Giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Đạ MRông - Tiết 7 - Bài 7: Bộ xương

Giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Đạ MRông - Tiết 7 - Bài 7: Bộ xương

I/MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

 -Học sinh trình bày các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình .

 -Phân biệt được các loại xương dài , xương ngắn ,xương dẹt về hình thái , cấu tạo .

 -Phấu biệt được các loại khớp xương ,nắm vững cấu tạo khớp động .

2.Kĩ năng :

 -Rèn kĩ năng quan sát tranh và mô hình nhận biết kiến thức

 -Kĩ năng phân tích, so sánh , tổng hợp , khái quát .Kĩ năng họat động nhóm .

3.Thái độ :

 - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh bộ xương

II/CHUẨN BỊ :

1.Chuẩn bị của giáo viên :

 -Mô hình bộ xương người ,bộ xương thỏ

 -Tranh cấu tạo một đốt sống điển hình ,cấu tạo các loại khớp

2.Chuẩn bị của học sinh :

 -Ôn tập cấu tạo bộ xương của tho

 -Xem trước bài bộ xương

 

doc 8 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Đạ MRông - Tiết 7 - Bài 7: Bộ xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4 Ngày soạn:21/08/2010 	
Tiết: 7 Ngày giảng: 
CHƯƠNG II: VÂN ĐỘNG
BÀI 7: BỘ XƯƠNG
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
 -Học sinh trình bày các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình .
 -Phân biệt được các loại xương dài , xương ngắn ,xương dẹt về hình thái , cấu tạo .
 -Phấu biệt được các loại khớp xương ,nắm vững cấu tạo khớp động .
2.Kĩ năng :
 -Rèn kĩ năng quan sát tranh và mô hình nhận biết kiến thức 
 -Kĩ năng phân tích, so sánh , tổng hợp , khái quát .Kĩ năng họat động nhóm .
3.Thái độ :
 - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh bộ xương 
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên :
 -Mô hình bộ xương người ,bộ xương thỏ 
 -Tranh cấu tạo một đốt sống điển hình ,cấu tạo các loại khớp 
2.Chuẩn bị của học sinh :
 -Ôn tập cấu tạo bộ xương của tho
 -Xem trước bài bộ xương 
III/HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ:Hãy cho ví dụ một phản xạ và phân tích phản xạ .
2.Mở bài :Trong quá trình tiến hóa sự vận động của cơ thể có được là nhờ sự phối hợp họat động của hệ cơ và bộ xương .Ở con người đặc đi63m của cơ và xương phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động .Giữa bộ xương người và bộ xương thỏ có những phần tương đồng .
 3. Phát triển bài:
Họat động 1:Tìm hiểu về bộ xương 
a.Mục tiêu: Chỉ rõ các vai trò chính của bộ xương .Biết được 3 phần chính của bộ xương và nhận biết được trên cơ thể mình .Phân biệt 3 loại xương .
b.Tiến hành :
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
-Gv hướng dẫn học sinh quan sát hình 7.1,7.2,7.3 liên hệ các phần bộ xương trên cơ thể 
-GV hướng dẫn quan sát trên mô hình và tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi :
+Bộ xương có vai trò gì ?
+Bộ xương gồm mấy phần ?nêu đặc điểm của mỗi phần ?
-GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên trình bày đáp án ngay trên mô hình bộ xương người và trên cơ thể
-Gv đánh giá bổ sung hòan thiện kiến thức 
-GV cho học sinh quan sát 
tranh đốt sống điển hình đặc biệt là cấu tạo ống chứa tủy 
+Bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng thể hiện như thế nào ?
+Điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân ?Giải thích vì sao có sự khác nhau đo
+Có mấy loại xương ?Dựa vào d0âu để phân biệt các loại xương ?
+Hãy xác định các loại xương đó trên mô hình và trên cơ thể người ? 
-GV chốt lại kiến thức đúng 
-HS quan sát hình SGk liên hệ trên cơ thể 
-HS quan sát cấu tạo bộ xương trên mô hình và tìm hiểu thông tin SGK. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
-Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung hòan chỉnh kiến thức 
-HS tự nghiên cứu thông tin SGK trang 25 Quan sát hình 7.1,7.2,7.3 và mô hình xương người xương thỏ 
-Trao đổi nhóm hòan thành câu trả lời 
-Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung 
Yêu cầu :Bộ xương có 3 phần chính 
Các xương cơ bản có thể nhận thấy rõ :Xương tay , xương chân , xương sườn 
+Cột sống có 4 chỗ cong 
+Các phần xương gắn khớp phù hợp trọng lực cân bằng 
+Lồng ngực mở sang hai bên cánh tay được giải phóng
-HS nghiên cứu thông tin SGK trang 25 trả lời 
-HS trả lời lớp bổ sung 
Tiểu kết 1:
-Vai trò của bộ xương 
 +Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định (dáng đứng thẳng )
 +Chổ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động 
 +Bảo vệ các nội quan 
-Thành phần bộ xương :Gồm 
 +Xương đầu :
Xương sọ :Phát triển 
Xương mặt : Có lồi cằm 
 +Xương thân :
Cột sống :Gồm nhiều đốt sống khớp lại và có 4 chỗ cong 
Lồng ngực :Xương sườn và xương ức 
 +Xương chi :
Đai xương :Gồm có đai vai và đai hông 
Các xương :Cánh ống bàn ngón tay ,đùi ống bàn ngón chân .
-Các loại xương :Dựa vào hình dạng và cấu tạo chia 3 loại xương 
 +Xương dài :Hình ống ở giữa rỗng chứa tủy 
 +Xương gnắn ; ngắn , nhỏ 
 +Xương dẹt :Hình bản dẹt mỏng 
Họat động 2 :Các khớp xương 
a.Mục tiêu :HS chỉ rõ 3 loại khớp xương dựa trên khả năng cử động và xác định được khớp đó trên cơ thể mình 
b.Tiến hành :
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
-Gv hướng dẫn tìm hiểu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 7.4 , thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+Thế nào gọi là một khớp xương ?
+Mô tả một khớp động ?
+Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
+Nêu đặc điểm của khớp bán động?
-GV treo tranh 7.4 gọi đại diện các nhóm trình bày trên hình ,các nhóm khác theo dõi bổ sung
-GV hòan thiện kiến thức 
-Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với họat động sống của con người ?
-HS tự nghiên cứu thông tin trong SGk và quan sát hình 7.4 trang 26 SGk 
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. 
-Đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trên hình 
-Các nhóm khác theo dõi bổ sung 
-Đại diện các nhóm xác định các khớp trên cơ thể nhóm khác nhận xét bổ sung 
-HS tự rút ra kiến thức 
-HS thảo luận nhanh trong nhóm trả lời 
Yêu cầu :
+Khớp động và bán động 
+Giúp người vận động và lao động 
Tiểu kết 2:
Khớp xương :Là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương .
Loại khớp :
-Khớp động :Cử động dễ dàng 
+Hai đầu xương có lớp sụn 
+Giữa là dịch khớp (họat dịch )
+Ngoài là dây chằng 
-Khớp bán động :Giữa hai đầu xương là đĩa sụn nên hạn chế cử động 
-Khớp bất động :Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa nên không cử động được 
4.Kết luận :HS đọc kết luận trong SGK 	
5.Kiểm tra đánh giá : 
-Chức năng của bộ xương là gì ?
-Xác định trên hình vẽ và trên mô hình các phần của bộ xương , các khớp xương 
6.Dặn dò:
-Học bài trả lời câu hỏi trong SGK 
-Đọc mục ‘’Em có biết’’
-Mỗi nhóm chuẩn bị một mẩu xương đùi ếch hay xương sườn gà
 7.Rút kinh nghiệm:.
Tuần :4 Ngày soạn: 22/08/2010 
Tiết : 8 Ngày giảng: 	
BÀI 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I/MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
 -HS biết được cấu tạo chung của một xương dài , từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xuơng .
 -Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương 
2.Kĩ năng :
 -Quan sát hình , thí nghiệm tìm ra kiến thức 
 -Tiến hành thí nghiệmđơn giản trong giờ học lí thuyết 
 -Họat động nhóm 
3.Thái độ :
 - Giáo dục ý thức bảo vệ xương ,Liên hệ với thức ăn của lứa tuổi học sinh 
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên :
 -Tranh vẽ hgình 8.1,8.2,8.3,8.4 SGk 
 -Hia xương đùi ếch
 -Panh , đèn cồn , nước lã ,axit HCl 10%
2.Chuẩn bị của học sinh :
 -Xương ếch hay xương đùi gà 
 -Xem trước bài cấu tạo và tính chất của xương 
III/HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :
 - Bộ xương người gồm có mấy phần ?Cho biết các xương ở mỗi phần đó ?
2.Mở bài :Hãy đọc phần ‘’em có biết ‘’ở cuối bài 8 .Những thông tin đó cho ta biết 
xương có sức chịu đựng rất lớn .Vậy vì sao xương có được khả năng đó? Nội dung bài 8 ‘’Cấu tạo và tính chất của xương ‘’sẽ giúp ta giải đáp thắc mắc này .
 3. Phát triển bài:
 Họat động 1:Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của xương 
a.Mục tiêu :HS chỉ ra được cấu tạo của xương dài ,xương dẹt và chức năng của nó 
b.Tiến hành :
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
-Gv hướng dẫn tìm hiểu thông tin SGK quan sát hình 8.1,8.2 thu nhận kiến thức 
-Hướng dẫn họat động nhóm trả lời câu hỏi 
+Xương dài có cấu tạo như thế nào ?
+Cấu tạo hình ống và đầu xương như vậy có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
-Gv gọi các nhóm trình bày 
-GV yêu cầu :
+Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài?
+Hãy kể tên các xương dẹt và xương ngắn ở cơ thể người ?
+Xương dẹt và xương ngắn có cấu tạo và chức năng gì ?
-Gv yêu cầu liên hệ thực tế :
+Với cấu tạo hình trụ rỗng phần đầu có nan hình vòng cung tạo các ô giúp các em liên tưởng tới kiến trúc nào trong đời sống ?
+GV tóm tắt kiến thức :Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc .Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực .Người ta vận dụng kiểu cấu tạo hình ống của xương và cấu trúc hình vòm vào kĩ thuật xây dựng đảm bảo độ bền vững mà tiết kiệm được nguyên vật liệu .Ví dụ :Làm cột trụ cầu , vòm cửa 
-HS tự nghiên cứu thông tin SGK quan sát hình 8.1,8.2 ghi nhớ kiến thức .
-Trao đổi nhóm thống nhất đáp án 
-Đại diện nhóm trình bày trên hình vẽ,Nhóm khác bổ sung 
-HS nhớ lại kiến thức bài trước tự trả lời 
-HS nghiên cứu thông tin SGk và hình 8.3 SGK trang 29 trả lời câu hỏi ,HS khác bổ sung 
-HS có thể nêu :Giống trụ cầu ,vòm cửa 
Tiểu kết 1:
-Cấu tạo và chức năng xương dài: Nội dung kiến thức bảng 8.1 
-Cấu tạo và chức năng xương ngắn , dẹt :
+Cấu tạo :Ngoài là mô xương cứng .Trong là mô xương xốp 
+Chức năng :Chứa tủy đỏ 	
Họat động 2:Thành phần hóa học và tính chất của xương 
a.Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm học sinh chỉ ra được hai thành phần cơ bản của xương có liên quan đến tính chất của xương –liên hệ thực tế .
b.Tiến hành: 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK để thực hiện thí nghiệm 
-GV yêu cầu nhóm một thực hiện thí nghiệm một :Ngâm xương đùi ếch vào dung dịch HCl 10% .Nhóm 2 thực hiện thí nghiệm 2:Đốt xương đùi ếch trên đèn cồn .
-GV đặt câu hỏi :
+Phần nào của xương cháy có mùi khét ?
+Bọt khí nổi lên khi ngâm xương đó là khí gì ?
+Tại sao khi ngâm xương lại bị dẻo và có thể kéo dài, thắt nút ?
+Nhận xét kết quả của 2 thí nghiệm trên 
-GV bổ sung hòan thiện kiến thức 
-GV giải thích thêm:Tỉ lệ chất hữu cơ và vô cơ thay đổi theo độ tuổi 
-HS tìm hiểu thông tin SGK để biết cách tiến hành thí nghiệm 
-Các nhóm thực hiện thí nghiện theo yêu cầu 
-HS cả lớp theo dõi hiện tượng xảy ra và ghi nhớ 
-Các nhóm bẻ gập xương ngâm và bóp nhẹ xương đã đốt 
-HS trao đổi nhóm trả lời 
Yêu cầu :
+Cháy chỉ có thể là chất hữu cơ 
+Bọt khí đó là CO2
+Xương mất phần rắn bị hòa vào HCl chỉ có thể là chất canxi và cac bon 
+Xương gồm chất vô cơ và chát hữu cơ 
-Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung
 Tiểu kết 2:Thành phần hóa học của xương gồm :
-Chất vô cơ :Muối canxi
-Chất hữu cơ :Cốt giao 	
*Tính chất :Rắn chắc và đàn hồi 
Họat động 3: Sự lớn lên và dài ra của xương 
a.Mục tiêu :HS chỉ ra được xương dài ra do sụn tăng trưởng to ra nhờ các tế bào màng xương 
b.Tiến hành :
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
-GV hướng dẫn tìm hiểu thông tin SGK quan sát hình 8.4,8.5 SGK trang 29, 30 chú ý sụn tăng trưởng 
-GV hướng dẫn kĩ hơn về thí nghiệm dóng đinh trên đùi bê để thấy sự tăng trưởng 
-Yêu cầu trao đổi nhóm trả lời:
+Vai trò của sụn tăng trưởng ?
+Xương dài ra là do đâu ?
+Xương lớn lên là do đâu ?
-GV tóm tắt:Các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hóa xương làm xương dài ra .Đến tuổi trưởng thành sự phân chia của sụn tăng trưởng không còn thực hiện được nữa do đó người không cao thêm .Tuy nhiên màng xương vẫn có khả năng sinh ra tế bào xương để bồi đắp phía ngoài của thân xương làm cho xương lớn lên .Trong khi các tế bào hủy xương tiêu hủy thành trong của ống xương làm cho khoang xương ngày càng rộng ra . 
-HS nghiên cứu thông tin trong SGk quan sát hình 8.4,8.5 trang 29,30 ghi nhớ kiến thức 
-Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi 
-Yêu cầu :
+Khỏang BC không tăng 
+Khỏang AB,CD tăng nhiều đã làm cho xương dài ra .
+Sụn tăng trưởng giúp xương dài ra 
-Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung 
Tiểu kết 3:
-Xương dài ra :Do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng 
-Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương 
4.Kết luận :Học sinh đọc kết luận trong SGK 
5.Kiểm tra đánh giá :
-Xương dài có cấu tạo như thế nào ?
-Hãy phân tích đặc điểm cấu tạo của xương dài phù hợp với chức năng của nó ?
-Nhờ đâu xương dài ra và lớn lên về bề ngang ?
6.Dặn dò: Học bài trả lời câu hỏi SGK 
7.Rút kinh nghiệm:
.. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU04.doc