I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút)
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
Ngày soạn: 12/10/2009 Ngày dạy: 14/10/2009 Tiết 15: Cấu tạo trong của thân non I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút) - Nêu được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật. II. PHƯƠNG TIệN DạY HọC - GV: Tranh phóng to hình 15.1; 10.1 SGK.(Nếu có) Bảng phụ: “Cấu tạo trong thân non” - HS: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở. III.PHươNG PHáP Hoạt động nhóm + Thuyết trình IV. TIếN TRìNH 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Cây dài ra do bộ phận nào? 3. Bài mới VB: GV giới thiệu thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn ở thân và cành. Thân non thường có màu xanh lục. i. Cấu tạo trong của thân non Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non. - GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1) - GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non. - GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2 + Vấn đề 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non. - GV treo tranh, bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bảng. - GV đưa đáp án đúng: + Biểu bì có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. + Thịt vỏ, dự trữ và tham gia quang hợp. + Bó mạch: Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước. + Ruột: chứa chất dự trữ. - HS quan sát hình 15.1 đọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non. - Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn, nhận xét và bổ sung. - yêu cầu nêu được thân được chia thành 2 phần: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (mạch và ruột) - Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK trang 49. Chú ý cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 1-2 nhóm lên viết vào bảng phụ trình bày kết quả. - Nhóm khác theo dõi rồi bổ sung. - HS sửa lại bài làm của mình nếu cần. - HS đọc to toàn bộ cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non. Tiểu kết: - Nội dung bảng đã hoàn thành. ii. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng to lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ. - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 50. - GV gợi ý: thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? Vị trí của bó mạch?... - GV lưu ý: dù đúng hay sai thì ý kiến của nhóm vẫn được trình bày hết, sau đó sẽ bổ sung, tìm ra phần trả lời đúng nhất chứ không được cắt ngang ý kiến của nhóm). - GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn (SGV) để đối chiếu phần vừa trình bày. GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm tốt. - Nhóm thảo luận 2 nội dung: + Tìm đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận. + Tìm đặc điểm khác nhau: vị trí bó mạch. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tiểu kết: - Kết luận SGK. 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và sau đó kiểm tra bằng cách trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Điều em nên biết” - Ôn tập lại những kiến thức đã học từ đầu năm để tiết sau kiểm tra 45’ Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: