng?
I/ Đọc tìm hiểu chung(8')
1. Tác giả tác phẩm:
- Tố Hữu (1920 - 2002) quê ở Thừa Thiên Huế. Được giác ngộ phong ttrào học sinh, sinh viên. Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
HS: - Các tập thơ: Từ ấy(1937 - 1946), Việt Bắc(1946 - 1971), Gió lộng(1955 - 1961), Ra trận(1962 - 1971), Máu và hoa(1972 - 1977), Một tiếng đờn(1979 - 1992)....
- "Khi con tu hú" được sáng tác khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ (7.1939), được in trong tập Từ ấy – tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.
2. Đọc:
HS: - 6 câu dài đọc giọng vui, náo nức, 4 câu sau bực bội, nhấn mạnh ĐT, TT. 
3. Tìm hiểu và giải thích từ khó:
HS: - Tu hú: Loài chim long màu đen ( con mái lông đen có đốm trắng) lớnơhn chim sáo thường kêu vào đầu mùa hè.
- Nắng đào: nắng hồng
- Phòng: ở đây là phòng giam
4. Bố cục:
HS: 2 phần:
+ 6 câu đầu
+ 4 câu cuối
II/ Phân tích:
1. Bức tranh mùa hè:(12')
HS: 
Khi con tu hú...........
Lúa chiêm.........
Vườn.......tiếng ve ngân......
Bắp.....vàng hạt........
Trời xanh.....rộng......
Đôi con diều sáo........
HS: - Tác giả miêu tả khung cảnh mùa hè có cả màu sắc âm thanh rung động. 
- Tiếng tu hú gọi bầy.
 Lúa chiêm đang chín. 
HS: - Gợi lên sự rộn ràng náo nhiệt. 
HS: - Màu lúa chín, trái cây vàng, xanh, đào. 
=> Bức tranh mùa hè đầy sức sống, đẹp lộng lẫy, tươi thắm, thanh bình. 
=> Mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ về màu sắc, ngọt ngào về hương vị, khoáng đại, tự do. 
2. Tâm trạng của người tù (10')
HS: Tâm trạng của người tù 
Ta nghe hè .........
Mà chân muốn.......
Ngột làm sao........
Con chim tu hú.......
HS: - Nhịp thơ thay đổi 3/ 3, 6/ 2. 
HS: - Sử dụng nhiều ĐT mạnh: Đạp, ngột, uất......
Sử dụng thán từ:Hè ơi, làm sao, thôi......
-> Cảm giác ngột ngạt cao độ. 
HS: - Hình ảnh con chim tu hú kêu được đặt ở câu thơ đầu trở lại ở câu thơ cuối. 
HS: - Tạo sự chặt chẽ của bài thơ nhưng cảm xúc khác nhau. 
HS: - Câu thơ đầu là cảm xúc say mê với cảnh hè, một khung cảnh khoáng đạt, rộng lớn, rộn rã, còn ở câu thơ cuối lại chất chứa sự ngột ngạt, đau khổ. 
=> Tâm trạng bực bội muốn phá tung xiềng xích thể hiện niềm khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày đang hướng tới cuộc đời tự do.
III/ Tổng kết- ghi nhớ (4’)
* Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ lục bát giàu nhạc điệu mượt mà, uyển chuyển.
- Lời thơ ấn tượng biểu lộ cảm xúc 
- Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê... 
* Nội dung:
- Lòng yêu cuộc sốngyêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
c. Củng cố luyện tập: (4’)
- Câu hỏi: Theo em nhan đề của bài thơ có ý nghĩa gì ?
- Trả lời: Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến và người tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt tù túng trong nhà lao.....
d. Hướng dẫn HS tự bài ở nhà: (1’)
- Liên hệ một số bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học trong chương trình.
- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích được một số hình ảnh thơ. 
- Chuẩn bị bài sau: Câu nghi vấn ( tiếp)
- Soạn bài: Tức cảnh pác bó. 
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 	
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 8. Tuần 21.doc