Giáo án môn Sinh học khối 8 (năm học 2010 – 2011)

Giáo án môn Sinh học khối 8 (năm học 2010 – 2011)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Hs nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.

 - Hs xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

 - Hs nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.

 2.kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

 3.Thái độ:Yêu thích bộ môn.

II.CHUẨN BỊ:

 1. Thầy:- Hình 1.1 3 sgk.

 - Bảng phụ, phiếu học tập.

 2. Trò: Đọc và nghiên cứu sgk.

 

doc 210 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học khối 8 (năm học 2010 – 2011)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục & Đào tạo huyện hưng Hà
Trường THCS lê danh phương
Giáo án
sinh học 8
(Năm học 2010 – 2011)
Giáo viên: trần văn luyện
Đơn vị công tác: TRường THCS lê danh phương
Tuần: 1 - Tiết: 1.
Ngày soạn:...
Ngày dạy:..
Bài 1:
bài mở đầu 
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức:
 - Hs nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.
 - Hs xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
 - Hs nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.
 2.kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
 3.Thái độ:Yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị:
 1. Thầy:- Hình 1.1 3 sgk.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 2. Trò: Đọc và nghiên cứu sgk.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định :
2. Kiểm tra: ( Không kiểm tra )
3. Bài mới:(40')
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn KT, KN cần đạt
* Hoạt động 1:
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
? Trong chương trình Sinh học 7, các em đã học các ngành động vật nào?
? Lớp động vật nào tỏng ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất? Cho ví dụ cụ thể?
? Con người có những đặc điểm nào khác biệt so với động vật?
- Hs nghiên cứu trả lời. 
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I sgk và thảo luận để làm bài tập trang 5 - sgk.
- Hs trao đổi nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
 Rút ra kết luận.
*Hoạt động 2:
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục II, quan sát hình 1.1 3 sgk và trả lời các câu hỏi sau:
? Bộ môn Cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta những hiểu biết gì?
? Kiến thức của Cơ thể người và vệ sinh liên quan mật thiết với ngành nghề nào trong xã hội?
- Hs đọc thông tin mục II và quan sát hình vẽ để trả lời.
 Rút ra kết luận.
* Hoạt động 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục III và cho biết:
? Muốn học tốt môn Cơ thể người và vệ sinh ta cần học bằng những phương pháp nào?
? Lấy ví dụ để minh hoạ cho các phương pháp đó?
- Hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Gv lấy thêm ví dụ để phân tích cho các phương pháp trên.
 Rút ra kết luận.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
- Loài người thuộc lớp thú.
- Con người có tiếng nói, chũ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích, làm chủ và cải tạo thiên nhiên.
II. Nhiệm vụ của bộ môn Cơ thể người và vệ sinh:
- Cung cấp kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
-Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
-Kiến thức của môn Cơ thể người và vệ sinh liên quan tới nhiều ngành nghề khoa học, như: Y học, tâm lý học, hoạ, thể dục thể thao, điêu khắc ...
III. Phương pháp học tập môn học Cơ thể người và vệ sinh:
-Ta phải kết hợp các phương pháp quan sát, thí nghiệm, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế cuộc sống để học tốt môn học.
4. Củng cố 
 	- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
- Hs đọc phần “ Ghi nhớ” sgk.
 ? Việc xác định vai trò của con người trong tự nhiên có ý nghĩa gì?
 ? Nêu nhiệm vụ của bộ môn Cơ thể người và vệ sinh?
 ? Trình bày các phương pháp học tập bộ môn Cơ thể người và vệ sinh? Lấy ví dụ và phân tích?
5.Hưỡng dẫn về nhà(1')
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 sgk.
- Đọc trước bài 2: Cấu tạo về cơ thể người
	Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
Tuần: 1 - Tiết: 2.
Ngày soạn:...
Ngày dạy:..
chương i : khái quát cơ thể người
Bài 2:
cấu tạo về cơ thể người
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Hs kể được tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người.
 - Hs giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều
 hoà hoạt động các cơ quan.
 2.kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.
II.Chuẩn bị:
 1. Thầy :- Hình 2.1 3 sgk, Bảng phụ, phiếu học tập.
 2. Trò : Đọc và nghiên cứu sgk.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra:(5') Hãy cho biết lợi ích của môn học Cơ thể người và vệ sinh và phương pháp học tốt môn học?
3. Bài mới:(33')
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn KT, KN cần đạt
* Hoạt động 1:
 - Gv yêu cầu Hs quan sát hình 2.1 2 sgk và trả lời các câu hỏi sau:
? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
? Khoang ngực gồm những cơ quan nào?
? Khoang bụng có những cơ quan nào?
? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Hs quan sát hình vẽ và nghiên cứu trả lời. 
 Rút ra kết luận.
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2 sgk và thảo luận để hoàn thành bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan.
- HS các nhóm đọc thông tin và thảo luận nhóm để hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét, đưa ra đáp án.
? Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào?
- Hs đọc thông tin nghiên cứu trả lời.
 Rút ra kết luận.
*Hoạt động 2:
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục II, quan sát hình 2.3 sgk và trả lời các câu hỏi sau:
? Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào?
? Quan sát hình 2.3. hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?
? Hãy lấy ví dụ để phân tích về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể?
- Hs đọc thông tin mục II và quan sát hình vẽ để trả lời.
- Gv lấy thêm ví dụ để phân tích.
 Rút ra kết luận.
I. Cấu tạo:
1. Các phần cơ thể người:
- Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, thân và chân, tay.
- Cơ thể người gồm 2 khoang: Khoang ngực và khoang bụng.
2. Các hệ cơ quan:
- Hệ vận động: Cơ và xương.
- Hệ tiêu hoá: Gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.
- Hệ tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch.
-Hệ hô hấp: Đường dẫn khí và 2 lá phổi.
-Hệ bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.
-Hệ thần kinh: Não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các hạch thần kinh.
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:
- Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất có sự phối hợp với nhau cùng thực hiện chức năng dưới sự điều khiển của cơ chế thần kinh và thể dịch.
4.Luyện tập - củng cố
-Hệ thống lại nội dung kiến thức.
- Hs đọc phần “ Ghi nhớ” sgk.
 ? Cơ thể người được chia làm mấy phần? Gồm những phần nào?
 ? Những cơ quan nào ở trong khoang bụng?Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?
5. Dặn dò- Hướng dẫn về nhà(1')
- Học bài,rả lời câu hỏi 1, 2 sgk.
- Đọc trước bài 3: Tế bào.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
Tuần: 2 - Tiết: 3.
Ngày soạn:...
Ngày dạy:..
Bài 3:
tế bào 
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
- Hs trình bày được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con).
 - Hs phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
 - Hs chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
 2.kỹ năng:
 - Rèn cho Hs kĩ năng quan sát, phân tích và tổng hợp kiến thức.
 - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
 3.Thái độ:
 - Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
 II.chuẩn bị:
 1. Thầy: Hình 3.1 2 sgk 
 2. Trò: Đọc và nghiên cứu sgk.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra:(5')
? Cơ thể người được chia làm mấy phần? Gồm những phần nào? Kể tên các cơ quan trong mỗi phần?
3. Bài mới:(34')
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn KT, KN cần đạt
* Hoạt động 1:
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 3.1 sgk và trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy trình bày cấu tạo của một tế bào điển hình?
- Hs quan sát hình vẽ và nghiên cứu trả lời. 
- Một Hs lên bảng trình bày trên hình vẽ, Hs khác nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
-> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 2:
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc nội dung bảng 3.1: Chức năng của các bộ phận trong tế bào và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
? Màng sinh chất có vai trò gì?
? Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
? Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?
? Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
? Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào?
Hs các nhóm đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
? Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
- Hs: Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đều được tiến hành ở tế bào.
 Rút ra kết luận.
*Hoạt động 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục III và trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy cho biết thành phần hoá học của tế bào?
? Các chất hoá học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu?
? Tại sao trong khẩu phần của mỗi người cần có đủ: Prôtêin, Lipít, Gluxit, Vitamin, Muối khoáng?
- Hs đọc thông tin mục III và trả lời câu hỏi.
 -> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 4:
- Gv yêu cầu Hs quan sát sơ đồ hình 3.2 sgk và trả lời các câu hỏi sau:
? Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?
? Thức ăn được biến đổi và chuyển hoá như thế nào trong cơ thể?
? Cơ thể lớn lên được do đâu?
? Giữa môi trường, tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Lấy ví dụ và phân tích?
? Hoạt động sống của tế bào được thể hiện ở những điểm nào?
- Hs đọc thông tin mục IV, quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi. Rút ra kết luận.
I. Cấu tạo tế bào:
Tế bào gồm 3 phần:
- Màng.
- Tế bào chất: Gồm các bào quan.
- Nhân: Nhiễm sắc thể, nhân con.
II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào:
- Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sốn ... ............................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tuần: 36 - Tiết: 69.
Ngày soạn:...
Ngày dạy:..
Bài 66:
ôn tập - tổng kết
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hệ thống hoá nội dung kiến thức đã học.
- Hs nắm được một số kiến thức cơ bản đã học trong năm học.
- Hs vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức từ đầu năm học.
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra:
( Không kiểm tra )
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn KT, KN cần đạt
*Hoạt động 1:
 Gv chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập:
- Nhóm 1: Bảng 66.1: Các cơ quan bài tiết.
 Bảng 66.2: Quá trình tạo thành nước tiểu của thận.
- Nhóm 2: Bảng 66.3: Cấu tạo và chức năng của da.
 Bảng 66.4: Cấu tạo và chức năng các bộ phân của hệ thần kinh.
- Nhóm 3: Bảng 66.5: Hệ thần kinh dinh dưỡng.
 Bảng 66.6: Các cơ quan phân tích quan trọng.
- Nhóm 4: Bảng 66.7: Chức năng của các thành phần cấu tạo của mắt và tai.
 Bảng 66.8: Các tuyến nội tiết.
 Hs các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
 Đại diện của các nhóm lên trình bày bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
? Dựa vào sự hiểu biết về các điều kiện của sự thụ tinh và sự thụ thai, người ta đã đề ra các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai ngoài ý muốn hoặc phải nạo phá thai và thực hiện được kế hoạch hoá gia đình. Vậy các điều kiện đó là gì? Các nguyên tắc cần đề ra là gì?
 Hs nghiên cứu trả lời.
-> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 2:
 Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục II sgk và cho biết:
? Chương trình Sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh?
 Hs nghiên cứu trả lời. Yêu cầu nêu được:
+Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.
+Các hệ cơ quan quan trọng của cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh.
+Các tác nhân gây hại cho cơ thể	
-> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 3:
 Gv yêu cầu Hs thảo luận trong bàn và nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
? Cơ thể có những cơ chế sinh lý nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể?
? Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? Cho ví dụ minh hoạ?
? Cơ thể điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách nào? Cho ví dụ minh hoạ?
? Để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cần phải chú ý những gì?
? Trình bày tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số ví dụ tự chọn?
 Hs thảo luận trong bàn, nghiên cứu trả lời.
-> Rút ra kết luận.
I. Ôn tập học kì II:
(Nội dung bảng).
II. Tổng kết sinh học 8:
+Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.
+Các hệ cơ quan quan trọng của cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh.
+Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển.
+Biết các tác nhân gây hại cho cơ thể
III. Câu hỏi ôn tập:
-Nhờ cơ chế điều hoà thân kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã đảm bảo được tính ổn định của môi trường trong.
-Cơ thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh để tông tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ. Ví dụ: Sởn gai ốc 
-Sự điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường nhờ cơ chế điều hoà và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm, đối giao cảm và hệ nội tiết dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Ví dụ: Tăng, giảm nhịp tim 
-Để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cần:
+Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh.
+Phải năm vững kiến thức về thụ tinh và sự làm tổ của trứng đã trhụ tinh. Khi không kiềm chế được cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
- Hs nhắc lại các kiến thức cơ bản cần nắm.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì II..
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
Tuần: 37 - Tiết: 70.
Ngày soạn:...
Ngày dạy:..
kiểm tra kiểm tra học kì ii
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản về quá trình bài tiết nước tiểu, vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết; kiến thức về da, vệ sinh da; kiến thức về hệ thần kinh.
- Hs nắm được tính chất và vai trò của hoocmôn.
- Qua bài này đánh giá được chất lượng của học sinh.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức.
3.Thái độ:
-Nghiêm túc, trung thực trong giờ.
II.Thiết lập ma trận 2 chiều:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Hệ bài tiết
1 
 (1,0)
1 
 (2,0)
2
 (3,0)
Da
1
 (0,5)
1 
 (0,5)
3
 (1,0)
Hệ thần kinh và giác quan
3 
 (1,5)
1 
 (2,0)
5
 (3,5)
Hệ nội tiết
1 
 (2,0)
1 
 (0,5)
2 
 (2,5)
Tổng
3
 (2,5)
6
 (5,0)
2
 (2,5)
11
 (10)
III. đề kiểm tra :
Phần I: TNKQ
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1.Về các nguyên tắc rèn luyện da:
A, Phải cố gắng rèn luyện da đến mức tối đa.	 
B,Phải rèn luyện từ từ, phù hợp với tình trạng sức khỏe và thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng. 
C, Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
2. Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là gì?
A, Hình thành đường liên hệ tạm thời trên vỏ não.	
B, Không cần trải qua quá trình luyện tập.
C, Sự kết hợp của các loại kích thích. 
D, Không có biểu hiện gì.
3. Trung ương thần kinh gồm : 
A, Não bộ và các dây thần kinh .	B, Não bộ nằm trong hộp sọ.
C, Tủy sống nằm trong cột sống.	D, Não bộ và tủy sống.
4. Ngoại biên thần kinh gồm:
A, Các dây thần kinh do các bó sợi thần kinh tạo nên.	
B, Các dây thần kinh và các hạch thần kinh.
C, Các hạch thần kinh nằm ngoài trung ương thần kinh .	
D, Các dây thần kinh do sợi vận động tạo nên.
5. Sản phẩm chính của tuyến nội tiết là:
A, Prôtêin	B, Vitamin	C, Hooc môn.	D, Muối khoáng
Câu 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Da cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp biểu bì có . , lớp . Có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác và điều hòa hoạt động thân nhiệt, trong cùng là lớp mỡ dưới da.
Câu 3: Ghép các câu sau sao cho phù hợp với quá trình tạo thành nước tiểu ở 1 đơn vị chức năng của thận:
Cột (A)
Kết quả
Cột (B)
1, Quá trình lọc máu
2, Quá trình hấp thu lại
1-
2-
A,Vào máu các chất cần thiết
B, Tạo thành nước tiểu chính thức duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu
C, Diễn ra ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu
Phần II: TNTL
Câu 1: Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu như thế nào? Giải thích bằng cơ sở khoa học?
Câu 2: Để thành lập phản xạ có điều kiện cần đảm bảo những điều kiện nào? Lấy ví dụ chứng minh?
 Câu 3: Hooc môn là gì ? Cho ví dụ? Nêu tính chất và vai trò của hooc môn?
IV.đáp án và thang điểm:
Phần I: TNKQ
Câu 1: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ.
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
D
A
D
B
C
Câu 2: 1. Tầng sừng và tầng tế bào sống; 	2. Bì.
Câu 3: 1 – C;	2 – A.
Phần II: TNTL
Câu 1: Xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
- Giữ vệ sinh cơ thể để hạn chế tác hại của vi khuẩn.
- Ăn uống hợp lý (không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi) để tránh thận phải làm việc nhiều, hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại để hạn chế tác hại của chất độc.
- Uống đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu ở cầu thận.
- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu để hạn chế khả năng tạo sỏi.
Câu 2: 
* Để thành lập phản xạ có điều kiện cần đảm bảo các điều kiện sau:
-Thành lập phản xạ có điều kiện dựa trên cơ sở một phản xạ không điều kiện hoặc một phản xạ có điều kiện đã được củng cố.
-Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích không điều kiện và có điều kiện.
-Phải tác động trước hoặc đồng thời với phản xạ không điều kiện.
-Việc thành lập phản xạ có điều kiện được tiến hành ở môi trường yên tĩnh và tránh kích thích lạ.
* Ví dụ: Thành lập phản xạ tiết nước bọt ở chó.
Câu 3:
* Hoocmôn là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết. Ví dụ: Ađrênalin, Tirôxin, Canxitônin 
* Tính chất của hoocmôn:
- Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một số cơ quan xác định.
- Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao.
- Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.
* Vai trò: 
- Duy trì ổn định nồng độ các chất bên trong cơ thể.
- Điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
-----Hết-----

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SINH 8 MOI NHATCA NAM 10-11.doc