Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Nguyễn Văn Bạn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Nguyễn Văn Bạn

+ Là những vật gắn với Trái Đấtnhư : nhà cửa, cây cối, cột điên,.

+ Cái bàn, cột cây số, bến tàu,

+ Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc,gọi là chuyển động cơ học.

- 2 HS nhắc lại.

- Lắng nghe, ghi vở.

- Cá nhân trả lời được :

+ C2 : HS đi vào lớp là chuyển động so với bàn,bàn đứng yên được coi là vật mốc.

+ C3 : Người đứng bên đường. Người đứng yên so với cột điện ,cột điện là vật mốc.

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Nguyễn Văn Bạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1
Tiết:1
Ns:
Nd:
	CHƯƠNGI: CƠ HỌC 
 	 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNGCƠ HỌC
 I . Mục tiêu :
Kiến thức :
- Biết thế nào là chuyển động cơ học.
- Mô tả được các chuyển động cơ học thông qua các dấu hiệu cơ bản của từng dạng.
Kỹ năng :
-Nêu được ví dụ về dạng chuỷen động thông thường trong cuộc sống hằng ngày.
- Tìm được ví dụ 1 vật chuyển động hay đứng yên tuỳ thuộc vật chọn làm mốc.
3. Thái độ :
Yêu thích môn học qua các ứng dụng thực tế.
II. Phương án tổ chức lớp học:
Đồ dùng dạy học :
GV : Hình 1.1, 1.2 SGK phóng to. 
 Bảng phụ câu C6
2. Phương pháp :
Trực quan, học nhóm .
Nội dung học sinh ôn tập ,chuẩn bị trước ở nhà 
 Xem trước nội dung bài 1 SGK.
 III. Tổ chức hoạt động dạy học :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thầy
Trò
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (1’) 
-Yêu cầu HS đọc mục tiêu đầu chương 1.
- Treo H 1.1 và đặt vấn đề: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây.Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
- HS đọc music tiêu đầu chương 1 trang 3SGK.
- Quan sát hình 1.1 và lắng nghe GV đặt vấn đề.
Hoạt động 2 : Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên? (15’)
1. Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên?
- Để nhận biết 1 vật chuyển động hay đứng yên ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm vật mốc.
- Sự thay đổi vị trí của 1 vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
+ C2 : HS đi vào lớp là chuyển động so với bàn,bàn đứng yên được coi là vật mốc.
+ C3 : Người đứng bên đường. Người đứng yên so với cột điện ,cột điện là vật mốc.
-Yêu cầu HS đọc,thảo luận nhómvà trả lời C1 
- TB : Có nhiều cách để nhận biết 1vật chuyển động hay đứng yên nhưng trong vật lí người ta dựa vào sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác. 
- Cho HS đọc thông báo và trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là vật mốc?
+ Hãy nêu 1 vài ví dụ về vật chọn làm mốc.
+ Thế nào là chuyển động cơ học?
- Cho 2 HS nhắc lại .
- Nhắc lại và cho HS ghi vở.
- Yêu cầu HS trả lời C3,C2 
- Nhận xét 
- Hoạt động nhóm : đọc ,thảo luận và đại diện trình bày C1 
C1: Oâtô đứng yên hay chuyển động dựa vào bánh xe quay,tiếng máy,xa dần cột điện,
- Lắng nghe
- đọc thông báo và trả lời :
+ Là những vật gắn với Trái Đấtnhư : nhà cửa, cây cối, cột điêïn,..
+ Cái bàn, cột cây số, bến tàu,
+ Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc,gọi là chuyển động cơ học.
- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Cá nhân trả lời được :
+ C2 : HS đi vào lớp là chuyển động so với bàn,bàn đứng yên được coi là vật mốc.
+ C3 : Người đứng bên đường. Người đứng yên so với cột điện ,cột điện là vật mốc.
Hoạt động 3 : Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.Vật mốc (13’)
2.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 
+ C4: Hành khách chuển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi.
+ C5: Hành khách đứng yên so với toa tàu vì vị trí của khách so với tàu là không đổi.
+ C6 :(1) đối với vật này
 (2) đứng yên
+ C7: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước.
* Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.
+C8: Măït Trời thay đổi vị trí so với 1 điểm mốc gắn với Trái Đất nên có thể coi Mặt trời là chuyển động khi lấy vật mốc là Trái Đất.
- Treo H 1.2 và nêu: hành khách ngồi trên 1 toa tàu đang rời khỏi nhà ga.Hãy quan sát hình và trả lời C4,C5 
- Cho HS khác nhận xét bổ sung.
- Treo bảng phụ C6 và gọi HS lên điền từ .
- Yêu cầu HS trả lời C7.
- Vật đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào yếu tố nào?
- TB: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
- Cho HS trả lời và thống nhất C8.
- TB: Trong thái dương hệ ,Mặt trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác,tâm của thái dương hệ sát với vị trí của Mặt Trời.Vậy coi Mặt trời là đứng yên còn các hành tinh khác là chuyển động.
- Quan sát hình và trả lời cá nhân:
+ C4: Hành khách chuển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi.
+ C5: Hành khách đứng yên so với toa tàu vì vị trí của khách so với tàu là không đổi.
- HS khác nhận xét ,bổ sung cho đúng. Cả lớp tự ghi vào vở .
+ C6 :(1) đối với vật này
 (2) đứng yên
+ C7: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước.
- Phụ thuộc vật chọn làm mốc.
- Lắng nghe, ghi vở.
C8: Măït Trời thay đổi vị trí so với 1 điểm mốc gắn với Trái Đất nên có thể coi Mặt trời là chuyển động khi lấy vật mốc là Trái Đất.
- Lắng nghe.
Hoạt động 4 : Nghiên cứu 1 số chuyển động thường gặp (5’)
3. Một số chuyển động thường gặp:
- Quỹ đạo của chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là: chuyển động thẳng ,chuyển động cong.
- Cho HS tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi sau :
+ Thế nào là quỹ đạo của chuyển động?
+ Hãy nêu tên các quỹ đạo chuyển động mà em biết?
- Cho HS trả lời C9.
- Cho HS khác nhận xét câu trả lời của bạn .
- Tìm hiểu thông tin SGK và nêu được :
+ Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
+ Quỹ đạo: thẳng, cong, tròn
+ C9: Thả quả bóng bàn xuống đất,chuyển động của mũi tên.
- HS nhận xét câu trả lời ,bổ sung 
Hoạt động 5 : Vận dụng và củng cố (10’)
4. Vận dụng :
- Cho HS trả lời C10 , C11 .
- Cho HS trình bày – nhận xét – bổ sung .
* Củng cố:
- Thế nào là chuyển động cơ học?
- Thế nào là tính tương đối của chuyển động?
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp? Cho ví dụ.
- cá nhân suy nghĩ trả lời :
C10 : + Oâtô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đườngvà cột điện.
 + Người lái xe: dứng yên so với ôtô, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
 + Người đứng bên đường : đứng yên so với cột điện,chuyển động so với ôtô và người lái xe.
 + Cột điện: đứng yên so với người đứng bên đường,chuyển động so với ôtô và người lái xe.
C11 : Chưa hoàn toàn đúng có lúc sai .VD như vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
- trình bày – nhận xét – bổ sung .
- trả lời cá nhân
 Hướng dẫn về nhà (1’)
 - Dặn dò : + Đọc mục “Có thể em chưa biết”
 + Làm BT 1.1 đến 1.6 SBT 
 - Chuẩn bị : + Xem trước nội dung bài 2 “Vận tốc”
 + Hoàn thành bảng 2.1, 2.2 SGK/8,9
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 8(24).doc