Giáo án môn Tin học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Giáo án môn Tin học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

 Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.

 Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

2. Kĩ năng:

 Thực hiện tuần tự các lệnh để đạt được công việc.

3. Thái độ: Tập trung lĩnh hội kiến thức, chủ động trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

 

doc 160 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/09/2019
Tiết PPCT: 01
BÀI 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: 
Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
Kĩ năng: 
Thực hiện tuần tự các lệnh để đạt được công việc.
Thái độ: Tập trung lĩnh hội kiến thức, chủ động trong học tập.
Định hướng phát triển năng lực cho HS:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Trực quan
Thảo luận nhóm.
Hỏi đáp.
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định: (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: (không)
Tổ chức dạy học:
Khởi động: (10 phút)
Gv giới thiệu sơ lược chương trình tin học 8. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV phân nhóm: 2 HS ngồi cùng bàn 1 nhóm.
Yêu cầu: Tìm hiểu ví dụ con người điều khiển Rô-bốt nhặt rác (sgk, trang 6 và trả lời câu hỏi trong ví dụ.
GV đánh giá, nhận xét.
GV gợi ý HS đưa ra kết luận.
HS thực hiện nhiệm vụ 1
HS thảo luận nhóm. (5 phút)
HS báo cáo kết quả:
+ Có rất nhiều cách khác để điều khiển Rô-bốt thực hiện công việc nhặt rác.
+ Ví dụ:
B1: Quay trái, tiến 1 bước.
B2: Quay phải, tiến 2 bước.
B3: Nhặt rác.
B4: Tiến 3 bước.
B5: Quay
HS nhận xét.
HS đưa ra kết luận: Để điều khiển Rô-bốt thực hiện công việc, con người phải đưa ra các chỉ dẫn thích hợp (gọi là câu lệnh). Cũng giống như vậy, con người điều khiển máy tính thông qua các lệnh.
3.2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc. 
(19 phút)
Chuyển giao nhiệm vụ 2
HS thực hiện nhóm.
Yêu cầu: Hãy cho biết sự khác nhau giữa ra việc ra lệnh cho máy tính (hay Rô-bốt) với ra lệnh cho con người.
GV đánh giá nhận xét.
Chuyển giao nhiệm vụ 3
HS thực hiện cá nhân.
Yêu cầu:
+ Khái niệm chương trình máy tính?
+ Tại sao cần phải viết chương trình.
GV đánh giá nhận xét.
Chuyển giao nhiệm vụ 4
HS thực hiện cá nhân.
Yêu cầu: Xem ví dụ chương trình điều khiển Rô-bốt (hình 1.2, sgk/trang7). Cho biết, các câu lệnh trong chương trình thực hiện theo quy trình nào?
GV đánh giá nhận xét.
Gv hướng dẫn HS ghi bài. (Khái niệm chương trình, cách thực hiện).
HS thực hiện nhiệm vụ 2
HS thảo luận nhóm. (3 phút)
HS báo cáo kết quả:
+ Ra lệnh cho con người thực hiện công việc rất đơn giản, nhưng khi muốn máy tính (hay Rô-bốt) thực hiện thì cần phải chia thành nhiều thao tác nhỏ, đơn giản, cụ thể mà máy tính (Rô-bốt) có thể thực hiện được.
HS nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện nhiệm vụ 3
Tìm hiểu nội dung sgk.
HS báo cáo kết quả:
+ Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
+ Cần phải viết chương trình vì: Điều khiển máy tính tự động thực hiện các công việc đa dạng và phức tạp mà một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn. Qua đó, con người điều khiển máy tính đơn giản, hiệu quả hơn.
HS nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện nhiệm vụ 4
Xem ví dụ chương trình điều khiển Rô-bốt.
HS báo cáo kết quả:
+ Máy tính sẽ thực hiện các câu lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, thực hiện xong một lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng.
HS nhận xét, bổ sung.
HS ghi bài.
Hoạt động luyện tập.
GV chuyển giao nhiệm vụ 5 (3 phút)
GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm chương trình máy tính.
HS báo cáo kết quả:
+ Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
HS nhận xét.
GV nhận xét.
Hoạt động vận dụng kiến thức.
GV chuyển giao nhiệm vụ 6 (10 phút)
GV yêu cầu HS giải bài tập 1 (sgk, trang 9).
HS thực hiện, báo cáo kết quả.
+ Lệnh "Tìm kiếm và thay thế" trong phần mềm soạn thảo có thể được hiểu là dãy các lệnh sau: 
(1) Tìm kiếm từ cần tìm. 
(2) Nếu không tìm thấy thì thông báo hoàn thành công việc. 
(3) Nếu tìm thấy thì thực hiện việc thay thế cụm từ này. 
(4) Tìm tiếp bằng cách thực hiện lại lệnh 1) cho phần văn bản tiếp theo. 
Thứ tự các lệnh trên không thể thay đổi.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét.
Hoạt động tìm tòa, mở rộng.
Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới: (1 phút)
HS về nhà học bài cũ, làm các bài tập 2, 3 sgk.
Tìm hiểu bài mới.
Ngày soạn: 01/09/2019
Tiết PPCT: 02
BÀI 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH. (tt)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: 
Biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
Biết vai trò của chương trình dịch.
Kĩ năng: 
Viết chương trình để điều khiển công việc.
Thái độ: Tập trung lĩnh hội kiến thức, chủ động trong học tập.
Định hướng phát triển năng lực cho HS:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thảo luận nhóm.
Hỏi đáp.
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định: (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: (không)
Tổ chức dạy học:
Khởi động: (5 phút)
Gv giới thiệu sơ lược chương trình tin học 8. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV phân nhóm: 2 HS ngồi cùng bàn 1 nhóm.
Mời đại diện 1 nhóm trả lời.
GV đưa ra yêu cầu: 
+ Chương trình mà con người viết ra phải đảm bảo máy tính có thể hiểu được. Máy tính hiểu được tất cả các loại ngôn ngữ hay không? Nếu không hãy cho biết ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được? Có khó khăn gì khi sử dụng ngôn ngữ này không?
GV đánh giá, nhận xét.
GV đưa ra vấn đề: Như vậy, có cách nào để giúp con người viết chương trình dễ dàng, dễ hiểu hơn không. Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua tiết học.
HS thực hiện nhiệm vụ 1
HS thảo luận nhóm. (5 phút)
HS báo cáo kết quả:
+ Máy tính chỉ có thể hiểu được ngôn ngữ máy (dãy các bít, dãy các số 0 và 1).
Khó khăn: Ngôn ngữ máy lại rất khó hiểu, khó nhớ đối với con người nên khi sử dụng ngôn ngữ này để viết chương trình người lập trình rất vất vả.
HS nhận xét.
3.2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình và ngôn ngữ lập trình. (20 phút)
Chuyển giao nhiệm vụ 2
Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
Mời đại diện nhóm đại diện trả lời.
GV đưa ra yêu cầu: 
+ Ngôn ngữ máy rất phức tạp, vậy con người khắc phục khó khăn trên bằng cách nào?
GV nhận xét.
+ Ngôn ngữ lập trình là gì?
GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS ghi bài. (Khái niệm ngôn ngữ lập trình).
Chuyển giao nhiệm vụ 2
HS thực hiện các nhân.
Yêu cầu: 
+ Để người nước Anh hiểu được tiếng Việt Nam thì cần có thông dịch viên dịch tiếng Việt sang tiếng Anh. Tương tự, khi viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao, để máy tính có thể hiểu được và thực hiện thì cần phải như thế nào?
+ Quan sát hình 1.5: Các bước tạo chương trình bằng máy tính.
GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS ghi bài. (chương trình dịch)
HS thực hiện nhiệm vụ 1
HS thảo luận nhóm.
HS báo cáo kết quả.
+ Cần có ngôn ngữ trung gian giữa con người và máy tính để dễ dàng sử dụng, dễ viết, gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên của con người. Ngôn ngữ lập trình ra đời.
HS nhận xét.
+ Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
HS khắc sâu kiến thức.
HS ghi bài.
HS thực hiện nhiệm vụ 2
HS tìm hiểu.
Báo cáo kết quả:
+ Chương trình cần được chuyển đổi sang ngôn ngữ máy nhờ vào “chương trình dịch”.
HS nhận xét, bổ sung.
+ Quan sát, phân tích hình 1.5, sgk.
Ghi bài.
Hoạt động luyện tập.
GV chuyển giao nhiệm vụ 3 (5 phút)
HS thực hiện cá nhân.
Yêu cầu: Khi viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình, làm thế nào để máy tính hiểu và thực hiện.
HS báo cáo kết quả:
+ Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình cần được chuyển thành ngôn ngữ máy nhờ vào chương trình dịch.
HS nhận xét.
GV nhận xét.
Hoạt động vận dụng kiến thức.
GV chuyển giao nhiệm vụ 4 (10 phút)
Yêu cầu HS thảo luận nhóm. (2 HS cùng bàn 1 nhóm)
+ Vấn đề: Bạn Nam nói rằng: “Tất cả các chương trình ứng dụng có trong máy tính (ví dụ phần mềm trò chơi, chương trình soạn thảo văn bản, ) đều là các chương trình máy tính. Các chương trình này cũng được viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó. Sau đó, được dịch sang ngôn ngữ máy để máy tính hiểu và thực hiện.”
Theo em, bạn Nam khẳng định như vậy đúng hay sai?
GV mời đại diện 1 nhóm trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét, phản bác ý kiến.
HS thảo luận. Báo cáo kết quả:
+ Nam khẳng định đúng. Vì các phần mềm, dù thực hiện nhiệm vụ gì cũng cần cung cấp cho máy các chỉ dẫn dưới dạng các lệnh trong ngôn ngữ lập trình.
Kết luận: GV nhấn mạnh chương trình dịch giúp chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình thành chương trình bằng ngôn ngữ máy thực hiện được trên máy tính.
Hoạt động tìm tòa, mở rộng. (2 phút)
Gv giới thiệu cho HS biết có nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, ví dụ một số ngôn ngữ lập trình phổ biến như: Pascal, C, C++, Java, 
Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới: (1 phút)
HS về nhà học bài cũ, làm các bài tập 4, 5 sgk.
Tìm hiểu bài mới.
Ngày soạn: 05/09/2019
Tiết PPCT: 03
BÀI 2. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH
 VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: 
Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh; 
Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.
Kĩ năng: 
Viết đúng tên.
Phân biệt được các từ khóa, tên.
Thái độ: Tập trung lĩnh hội kiến thức, chủ động trong học tập.
Định hướng phát triển năng lực cho HS:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thảo luận nhóm.
Hỏi đáp.
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định: (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu:
+ Chương trình là gì?
+ Phân biệt ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình?
Mời 1 HS lên bảng trả lời.
Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Thực hiện yêu cầu.
Kết quả:
+ Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
+ Khi viết chương trình bằng ngôn ngữ máy thì máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. Nhưng khi viết bằng ngôn ngữ lập trình thì cần được chuyển sang ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được nhờ vào chương trình dịch.
HS nhận xét, sửa chữa.
Tổ chức dạy học:
Khởi động: (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV phân nhóm: 2 HS ngồi cùng bàn 1 nhóm.
Yêu cầu: Tìm  ...  biến mảng.
Kĩ năng: 
- Kỹ năng sửa dụng biến mảng trong lập trình.
Thái độ: Tập trung lĩnh hội kiến thức, chủ động trong học tập.
Định hướng phát triển năng lực cho HS:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thực hành.
Hỏi đáp.
Thảo luận nhóm.
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định: Ổn định, báo cáo sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào quá trình ôn tập)
Tổ chức dạy học:
Khởi động: 
GV yêu cầu:
HS khởi động máy tính + Free Pascal.
3.2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hệ thống kiến thức cho HS trong học kì II.
Chuyển giao nhiệm vụ 1
Yêu cầu HS lên bảng trình bày:
+ Câu lệnh lặp với số lần biết trước?
+ Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
+ Cú pháp khai báo biến Mảng?
Nhận xét.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
Yêu cầu HS xem lại phần mềm học tập: Geogebra.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS thực hiện cá nhân.
Kết quả:
+ Lệnh lặp For..do:
for := do ;
Trong đó, for, to, do là các từ khóa, biến đếm là kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên.
Số vòng lặp là biết trước và bằng: giá trị cuối – giá trị đầu + 1.
+ Lệnh lặp While..do:
While do ;
Trong đó:
+ Điều kiện: Thường là một phép so sánh;
+ Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.
+ Câu lệnh lặp này thực hiện như sau:
1. Kiểm tra điều kiện.
2. Nếu điều Sai, câu lệnh bỏ qua, vòng lặp kết thúc, nếu điều kiện Đúng thực hiện câu lệnh và quay lại 1.
+ Khai báo biến mảng: 
 Var : array [.. ] of 
Trong đó: 
Chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên thỏa mãn Chỉ số đầu chỉ số cuối.
Kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.
+ Truy cập phần tử của mảng: tên mảng [chỉ số].
Nhận xét, bổ sung.
Thực hiện nhiệm vụ 2
Giáo diện phần mềm, nahanj biết được các thành phần và chức năng các nút lệnh trên màn hình.
Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới:
Ôn lại tất cả các kiến thức HKII.
Ngày soạn: 05/05/2019
Tiết PPCT: 69 + 70
ÔN TẬP
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: 
- Ôn lại các kiến thức đã học trong chương trình Pascal.
- Ôn luyện cách sử dụng các câu lệnh if..then, for..do, While..do, biến mảng.
Kĩ năng: 
- Kỹ năng sửa dụng biến mảng trong lập trình.
Thái độ: Tập trung lĩnh hội kiến thức, chủ động trong học tập.
Định hướng phát triển năng lực cho HS:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thực hành.
Hỏi đáp.
Thảo luận nhóm.
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định: Ổn định, báo cáo sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào quá trình ôn tập)
Tổ chức dạy học:
Khởi động: 
GV yêu cầu:
HS khởi động máy tính + Free Pascal.
3.2. Hoạt động luyện tập, vận dụng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS thực hành các bài tập sau trên máy:
TIẾT 69
Tính tổng các số từ 1 à n. (n nguyên nhập từ bàn phím). Sử dụng For..do.
Bài tập vận dụng: Tính tổng các số từ 1 à n. (n nguyên nhập từ bàn phím). Sử dụng While..do.
TIẾT 70
Tính tổng các phần tử trong mảng. (mảng gồm n phần tử nhập từ bàn phím)
Liệt kê ra màn hình các số chẵn, số lẽ trong mảng số nguyên gồm n phần tử nhập từ bàn phím.
Thực hành trên máy.
Bài 1:
Var n,i,t: integer;
Begin
 Writeln(‘nhap n: ’);
 Readln(n);
 T:=0;
 For i:=1 to n do
 T:=t+1;
 Writeln(‘tong = ’,t);
Readln;
End.
Bài 2:
Var n,i,t: integer;
Begin
 Writeln(‘nhap n: ’);
 Readln(n);
 T:=0;
 i:=1;
 while (i<n=n)
 begin
 T:=t+1;
 i:=i+1;
 End;
 Writeln(‘tong = ’,t);
Readln;
End.
Bài 3:
Var n,i,t: integer;
 A:array[1..100] of integer;
Begin
 Writeln(‘nhap so phan tu cua mang:’);
 Readln(n);
 For i:=1 to n do
 Begin
 Writeln(‘a[‘,i,’] = ‘);
 Readln(a[i]);
 End;
 T:=0;
 For i:=1 to n do
 T:=t+a[i];
 Writeln(‘tong = ’,t);
 Readln;
End.
Bài 4:
Var n,i,t: integer;
 A:array[1..100] of integer;
Begin
 Writeln(‘nhap so phan tu cua mang:’);
 Readln(n);
 For i:=1 to n do
 Begin
 Writeln(‘a[‘,i,’] = ‘);
 Readln(a[i]);
 End;
 Write(‘CAC SO CHAN: ‘);
 For i:=1 to n do
 If (a[i] mod 2=0)then Writeln(a[i]);
Write(‘CAC SO LE: ‘);
 For i:=1 to n do
 If (a[i] mod 20)then Writeln(a[i]);
 Readln;
End.
Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới:
Thực hành viết lại các chương trình Pascal trên.
Ngày soạn: 10/05/2019
Tiết PPCT: 71 + 72
KIỂM TRA HỌC KỲ II
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: 
- Tổng hợp lại các kiến thức học kỳ II.
Kĩ năng: 
- Kỹ năng sửa dụng biến mảng trong lập trình.
Thái độ: Tập trung lĩnh hội kiến thức, chủ động trong học tập.
Định hướng phát triển năng lực cho HS:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Trắc nghiệm.
Thực hành.
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên: Đề kiểm tra, phòng máy.
Học sinh: Chuẩn bị bài.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định: Ổn định, báo cáo sỉ số.
Tiến hành kiểm tra: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phát đề.
Quan sát HS.
Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy: 10 phút.
Mở máy tính và kiểm tra phần thực hành.
GV chấm thực hành tại chổ.
MA TRẬN
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Lặp với số lần biết trước.
Biết cú pháp khai báo.
Biết kiểu dữ liệu của biến đếm.
Biết số vòng lặp câu lệnh sẽ thực hiện.
Hiểu cách khai báo nào hợp lệ.
Hiểu khi nào thì kết thúc vòng lặp.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
3
1.5 đ
3
1.5đ
15%
2.Lặp với số lần chưa biết trước.
Biết cú pháp khai báo.
Biết kiểu dữ liệu của và cấu trúc sau từ khóa While.
Khai báo nào hợp lệ.
Hiểu khi nào thì kết thúc vòng lặp.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1 đ
1
0.5 đ
2
1.5 đ
15%
3.Phần mềm Geogebra.
Biết ý nghĩa của các nút lệnh.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0.5 đ
1
0.5 đ
5%
4.Làm việc với dãy số.
Khai báo hợp lệ.
Áp dụng khai báo và xử lý mảng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1đ
1
0.5 đ
1
2 đ
4
3.5 đ
35%
Viết chương trình.
Khởi động Free Pascal.
Lưu bài đúng yêu cầu.
Khai báo các biến.
Và dữ liệu và in kết quả ra màn hình.
Dịch và chạy chương trình thành công
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2 đ
1
1 đ
2
3.0 đ
30%
Tổng cộng:
Số điểm:
Tỉ lệ:
8 câu
4.0 đ
40%
3 câu
3.0 đ
30%
1 câu
2.0 đ
20%
1 câu
1.0 đ
10%
13 câu
10.0đ
100%
ĐỀ 01:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
I/ (6 điểm) Hãy chọn đáp án đúng rồi điền vào bảng dưới đây:
Câu 1: Lệnh lặp nào sau đây là đúng?
For = to do ;
For := to do ;
For := do to ;
For := to do ;
Câu 2: Trong câu lệnh lặp, kiểu dữ liệu của biến đếm là:
A. Real 	B. String	C. Integer	 D. Char
Câu 3: Số vòng lặp khi thực hiện câu lệnh lặp với số lần biết trước là :
A. (Giá trị đầu + giá trị cuối)/2;	
B. (Giá trị đầu - giá trị cuối)/2;	
C. Giá trị đầu - giá trị cuối - 1;	
D. Giá trị cuối - giá trị đầu + 1;
Câu 4: Câu lệnh lặp Đúng cú pháp trong Pascal là:
While do ;
While do ;
While to ;
While to ;
Câu 5: sau từ khóa While..do là :
A. Câu lệnh đơn giản hoặc câu lệnh ghép.	
B. Câu lệnh ghép hay câu lệnh gán giá trị.	
C. Câu lệnh gán giá trị hay lệnh tính toán.
D. lệnh writeln và lệnh read.
Câu 6: Phần mềm Geogebra, công cụ nào sau đây dùng để di chuyển hình?
	B. 	 C. 	D. 
Câu 7: Cú pháp khai báo biến mảng trong Pascal là:
 Var ; array [..] of ;
 Var : aray [] of ;
 Var : array [] for ;
 Var : array [..] of ;
Câu 8: Trong khai báo Mảng, thì?
	A. Giá trị đầu < giá trị cuối.	 
	B. Giá trị đầu > giá trị cuối.
	C. Giá trị đầu <= giá trị cuối.	 
	D. Giá trị đầu >= giá trị cuối.
Câu 9: Câu lệnh nào sau đây hợp lệ:
For i:=100 to 10 do Writeln(i);
For i=1 to 100 do Writeln(i);
For i:=1 to 100 do Writeln(i);
For i:=1.5 to 10.5 do Writeln(i);
Câu 10: Mảng a có 11 phần tử từ 5 đến 15 là các số nguyên thì ta khai báo như sau:
 a:Array [1..11] of integer;
a:Array [5...15] of integer;
a:Array [5..15] of integer;
a:Array [11] of integer;
B. THỰC HÀNH (5 điểm)
Nhập dãy A gồm n số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số lớn nhất (max) của dãy?
Lưu bài với đường dẫn: D:\HKII.Họ và tên. Lớp.pas
ĐỀ 02:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
I/ (6 điểm) Hãy chọn đáp án đúng rồi điền vào bảng dưới đây:
Câu 1: Cú pháp lệnh lặp với số lần biết trước là?
For = to do ;
For := to do ;
While do ;
While do ;
Câu 2: Giá trị đầu và cuối của câu lệnh lặp For...do có kiểu dữ liệu:
A. Số thực	B. Số nguyên	C. Kí tự	D. Mảng
Câu 3: Câu lệnh lặp For..do , câu lệnh được thực hiện mấy lần? :
A. Tùy thuộc vào bài toán mới biết được số lần;	
B. Khoảng N lần;	
C. Giá trị đầu - giá trị cuối - 1;	
D. Giá trị cuối - giá trị đầu + 1;
Câu 4: Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước là?
For = to do ;
For := to do ;
While do ;
While do ;
Câu 5: Kết quả của trong câu lệnh While..do có giá trị là gì?
 A. Là kiểu integer	B. Là kiểu real
 C. Là kiểu Boolean	D. Là kiểu Char.
Câu 6: Phần mềm Geogebra, công cụ nào sau đây dùng để vẽ Điểm?
	B. 	 C. 	D. 
Câu 7: Cú pháp khai báo biến mảng trong Pascal là:
 Var : array [] for ;
 Var : aray [] of ;
Var ; array [..] of ;
 Var : array [..] of ;
Câu 8: Trong khai báo Mảng, có thể là:
	A. số nguyên. 	B. Số nguyên, số thực.
	C. Số nguyên, số thực, ký tự.	 D. Số nguyên, số thực, ký tự, boolean. 
Câu 9: Biểu thức trong lệnh While..do nào hợp lệ? 
A. x=1; 	
B. x:=1;
C. x>1; 	
D. x<1;
Câu 10: Khai báo mảng đúng:
 a:Array [10..1] of integer;
a:Array [10..1] of real;
a:Array [2..5] of real;
a:Array [11] of integer;	
B. THỰC HÀNH (5 điểm)
Nhập dãy A gồm n số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất (min) của dãy?
Lưu bài với đường dẫn: D:\HKII.Họ và tên. Lớp.pas
ĐÁP ÁN:
ĐỀ 01:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
D
B
A
B
D
C
C
C
PHẦN THỰC HÀNH (5 điểm)
Var a:array[1..100] of integer;
 Max, n, i:integer;
Begin
Writeln(‘nhap do dai cua day n=’); Readln(n);
 For i:=1 to n do
 Begin
Writeln(‘nhap phan tu thu a[‘,i,’]=’); Readln(a[i]);
 End;
 max:=a[1];
 For i:=2 to n do
 	If max < a[i] then max := a[i]; 
 Writeln(‘ gia tri lon nhat max la:’,max);
 Readln;
 End.
ĐỀ 02:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
B
D
D
C
A
D
D
B
C
PHẦN THỰC HÀNH (5 điểm)
Var a:array[1..100] of integer;
 Min, n, i:integer;
Begin
Writeln(‘nhap do dai cua day n=’); Readln(n);
 For i:=1 to n do
 Begin
Writeln(‘nhap phan tu thu a[‘,i,’]=’); Readln(a[i]);
 End;
 min:=a[1];
 For i:=2 to n do
 	If min > a[i] then min := a[i]; 
 Writeln(‘ gia tri nho nhat min la:’,min);
 Readln;	
 End.
Dặn dò:
GV nhận xét quá trình kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.doc