Giáo án môn Sinh học khối 7 - Tiết 20: Một số thân mềm khác

Giáo án môn Sinh học khối 7 - Tiết 20: Một số thân mềm khác

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm của một số đại diện của ngành thân mềm.

- Thấy được sự đa dạng của thân mềm.

- Giải thích được ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật thân mềm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh ảnh một số đại diện của thân mềm.

- Mẫu vật: ốc sên, sò, mai mực và mực, ốc nhồi.

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học khối 7 - Tiết 20: Một số thân mềm khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/11/2009
Ngày dạy: 3/11/2009
Tiết 20- Bài 19: Một số thân mềm khác
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm của một số đại diện của ngành thân mềm.
- Thấy được sự đa dạng của thân mềm.
- Giải thích được ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật thân mềm.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh ảnh một số đại diện của thân mềm.
- Mẫu vật: ốc sên, sò, mai mực và mực, ốc nhồi.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
 - Cấu tạo của trai sông? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
3. Bài học
	- Người ta có thể tìm thấy thân mềm ở những nơi nào?
I: Một số đại diện
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ Hình 19 SGK (1-5), đọc chú thích và nêu được các đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện.
- Hỏi:
- Tìm các đại diện tương tự mà em gặp ở địa phương?
- Qua các đại diện trên GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về:
+ Đa dạng loài?
+ Môi trường sống?
+ Lối sống?
- HS quan sát kĩ 5 hình trong SGK trang 65, đọc chú thích, thảo luận và rút ra đặc điểm.
+ ốc sên sống trên cây, ăn lá cây.
Cơ thể gồm 4 phần: đầu, thân, chân, áo. Thở bằng phổi (thích nghi ở trên cạn).
+ Mực sống ở biển, vỏ tiêu giảm (mai mực). Cơ thể gồm 4 phần, di chuyển nhanh.
+ Bạch tuộc sống ở biển, mai lưng tiêu giảm, có 8 tua. Săn mồi tích cực.
+ Sò 2 mảnh vỏ, có giá trị xuất khẩu.
- Các nhóm kể tên các đại diện có ở địa phương, các nhóm khác bổ sung. HS tự rút ra nhận xét.
- Thân mềm có 1 số loài lớn.
- Sống ở cạn, ở nước ngọt, nước mặn.
- Chúng có lối sống vùi lấp, bò chậm chạp và di chuyển tốc độ cao (bơi).
II: Một số tập tính ở thân mềm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK và trả lời:
- Vì sao thân mềm có nhiều tập tính thích nghi với lối sống?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.6 SGK, đọc kĩ chú thích và thảo luận:
- ốc sên tự vệ bằng cách nào?
- ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ để trứng của ốc sên?
- GV điều khiển các nhóm thảo luận, chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.7, đọc chú thích và thảo luận:
- Mực săn mồi như thế nào?
- Hoả mù của mực có tác dụng gì?
- Vì sao người ta thường dùng ánh sáng để câu mực?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS đọc thông tin SGK trang 66 nêu được: Nhờ hệ thần kinh phát triển (hạch não) làm cơ sở cho tập tính phát triển.
a. Tập tính ở ốc sên
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến:
+ Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
+ Đào lỗ để trứng để bảo vệ trứng.
b. Tập tính của mực
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Hệ thần kinh của thân mềm phát triển là cơ sở cho giác quan và tập tính phát triển thích nghi với đời sống.
4. Củng cố
- HS trả lời các câu hỏi:
- Kể đại diện khác của thân mềm và chúng có những đặc điểm gì khác với trai sống?
- ốc sên bò thường để lại dấu vết trên lá cây, em hãy giải thích?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh, ảnh về thân mềm, vỏ trai, ốc, mai mực.
Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 20.docx