I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Biết được phân loại thực vật là gì?
- Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sơ đồ phân loại trang 141 SGK để trống.
- Các tờ bìa nhỏ ghi đặc điểm.
- HS chuẩn bị theo nội dung SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm?
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 51: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật I. Mục tiêu 1. Kiến thức Khi học xong bài này HS: - Biết được phân loại thực vật là gì? - Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín. II. PHƯƠNG TIệN DạY HọC - Sơ đồ phân loại trang 141 SGK để trống. - Các tờ bìa nhỏ ghi đặc điểm. - HS chuẩn bị theo nội dung SGK. III. TIếN TRìNH TIếT DạY 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? 3. Bài mới MB: Cho HS điền từ vào chỗ chấm trong SGK. GV liên hệ đặt vấn đề tìm hiểu về phân loại thực vật. I- Tìm hiểu phân loại thực vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học và đặt câu hỏi: + Tại sao người ta xếp cây thông, trắc bách diệp vào một nhóm? + Tại sao tảo, rêu được xếp vào hai nhóm khác nhau? - GV cho HS đọc thông tin trong bài và trả lời: Phân loại thực vật là gì? - HS nhắc lại kiến thức đã học. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu khái niệm về phân loại thực vật. Tiểu kết: - Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành từng nhóm. II- Các bậc phân loại Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài - GV giải thích: + Ngành là bậc phân loại cao nhất + Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo. VD: Họ cam có nhiều loài: bưởi, chanh, quất - GV giải thích cho HS hiểu “nhóm” không phải là một khái niệm được sử dụng trong phân loại. - GV chốt lại kiến thức. - HS tiếp thu nội dung. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - HS nhận biết “nhóm” không là khái niệm được sử dụng trong phân loại. Tiểu kết: - Các bậc phân loại: Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài III- Các ngành thực vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nhắc lại các ngành thực vật đã học đặc điểm nổi bật của các ngành đó. - GV cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống đặc điểm mỗi ngành (như SGV). - GV treo sơ đồ câm cho HS gắn các đặc điểm của mỗi ngành. - Chốt lại: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành. - Yêu cầu HS phân chia các ngành hạt kín thành 2 lớp. - Giúp HS hoàn thiện đáp án. - Cho 1-2 HS phát biểu. - HS hoàn thành bài tập. - HS chọn các tờ bìa đã ghi các đặc điểm gắn vào từng ngành cho phù hợp. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tiểu kết: - Các ngành tảo - Nhành rêu - Ngành dương xỉ - Ngành hạt trần - Ngành hạt kín. 4. Củng cố - GV củng cố lại nội dung bài. - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phân loại thực vật. - Đánh giá giờ. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài: Sự phát triển của giới thực vật. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: