Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài: Cấu trúc của một chương trình C++ các toán tử, lệnh nhập xuất - Năm học 2021-2022 - THCS Khuyến Nông

Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài: Cấu trúc của một chương trình C++ các toán tử, lệnh nhập xuất - Năm học 2021-2022 - THCS Khuyến Nông

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết cấu trúc của một chương trình C++;

- Bước đầu làm quen với khái niệm hàm, thư viện

2.Năng lực

- Thực hiện làm được các bài tập cơ bản về cấu trúc của chương trình C++.

3. Phẩm chất

- Yêu thích, hứng thú tìm hiểu ngôn ngữ lập trình C++.

II. Đồ dùng.

- GV: Máy tính có có cài đặt phần mềm C++., máy chiếu.

- HS: Tài liệu hướng dẫn

III. Tiến trình dạy học

- Tiết 1(Tiết 29): Tìm hiểu cấu trúc của chương trình C++, ví dụ đơn giản

- Tiết 2( Tiết 30): Làm một số bài tập cơ bản, học các toán tử

- Tiết 3( Tiết 37-HKII): Luyện tập thực hành

IV. Bài mới

1. Khởi động

- GV: Mời CTHĐTQ cho lớp chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ.

- HS: Chơi trò chơi

- GV: Y/c HS xác định mục tiêu bài học

- HS: Nghiên cứu trả lời.

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 8 - Bài: Cấu trúc của một chương trình C++ các toán tử, lệnh nhập xuất - Năm học 2021-2022 - THCS Khuyến Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn: /12/2021
- Ngày giảng: /12/2021
Tiết 29-30-37
CẤU TRÚC CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH C++
 CÁC TOÁN TỬ, LỆNH NHẬP XUẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết cấu trúc của một chương trình C++;
- Bước đầu làm quen với khái niệm hàm, thư viện
2.Năng lực
- Thực hiện làm được các bài tập cơ bản về cấu trúc của chương trình C++.
3. Phẩm chất
- Yêu thích, hứng thú tìm hiểu ngôn ngữ lập trình C++.
II. Đồ dùng.
- GV: Máy tính có có cài đặt phần mềm C++., máy chiếu.
- HS: Tài liệu hướng dẫn 
III. Tiến trình dạy học
- Tiết 1(Tiết 29): Tìm hiểu cấu trúc của chương trình C++, ví dụ đơn giản
- Tiết 2( Tiết 30): Làm một số bài tập cơ bản, học các toán tử
- Tiết 3( Tiết 37-HKII): Luyện tập thực hành
IV. Bài mới
1. Khởi động
- GV: Mời CTHĐTQ cho lớp chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ.
- HS: Chơi trò chơi
- GV: Y/c HS xác định mục tiêu bài học
- HS: Nghiên cứu trả lời.
- GV: Chốt mục tiêu của bài và chỉ rõ bài học được chia làm 2 tiết.
2. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+ Mục tiêu: Chỉ ra điểm giống và khác nhau khi học ngôn ngữ lập trình với môn ngoại ngữ khác
+ Cách tổ chức hoạt động/phương án lên lớp:
- GV: Cho HS HĐ cả lớp trả lời câu hỏi
(?): Theo em khi học một ngôn ngữ lập trình, có gì gống và khác so với quá trình học một môn ngoại ngữ?
- HS: Tìm hiểu chia sẻ
- SPHS:
+ Giống: Phải học từ mới; cú pháp
+ Khác: Ngôn ngữ lập trình phải viết đầy đủ theo cấu trúc, và phải viết trên một chương trình để dịch ra kết quả, còn bộ môn ngoại ngữ thì không cần.
- GV: Vậy một chương trình có cấu trúc như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần HĐ hình thành kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* HĐ 1: Tìm hiểu cấu trúc chương trình C++.
+ Mục tiêu: Biết cấu trúc của một chương trình C++.;
+ Cách tổ chức hoạt động/phương án lên lớp:
- GV: Chiếu hình ảnh 2 ví dụ, Y/c HS thảo luận nhóm đôi nhận xét.
- HS: Thảo luận, nhận xét, chia sẻ.
- GV: Chốt
- GV: Cho HS tìm hiểu thông tin trong tài liệu đã tải và trả lời các câu hỏi sau:
(?): Cấu trúc chương trình c++ gồm những thành phần nào?
- HS: Gốm 3 phần chính
- GV: chốt, phân tích
- GV: Chiếu hình ảnh một chương trình C++ và giới thiệu các phần tương ứng với chương trình. 
?Tại sao máy tính có thể hiểu được chương trình của chúng ta?
GV: Máy tính chỉ có thể nhận dữ liệu là các bit dưới dạng nhị phân 0 và 1. Vì thế mà Compiler ra đời, giống như người phiên dịch, Compiler sẽ dịch toàn bộ code của chúng ta sang dạng nhị phân để máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
1. Cấu trúc chương trình C++.
Các câu lệnh và biểu thức (Statements and expressions).
Hàm (Functions).
Thư viện chuẩn C++.
Câu lệnh và biểu thức
Các câu lệnh và biểu thức là thành phần nhỏ nhất để cấu thành lên một chương trình.
Một chương trình có thể gồm rất nhiều câu lệnh nhưng cũng có thể không có câu lệnh nào 
Mỗi một câu lệnh sẽ yêu cầu chương trình thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
Câu lệnh phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy “ ; ”.
Ví dụ:
1
2
3
int x;
x = 5 * 2;
cout << "Xin chao cac ban!";
Phân tích ví dụ:
Dòng 1: Câu lệnh khai báo biến có tên là x.
Dòng 2: Là câu lệnh gán giá trị cho biến x. Ở đây biến x được gán giá trị bằng kết quả của biểu thức 5 * 2;
Dòng 3: Câu lệnh có nhiệm vụ đưa dữ liệu lên màn hình.
1.2. Hàm (Functions).
Hàm là một nhóm các câu lệnh được tập hợp lại để thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
Với bất cứ một chương trình C++ nào cũng đều phải có ít nhất là một hàm main().
1.3. Thư viện chuẩn C++ (C++ Standard Library).
Thư viện là một tập hợp các mã được biên dịch sẵn, được đóng gói lại để lập trình viên sử dụng, mà không cần phải viết lại. Chẳng hạn: bạn viết một chương trình tính toán, bạn có thể include thư viện toán học
Ví dụ:
1
2
3
#include 
#include 
#include 
Phân tích chút:
Dòng 1: Khai báo thư viện có tên iostream. Thư viện này cung cấp cho chúng ta khả năng nhập xuất dữ liệu cơ bản với chương trình.
Dòng 2: Khai báo thư viện toán học. Khi chúng ta cần dùng đến căn bậc 2 hay bình phương.. 
Dòng 3: Khai báo thư viện fstream. Giúp chúng ta có thể làm việc với các file nằm ngoài chương trình.
* HĐ 2: Tìm hiểu toán tử trong C++.
GV giới thiệu cho HS: 
* Toán tử gán (=)
Dùng để gán 1 giá trị nào đó cho 1 biến
a=5 (vế trái bắt buộc là 1 biến, vế phải là bất kỳ hằng, biến, kết quả của biểu thức)
 VD:
a=2+(b=5);
tương đương với
b=5;
a=2+b;
VD2: a=b=c=5 (gán giá trị 5 cho cả biến a,b,c)
* Toán tử phức hợp: +=,-=, *=, /=, %=, >>=,
<<=, &=, ^=,|=)
VD:
a+=5 (tương đương với a=a-5)
* Tăng, giảm: ++,--
VD: Các dòng sau là tương đương
a++;
a+=1;
a=a+1;
Chú ý: Toán tử này có thể là tiền tố hay hậu tố, viết trước tên biến (++a tăng trước khi biểu thức được tính toán), (a++ giá trị của biến tăng sau khi tính toán)
VD1:
b=3;
a=++b; (kết quả a=4,b=4
)
VD2:
b=3;
a=b++; (kết quả a=3,b=4)
* Toán tử quan hệ (cho KQ đúng hay sai): ==,!=(khác),>,=,<=
* Toán tử logic: !, &&, ||
Học sinh khá giỏi về tìm hiểu thêm các toán tử khác trong C++
- Thứ tự ưu tiên các phé ptoán: tự NC
2. Toán tử trong C++
* Toán tử gán (=)
* Toán tử số học: +,-,*,/, % (lấy dư trong phép chia)
* Toán tử phức hợp: +=,-=, *=, /=, %=, >>=,
<<=, &=, ^=,|=)
* Tăng, giảm: ++,--
* Toán tử quan hệ: ==,!=,>,=,<=
* Toán tử logic: !, &&, ||
.
Các toán tử khác
TIẾT 5
* HĐ 1: Tìm hiểu lệnh xuất dữ liệu
+ Mục tiêu: Sử dụng được lệnh Cout để in ra màn hình các dòng chữ và số.
+ Cách tổ chức hoạt động/phương án lên lớp:
- GV: Y/c HS tìm hiểu mục 1 trong TL (2’)
- HS: Tìm hiểu
(?): Nêu cú pháp sử dụng lệnh Cout?
(?): Biểu thức ưược quy ước như thế nào?
- HS: TL
(?): Lệnh Cout thêm \n và không có \n khác nhau ntn?
- SPHS: \n viết xong xuống dòng 
 Không có \n viết xong không xuống dòng
- GV: Viết ví dụ minh họa và phân tích trên máy chiếu cho HS quan sát
- HS: Quan sát, nhận biết
1. Các lệnh xuất dữ liệu Cout
- Cout <<”biểu thức”;
 - Biểu thức có thể là một giá trị số, một dòng thông báo, một đại lượng hoặc một biểu thức toán học. Các biểu thức cách nhau bằng dấu phẩy, dòng thông báo hay chuỗi ký tự phải đặt trong cặp dấu nháy đơn.
- Cout <<”biểu thức \n”;
- Cout <<”biểu thức”;
* HĐ2: Tìm hiểu lệnh nhập dữ liệu
+ Mục tiêu: Sử dụng được lệnh Cinđể nhập dữ liệu cho một hay nhiều biến kiểu số nguyên và số thực.
+ Cách tổ chức hoạt động/phương án lên lớp:
- GV: Y/c HS tìm hiểu mục 2 (5’)
- HS: Tìm hiểu
- GV: Phân tích thêm và minh họa trên máy tính ví dụ về lệnh Cin và chốt cú pháp
- GV: Y/c HS thực hiện theo nhóm soạn thảo , dịch và chạy chương trình, tìm hiểu ý nghĩa các lệnh: In ra dòng chữ “ chào cac bạn, tó là học sinh trường Lê Quý Đôn”
- HS: Thực hiện theo nhóm máy.
2. Câu lệnh nhập dữ liệu Cin
- Cin >>biến ;
Hoạt động vận dụng
+ Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
+ Cách tổ chức hoạt động/phương án lên lớp:
- GV: Y/c HS tính tổng 2 số a, b
(?): Cho biết kết quả trên màn hình là bao nhiêu? giải thích vì sao? 
- HS: Thực hiện theo nhóm máy
HSKG: Viết CT tính hiệu, tích, thương 2 số nguyên
V. Hướng dẫn về nhà
1. Bài cũ:
- C1: Các toán tử trong C++
- C2: Lệnh nhập xuất?
2. Bài mới:
- Bài cũ: Làm bài tập đơn giản đã cho.
- Bài mới: Nghiên cứu nội dung bài thực hành 1
Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình chữ nhật

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tin_hoc_lop_8_bai_cau_truc_cua_mot_chuong_trinh.docx