I – Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a. Kiến thức:
Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức: Nhân đơn thức vớ đa thức, nhân đơn thức với đơn thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ và các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
* Điều chỉnh: Nhớ 7 HĐT đáng nhớ.
b. Kĩ năng:
Vận dụng thành thạo các kiến thức để giải toán
* Điều chỉnh: áp dụng 7 HĐT đáng nhớ vào tính toán.
c. Thái độ:
Giáo dục tính hệ thống và tổng hợp kiến thức.
* Điều chỉnh: chú ý nghe giảng.
2. Định hướng năng lực hình thành:
- Học sinh phát huy được năng lực: tự hoc, nhận biết, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
* Điều chỉnh: quan sát, chú ý.
Tiết 19 ÔN TẬP CHƯƠNG I Ngày soạn: 25 – 10 - 2019. Giảng ở các lớp: Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú / /2019 I – Mục tiêu 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ a. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức: Nhân đơn thức vớ đa thức, nhân đơn thức với đơn thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ và các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. * Điều chỉnh: Nhớ 7 HĐT đáng nhớ. b. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các kiến thức để giải toán * Điều chỉnh: áp dụng 7 HĐT đáng nhớ vào tính toán. c. Thái độ: Giáo dục tính hệ thống và tổng hợp kiến thức. * Điều chỉnh: chú ý nghe giảng. 2. Định hướng năng lực hình thành: - Học sinh phát huy được năng lực: tự hoc, nhận biết, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. * Điều chỉnh: quan sát, chú ý... 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học - Đàm thọai, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, luyện tập và thực hành. - Tia chớp, động não II – Chuẩn bị của GV và HS GV: Bảng phụ HS: Học bài cũ ở nhà III- Chuỗi các hoạt động dạy học A. Hoạt động khởi động 1) Ổn định tổ chức lớp học (1 phút) GV: Kiểm tra sĩ số lớp 2) Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. c) Khởi động:(1’): Bài học hôm nay ta cùng ôn tập và hệ thống các kiến thức về nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử và chữa một số bài tập. B. HĐ hình thành kiến thức: Hoạt động của thầy và trò Trình tự nội dung kiến thức cần khắc sâu Hoạt động 1: Nhân đơn thức với đa thức(7’) * Điều chỉnh:? Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? Yêu cầu học sinh làm bài 75 Gọi 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở và nhận xét G: Nhận xét, đánh giá và kết luận lời giải 1. Nhân đơn thức với đa thức * Quy tắc: SGK - 4 Bài 75 a) 5x2 (3x2 - 7x + 2) = 5x2.3x2 + 5x2.(-7x) + 5x2.2 = 15x4 - 35x3 + 10x2 b) xy (2x2y - 3xy + y2) = xy.2x2y + xy. (-3xy) + xy. y2 = x3y2 - 2x2y2 + xy3 Hoạt động 2: Nhân đa thức với đa thức(10’) ? Phát biếu quy tắc nhân đa thức với đa thức? Yêu cầu học sinh làm bài 76 Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện, cả lớp trình bày vào vở và nhận xét. G: Nhận xét, đánh giá và kết luận lời giải. 2. Nhân đa thức với đa thức * Quy tắc: SGK - 7 Bài 76 a) (2x2 - 3x)(5x2 - 2x + 1) = 2x2(5x2 - 2x + 1) - 3x(5x2 - 2x + 1) = 10x4 - 4x3 + 2x2 - 15x3 + 6x2 - 3x = 10x4 - 19x3 + 8x2 - 3x b) (x - 2y)(3xy + 5y2 + x) = x (3xy + 5y2 + x) - 2y(3xy + 5y2 + x) = 3x2y + 5xy2 + x2 - 6xy2 - 10y3 - 2xy = 3x2y - xy2 + x2 - 10y3 - 2xy Hoạt động 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ(12’) ? Viết 7 hằng đẳng thức mà em đã học Gọi 1 học sinh lên bảng viết Yêu cầu học sinh làm bài 77 thảo luận theo nhóm ? Để tính nhanh được giá trị của biểu thức trên ta làm thế nào? ? Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày, các nhóm nhận xét và bổ sung G: Nhận xét và kết luận lời giải. 3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ Bài 77 a) M = x2 + 4y2 - 4xy = x2 - 2.x.2y + (2y)2 = (x -2y)2 Tại x = 18, y = 4 giá trị của biểu thức đã cho là: M = (18 - 2.4)2 = 102 = 100 b) N = 8x3 - 12x2y + 6xy2 - y3 = (2x)3 - 3. (2x)2.y + 3.2x.y - y3 = (2x - y)3 Tại x = 6, y = -8, giá trị của biểu thức là: N = [2.6 - (-8)]2 = 203 = 8000 Hoạt động 3: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (8’) ? Nêu các phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử Yêu cầu học sinh làm bài 79 ? Ta có thể sử dụng phương pháp nào để phân tích các đa thức trên? Gọi 2 học sinh lên bảng làm G: Cùng học sinh nhận xét và kết luận lời giải 4. Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử - Đặt nhân tử chung - Dùng hằng đẳng thức - Nhóm nhiều hạng tử Bài 79 a) x2 - 4 + (x - 2)2 = (x - 2)(x + 2) + (x - 2)2 = (x - 2) [(x + 2) + (x -2)] = 2x(x - 2) c) x3 - 4x2 - 12x + 27 = (x3 + 27) - (4x2 + 12x) = (x + 3) (x2 - 3x + 9) - 4(x + 3) = (x + 3) (x2 - 3x + 9 - 4) = (x + 3)(x2 - 3x + 5) C: HĐ luyện tập - Vận dụng (5’) Yêu cầu học sinh giải bài tập trắc nghiệm Học sinh thảo luận và trả lời G: Nhận xét, đánh giá và chính xác hóa lời giải Bài tập: Tìm câu đúng, sai 1) (x -1) = 1 - 2x + x2 2) -3x - 6 = -3(x -2) 3) (x +2)2 = x2 + 2x + 4 4) (x -3)2 = (3 -x)2 5) x3 +3x2 + 3x + 1 = (x -1)3 D. HĐ tìm tòi mở rộng (1’) Nắm vững 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, các quy tắc đã học. Làm bài 18; 80; 81; 82 IV – Tự rút kinh nghiệm giờ dạy. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 20 ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiếp) Ngày soạn: 25 – 10 - 2019. Giảng ở các lớp: Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú / /2019 I – Mục tiêu 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ a. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức: chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, thuật toán chia đa thức một biến đã sắp xếp. * Điều chỉnh: biết nhân đơn thúc với đơn thức, đơn thức với đa thức. b. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo bài toán phân tích đa thức thành nhân tử, chia đơn thức, đa thức, chia đa thức một biến * Điều chỉnh: thực hiện được các phép nhân đơn thức với đơn thức, đơn thức với đa thức. c. Thái độ: Giáo dục tính hệ thống và tổng hợp kiến thức. * Điều chỉnh: chú ý, yêu thích môn học 2. Định hướng năng lực hình thành: - Học sinh phát huy được năng lực: tự hoc, nhận biết, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. * Điều chỉnh: quan sát, chú ý... 3. Phương pháp ,KTDH - Đàm thọai, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, luyện tập và thực hành. - Tia chớp, động não II – Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Bảng phụ HS: Học bài cũ ở nhà III- Chuỗi các hoạt động dạy học A. Hoạt động khởi động 1) Ổn định tổ chức lớp học (1 phút) GV: Kiểm tra sĩ số lớp 2) Kiểm tra bài cũ (6’) Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 78(a); 79(b) 3) Khởi động:(1’) học hôm nay ta cùng ôn tập và hệ thống các kiến thức trong phép chia đơn thức, đa thức và chữa một số bài tập. B. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Trình tự nội dung kiến thức cần khắc sâu Hoạt động 1: Chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức(10’) Khi nào thì đa thức A chia hết cho đơn thức B ? Phát biểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức? Quy tắc chia đa thức cho đơn thức? ? Muốn thực hiện được phép chia ta làm thế nào? ? Phép chia hai đa thức có phải là chia đa thức một biến không? ? Phân tích x2 - y2 + 6x + 9 thành nhân tử như thế nào? Gọi 1 học sinh lên bảng làm. 5. Chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức. Thực hiện phép tính a) (5x3y - 10x2y2 + 15xy) : (-5xy) = -x2 + 2xy -3 b) (x2 - y2 + 6x + 9) : (x +y + 3) Ta có: x2 - y2 + 6x + 9 = (x2 + 6x + 9) - y2 = (x + 3)2 - y2 = ( x + y+3) (x -y + 3) Vậy (x2 - y2 + 6x + 9) : (x +y + 3) = x - y + 3 Hoạt động 2: Chia đa thức một biến đã sắp xếp (22’) ? Để chia hai đa thức một biến ta làm thế nào? ? Khi nào đa thức A chia hết cho đa thức B? * Điều chỉnh: đọc đầu bài 80 trong SGK -33 Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 80, cả lớp làm vào vở và nhận xét G: Nhận xét, đánh giá và kết luận lời giải. G: Hướng dẫn học sinh làm bài 82 ? Muốn chứng minh x2 -2xy + y2 + 1 > 0 ta làm thế nào? ? Ta viết x2 -2xy + y2 thành bình phương của biểu thức nào? Yêu cầu học sinh làm ý b thảo luận theo nhóm ? Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. G: Nhận xét và chính xác hoá lời giải 6. Chia đa thức một biến đã sắp xếp Bài 80 a) - 6x3 - 7x2 - x + 2 6x3 + 3x2 2x +1 - -10x2 - x + 2 -10x2 - 5x 3x2-5x +2 - 4x + 2 4x + 2 0 Vậy (6x3 - 7x2 - x + 2) : (2x + 1) = 3x2-5x +2 b) - x4 -x3 + x2 +3x x4 -2x3 + 3x2 x2-2x+3 - x3 -2x2 +3x x3 -2x2 +3x x2 + x 0 Vậy (x4 -x3 + x2 +3x) : (x2-2x+3) = x2 +x Bài 82 a) Ta thấy x2 -2xy + y2 + 1 = (x2 -2xy + y2 ) + 1 = (x - y)2 + 1 Vì (x - y)2 ≥ 0 nên (x - y)2 + 1 > 0 Vậy x2 -2xy + y2 + 1 > 0 với mọi x và y b) Ta có: x - x2 - 1 = - (x2 - x + 1) = - (x2 -2.x. + ( )2 + ) = -[ ( x - )2 + ] Vì x - )2 + > 0 với mọi x Vậy x - x2 - 1 < 0 C: Luyện tập - Vận dụng (4’) G: Cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm Bài tập: Chọn đáp án đúng a) Giá trị của biểu thức x2 -2x + 1 tại x = -1 là: A. 0 B. 2 C. 4 D.-4 b) Giá trị của biểu thức x2 - 9 tại x = 13 là A. 16 B. 160 C.-160 D.100 c) Giá trị của biểu thức x3 -3x2 + 3x - 1 tại x = -1 là: A. -8 B.8 C.0 D.-2 d) -16c + 32 = -16 (x + 2) là A. Đúng B. Sai D. HĐ tìm tòi mở rộng(1’) Nắm vững các quy tắc, các hằng đẳng thức. Làm bài 81; 83 Và chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết. IV – Tự rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt của tổ chuyên môn Ngày /10/2019 Lương Thị Thụy
Tài liệu đính kèm: