Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nhận biết được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.

2. Kỹ năng: xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.

3. Thái độ: Tập trung, cẩn thận, chính xác.

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật, tranh vẽ một số vật thể trong không gian, thước kẻ, phấn màu.

2. Học sinh: SGK, các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

 

doc 44 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
Chương IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG - HÌNH CHÓP ĐỀU
A - HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
§1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nhận biết được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
2. Kỹ năng: xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
3. Thái độ: Tập trung, cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật, tranh vẽ một số vật thể trong không gian, thước kẻ, phấn màu.
2. Học sinh: SGK, các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao 
(M4)
Hình hộp chữ nhật
Chỉ ra các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
Xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh, chiều cao hình hộp chữ nhật.
Kể tên một số vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương trong thực tế. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát 
- Mục tiêu: Giúp HS biết được nội dung của chương IV
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: mô hình hình chữ nhật
- Sản phẩm: Nội dung chương IV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV đưa ra mô hình hình chữ nhật, tranh vẽ một số vật thể trong không gian, thước kẻ, phấn màu, bảng có kẻ ô vuông, giới thiệu một số hình không gian ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những hình mà các điểm của chúng có thể không cùng nằm trong một mặt phẳng. Sau đó GV giới thiệu nội dung cơ bản của chương
HS quan sát các mô hình, tranh vẽ, nghe GV giới thiệu
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình hộp chữ nhật 
- Mục tiêu: Giúp HS biết được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, thước, mô hình hình chữ nhật
- Sản phẩm: xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: đưa ra hình hộp chữ nhật bằng nhựa trong và giới thiệu một mặt của hình chữ nhật, đỉnh, cạnh của hình chữ nhật.
HS: Tập trung nghe giảng
? Một hình hộp chữ nhật có mấy mặt, các mặt là những hình gì ?
HS: Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt đều là hình chữ nhật.
? Một hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh, mấy cạnh?
HS: Một hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, có 12 cạnh.
GV yêu cầu một HS lên chỉ rõ mặt, đỉnh, cạnh của hình hộp chữ nhật.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV giới thiệu hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật và các mặt bên.
GV đưa tiếp hình lập phương bằng nhựa trong để giới thiệu cho HS
GV yêu cầu HS đưa ra các vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương và chỉ ra mặt, đỉnh, cạnh của hình đó. 
HS hoạt động theo nhóm .
GV: kiểm tra vài nhóm HS.
GV vẽ và hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'.
HS: Vẽ hình vào vở.
1) Hình hộp chữ nhật:
- Có 6 mặt, mỗi mặt đều là hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó).
- Có 8 đỉnh, có 12 cạnh.
- Hai mặt không có cạnh chung gọi là hai mặt đối diện, có thể xem đó là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên. 
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình vuông.
HOẠT ĐỘNG 3: Mặt phẳng và đường thẳng 
- Mục tiêu: Giúp HS biết xác định các mặt phẳng và đường thẳng của hình hộp chữ nhật.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: SGK, thước
- Sản phẩm: xác định các mặt phẳng và đường thẳng của hình hộp chữ nhật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV vẽ hình 71 SGK yêu cầu HS làm 
HS: Đứng tại chỗ trả lời
GV: Giới thiệu các đỉnh như là các điểm, các cạnh như là các đoạn thẳng, mỗi mặt là một phần mặt phẳng 
GV: Giới thiệu chiều cao của hình hộp chữ nhật
HS: Theo dõi ghi vở
- Các đỉnh của hình hộp chữ nhật là A, B, C, D, A', B', C', D' như là các điểm.
- Các cạnh của hình hộp chữ nhật là AB, BC, CD, DA, AA', BB' ... như là các đoạn thẳng
- Mỗi mặt của hình hộp chữ nhật là một phần mặt phẳng
Đường thẳng đi qua hai điểm A, B của mp (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó.
C. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
HOẠT ĐỘNG 4: Bài tập 
- Mục tiêu: Củng cố các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: SGK, thước
- Sản phẩm: Lời giải bài 1, 2/96 sgk
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV vẽ hình 72 sgk, yêu cầu HS làm Bài 1 sgk
1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở
GV nhận xét, đánh giá.
- GV vẽ hình 73 sgk, hướng dẫn HS làm Bài 2 sgk
 HS tìm hiểu hình vẽ, trả lời 
GV nhận xét, đánh giá, chốt câu trả lời.
HS ghi vào vở.
BT 1/96 SGK:
AB = MN = PQ = DC.
 BC = NP = MQ = AD.
 AM = BN = CP = DQ.
BT 2/96 SGK:
a) Vì tứ giác CBB1C1 là hình chữ nhật nên O là trung điểm của đoạn CB1 thì O cũng là trung điểm của đoạn BC1(theo tính chất đường chéo hình chữ nhật).
b) K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB1 vì CD và BB1 không cùng nằm trên một mặt phẳng.
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nhớ các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- BTVN: 3, 4/96, 97 SGK 
- Chuẩn bị bài: ”Hình hộp chữ nhật (t.t)”.
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nêu các đặc điểm của hình hộp chữ nhật. (M1)
Câu 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong hình hộp chữ nhật là gì? (M2)
Câu 3: Bài 1, 2 sgk (M3)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
§2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT(T.T)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nhận biết (qua mô hình) khái niệm về hai đường thẳng song song. Hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
 - Bằng hình ảnh cụ thể , HS bước đầu biếtđược dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
2. Kỹ năng: HS nhận xét được trong thực tế hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
3. Thái độ: Tập trung, cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: nhận xét được trong thực tế hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật, thước kẻ, phấn màu, 
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Hình hộp chữ nhật
- Biết được hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song (bằng trực quan).
- Nhận biết (qua mô hình) khái niệm về hai đường thẳng song song, hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
- Nhận xét được trong thực tế hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
Đáp án
Vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'? 
Nêu tên các đỉnh, các cạnh, các mặt ?
Vẽ đúng hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D': 6đ
Nêu đúng tên các đỉnh, các cạnh, các mặt: 4đ
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát 
- Mục tiêu: Giúp HS biết được nội dung của bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: mô hình hình chữ nhật
- Sản phẩm: Mối quan hệ giữa các đường thẳng và các mặt phẳng trong không gian.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Hãy nêu vị trí tương đoios giữa hai đường thẳng trong mặt phẳng.
- Tương tự hai đường thẳng trong không gian cũng có các vị trí tương đối như thế. Vậy đó là các vị trí nào ?
GV: Cách xác định hai đường thẳng song song trong không gian có gì giống và khác trong hình học phẳng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
- Hai đường thẳng song song
- Hai đường thẳng trùng nhau
- Hai đường thẳng cắt nhau
- Dự đoán câu trả lời
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Hai đường thẳng song song trong không gian 
- Mục tiêu: Giúp HS biết được khái niệm về hai đường thẳng song song trong không gian.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: bảng phụ
- Sản phẩm: xác định được hai đường thẳng song song trong không gian.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng hình vẽ ở bài cũ, yêu cầu HS thực hiện 
HS: Đứng tại chỗ trả lời
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 76, giới thiệu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song trong không gian.
GV: Tìm thêm những đường thẳng song song khác trên hình?
HS: AA’// CC’, BC// AD, A’D’// B’C’
GV: Hai đường thẳng D'C' và CC' là hai đường thẳng thế nào ? Hai đường thẳng đó cùng thuộc mặt phẳng nào ?
HS: là hai đường thẳng cắt nhau, cùng thuộc mặt phẳng (DCC'D').
? Hai đường thẳng AD và D'C' có điểm chung không? có song song không? 
HS: Hai đường thẳng AD và D'C' không có điểm chung, nhưng chúng không song song vì không cùng thuộc một mặt phẳng.
GV: giới thiệu AD và D'C' là hai đường thẳng chéo nhau.
GV: Vậy với hai đường thẳng a, b phân biệt trong không gian có thể xảy ra những vị trí tương đối nào ?
HS: a // b, a cắt b, a và b chéo nhau.
GV: Giới thiệu a // b ; b // c a // c
1)Hai đường thẳng song song trong không gian:
C’
B
A’
B’
D
C
A
D’
- Hai đường thẳng song song trong không gian là hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung.
Ví dụ: AB // CD ; BC // AD ;AA' // DD' ....
- Với 2 đường thẳng a, b phân biệt trong không gian, chúng có thể: 
+ a // b 
+ a cắt b (D'C' cắt CC’)
+ a và b chéo nhau (AD và D’C’ chéo nhau)
- Nếu a // b , b // c thì a // c.
HOẠT ĐỘNG 3: Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song 
- Mục tiêu: Giúp HS biết xác định đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Phương tiện dạy học: bảng phụ
- Sản phẩm: xác định được đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 77, yêu cầu HS thực hiện 
HS: Đứng tại chỗ trả lời
GV:  ... hoi 
óHM BC.
Vì AH BC ( t/c 3 đường cao) 
=>HM BC 
ó A, H, M thẳng hàng 
óTam giác ABC cân tại A. 
*Hình bình hành BHCK là hình chữ nhật 
óó
( Vì tứ giác ABKC đã có )
ó Tam giác ABC vuông tại A.
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Làm tiếp bài tập phần ôn tập cuối năm
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì II.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nhắc lại các kiến thức đã học (M1)
Câu 2: Bài tập (M3)
Tuần 36	 
Tiết 71	KIỂM TRA HỌC KÌ II	
Tuần 36	 Ngày soạn: 16/5/2019
Tiết 72	 Ngày dạy: 18/5/2019
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : Học sinh thấy được điểm mạnh, yếu của mình từ đó GV có kế hoạch bổ sung kiến thức cần thiết, thiếu cho các em kịp thời.
2. Kĩ năng : Nhận xột kĩ năng làm bài và trỡnh bày bài kiểm tra của học sinh.
3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
4. Hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: giải PT, bất PT bậc nhất 1 ẩn, giải bài toán bằng cách lập PT 
II. Chuẩn bị: 
	GV:	Bài KT học kì II của HS – Đáp án . 
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp :
2. Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Trả bài cho lớp trưởng phát cho từng bạn 
GV : nhận xét bài làm của HS
- Nêu những ưu điểm, tồn tại trong bài c/m hình học của HS.
- Nêu những bài có hình vẽ chính xác, đẹp, chứng minh có lôgic.
- Nhắc nhở những HS vẽ hình thiếu chính xác, không đúng yêu cầu của đề bài
- Lưu ý những bài làm thiếu tính chặt chẽ.
GV: HD chữa lại các bài kiểm tra phần hình học theo đáp án tiết 69
Các HS nhận bài đọc , kiểm tra lại các bài đã làm
+ HS nghe GV nhắc nhở , nhận xét , rút kinh nghiệm 
HS: Theo dõi ghi lại bài vào vở.
3. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học từ đầu năm để giờ sau hệ thống kiến thức.
Tuần 37	 Ngày soạn: 18/5/2019
Tiết 73	 Ngày dạy: /5/2019
HỆ THỐNG KIẾN THỨC 
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức: - Hệ thống các kiến thức đã học
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, nhận biết, chứng minh 
3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính thực tế của toán học.
4. Hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ; tính toán; Năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt: NL vẽ hình; NL chứng minh
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước kẻ, bảng phụ, bìa cứng như hình 123.
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, bìa cứng như hình 123.
3. Bảng tham chiếu các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu 
(M2)
Vận dụng 
(M3)
Vận dụng cao (M4)
Hệ thống kiến thức 
- Hệ thống được các kiến thức đã học 
 Biết Vẽ h×nh vµ tãm t¾t
Chứng minh được bài toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 1: Hệ thống kiến thức 
- Mục tiêu: Hệ thống các kiến thức đã học về tứ giác, diện tích tứ giác.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, thảo luận, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học : SGK, thước kẻ.
- Sản phẩm: Các kiến thức trong chương I, chương II
-GV treo bảng phụ có các hình vẽ sẵn : Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác và yêu cầu HS điền công thức tính diện tích các hình. 
-HS: cả lớp vẽ hình và điền công thức, ký hiệu vào vở
-Một HS lên bảng điền công thức vào các hình .
-HS : Nhận xét bài làm của bạn.
-GV nhận xét và cho điểm.
 Hình chữ nhật Hình vuông Tam giác
C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG 
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập : (Hoạt động cá nhân, nhóm)
- Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm hiểu điều kiện của hình.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, thảo luận, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học : SGK, thước kẻ.
- Sản phẩm: HS giải được các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm hiểu điều kiện của hình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- GV treo bảng phụ bài 161 tr 77 SBT 
- GV vẽ hình lên bảng 
-Gọi 1HS nêu GT, KL
a) Chứng minh tứ giác DEHK là hình bình hành.
-GV gọi một HS lên bảng chứng minh câu (a)
-GV gọi HS nhận xét và bổ sung.
b) DABC có điều kiện gì thì
 tứ giác DEHK là hình chữ nhật ?
-GV gợi ý bằng cách vẽ
 hình minh họa. 
-GV gọi 1 HS lên bảng chứng 
minh 
-GV: Nếu trung tuyến DB và CE
 vuông góc với nhau thì tứ giác 
DEHK là hình gì ?
-GV đưa ra hình vẽ minh hoạ.
-GV đưa ra đề bài i 2 (35 tr 129 SGK).
-1 HS đọc to đề bài.
-GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình.
-HS hoạt động nhóm: Nêu các cách tính diện tích hình thoi?
-Đại diện nhóm lên bảng chọn một trong hai cách trình bày.
-GV gọi HS nhận xét và bổ sung
Bài 1 (bài 161 tr 77 SBT)
GT ABC, trung tuyến BD v CE cắt nhau 
 Tại G, HB = HG, KC = KG.
KL a)Tứ giác DEKH l hình bình hành.
 b) ABC có điều kiện gì thì tứ giác DEHK 
 là hình bình hành.
 c) Nếu BDCE thì 
 tứ giác DEHK là
 hình gì?
*Chứng minh:
a) Ta có : AE = EB (gt)
	 AD = DC (gt)
Þ DE là đường trung bình của DABC
Þ ED // BC ; ED = (1)
Tương tự : HK là đường trung bình của DGBC
Þ HK // BC ; HK = (2)
Từ (1) và (2) Þ ED // HK và ED = HK. 
Nên DEHK là hình bình hành
b) Hình bình hành DEHK là hình chữ nhật khi 
HD = EK 
Mà HD = BD ; EK = CE
Þ BD = CE Þ D ABC cân tại A
(một tam giác cân khi và chỉ khi có hai đường trung tuyến bằng nhau)
Vậy : ĐK D ABC cân tại A thì tứ giác DEHK là hình chữ nhật 
c) Nếu BD CE thì hình bình hành DEHK là hình thoi vì có hai đường chéo vuông góc với nhau.
Bài 2 (35 tr 129 SGK)
Chứng minh
DADC có AD = DC 
và = 600 Þ DADC đều
Þ AC = 6(cm) 
 DO = 
Þ BD = 6(cm)
SABCD = AC . DB = .6. 6 = 18 (cm2)
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Ôn tập lý thuyết chương I và II, làm lại các dạng bài tập đã giải.
- Bài tập về nhà: 157,158 , 159, 162, 163/ 77 SBT
- Tiết sau ôn tập tiếp.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nêu định nghĩa, tính chất,dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông? (M1)
Câu 2: Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông?(M1)
Câu 3: Bài 1, bài 2 (M3)
Tuần 37	 Ngày soạn: 19/5/2019
Tiết 74	 Ngày dạy: /5/2019
HỆ THỐNG KIẾN THỨC (tt)
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức: - Hệ thống các kiến thức đã học trong học kì II
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, nhận biết, chứng minh 
3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính thực tế của toán học.
4. Hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ; tính toán; Năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt: NL vẽ hình; NL chứng minh
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước kẻ, bảng phụ, bìa cứng như hình 123.
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, bìa cứng như hình 123.
3. Bảng tham chiếu các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu 
(M2)
Vận dụng 
(M3)
Vận dụng cao (M4)
Hệ thống kiến thức 
- Hệ thống được các kiến thức đã học 
 Biết Vẽ h×nh vµ tãm t¾t
Chứng minh được bài toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG: 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Hệ thống kiến thức học kì II
- Mục tiêu: Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học trong học kì II.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, thảo luận, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học : SGK, thước kẻ
- Sản phẩm: Các kiến thức đã học trong HKII
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập chương III, chương IV
HS : Đứng tại chỗ trả lời
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
I- Ôn tập lý thuyết: 
1. AB, CD tỉ lệ với A’B’, C’D’.khi 
2. Định lý Ta-lét, định lý Ta-lét đảo, hệ quả định lý Ta-lét 
3. Tính chất đường phân giác trong tam giác
4. Hai tam giác đồng dạng
5. Ba trường hợp đồng dạng của tam giác
6. Trường hợp đồng dạng đặc biệt của tam giác vuông.
7. Các hình không gian, công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng vận dụng định lý Ta-lét, Ta-lét đảo, tính chất đường phân giác trong tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải các bài tập.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, thước
- Sản phẩm: CM các đoạn thẳng bằng nhau, các đường thẳng song song, tính độ dài đoạn thẳng, diện tích tam giác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Làm BT 58 SGK
- Gọi HS đọc bài toán
GV: hướng dẫn vẽ hình, HS vẽ hình vào vở
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi chứng minh BK = CH
HS CM, cử đại diện lên bảng trình bày
GV nhận xét, đánh giá
GV: So sánh AK, AH.
HS: AB = AC; BK = CHAK = AH
GV: Chứng minh KH // BC? Áp dụng kiến thức nào?
HS: => KH // BC (đl Talet đảo)
1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở
GV nhận xét, đánh giá
GV: Dựa vào hướng dẫn SGK, giải thích vì sao IAC HBC ?
HS : 900, chung 
GV: Tính HC như thế nào?
HS: IAC HBC
GV: Tính HK?
HS: KH// BC 
 KH= 
1 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở
GV nhận xét, đánh giá,chốt kiến thức.
* Làm BT 60/92 SGK
 - Gọi HS đọc bài toán
GV: hướng dẫn vẽ hình, HS vẽ hình vào vở
GV: có đặc điểm gì đặc biệt?
HS: là nửa tam giác đều cạnh BC
GV: So sánh AB và BC?
HS: 
GV: Dựa vào kiến thức nào để tính ?
HS: Tính chất đường phân giác của tam giác
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác làm bài vào vở
GV nhận xét, đánh giá
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tính chu vi và diện tích của tam giác ABC.
HS tính, cử đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV nhận xét, đánh giá
BT 58/92 SGK: 
a) Chứng minh BK = CH
Xét và có: 
BC: cạnh chung
(vì cân tại A)
= (ch-gn)
 BK = CH (đpcm)
b) Chứng minh KH //BC:
Ta có: AB = AC; BK = CH
 AK = AH
(định lí Ta-lét đảo)
c) Vẽ đường cao AI của ABC
Xét IAC và HBC có: 900, chung
 IAC HBC (g-g)
AH = b-
KH// BC (hệ quả của định lý Talet)
KH= 
BT 60/92 SGK: 
A
B
C
D
300
a) Tam giác ABC có:
 là nửa tam 
giác đều cạnh BC
Vì BD là đường phân giác của nên :
.
b) BC = 2AB = 2.12,5 = 25 (cm).
Áp dụng định lý Pytago vào , ta có:
Gọi P và S theo thứ tự là chu vi và diện tích của tam giác ABC, ta có :
P = AB + BC + CA = 59,15 (cm)
S = AB.AC = 135,31 (cm2)
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Ôn lại toàn bộ kiến thức cả năm
- Làm bài tập phần ôn tập cuối năm
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nhắc lại định lý Ta-let, định lý Ta-let đảo, tính chất đường phân giác trong tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác.
Câu 2: Bài 58 sgk (M2, M3)
Câu 3: Bài 60 sgk (M3, M4)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hinh_hoc_lop_8_chuong_iv_hinh_lang_tru_dung.doc