1. Kiến thức
Khi học xong bài này:
- HS nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống.
- Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Tranh phóng to hình 36.2. Mẫu cây bèo tây.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 44: Tổng kết về cây có hoa (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức Khi học xong bài này: - HS nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống. - Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. PHƯƠNG TIệN DạY HọC - GV: Tranh phóng to hình 36.2. Mẫu cây bèo tây. III.TIếN TRìNH TIếT DạY 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Cây có hoa có những loại cơ quan nào? chức năng của chúng? - Mối quan hệ giữa các cơ quan của cây xanh có hoa? 3. Bài mới 1- Tìm hiểu các cây sống dưới nước Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV thông báo những cây sống ở nước chịu một số ảnh hưởng của môi trường như SGK. - Yêu cầu HS quan sát hình 36.2 (chú ý đến vị trí của lá) và trả lời các câu hỏi mục 1. + Nhận xét hình dạng lá ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước? + Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp có ý nghĩa gì? So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi và khi sống trên cạn? - HS hoạt động theo nhóm, từng nhóm thảo luận câu hỏi. + Giải thích sự biến đổi hình dạng lá khi ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước. + Các nhóm khác bổ sung. - Lá biến đổi để thích nghi với môi trường sống trôi nổi. Rút ra ý nghĩa. - Chứa không khí giúp cây nổi. Yêu cầu: Tiểu kết: - Các cây sống trong môi trường nước thì hình thành các đặc điểm để thích nghi với điều kiện sống trôi nổi. 2-Tìm hiểu đặc điểm của cây sống trên cạn Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + ở nơi khô hạn vì sao rễ lại ăn sâu, lan rộng? + Lá cây ở nơi khô hạn có lông, sáp có tác dụng gì? + Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao? - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi ở mục s SGK trang 120. - HS suy nghĩ tìm câu trả lời, các em khác bổ sung và giải thích. Yêu cầu: + Rễ ăn sâu: tìm nguồn nước, lan rộng: hút sương đêm. + Lông sáp: giảm sự thoát hơi nước. + Rừng rậm: ít ánh sáng " cây vươn cao để nhận được ánh sáng. Đồi trống: đủ ánh sáng " phân cành nhiều. Tiểu kết: - Các cây sống trên cạn có những đặc điểm thích nghi với các yếu tố: nguồn nước, sự thay đổi khí hậu, loại đất khác nhau. 3- Cây sống trong những môi trường đặc biệt Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời : + Thế nào là môi trường sống đặc biệt? + Kể tên những cây sống ở những môi trường này? + Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này? - Yêu cầu HS rút ra nhận xét chung về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường? - HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 36.4, thảo luận trong nhóm giải thích các hiện tượng trên. - Gọi 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại nhận xét ở 3 hoạt động. Tiểu kết: - Nhờ có khả năng thích nghi mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của cây phù hợp với môi trường sống. - GV đánh giá giờ. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Đọc trước bài: Tảo. Rút kinh nghiệm:........................................................................................ ........................................................................................ ........................................................................................ ........................................................................................
Tài liệu đính kèm: