Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 18, 19, 20 - Trường THCS Đông Phú

Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 18, 19, 20 - Trường THCS Đông Phú

I – MỤC TIÊU CỦA BÀI: HS cần nêu được:

- Cơ chế vận chuyển máu trong hệ mạch.

- Chỉ ra đợc các tác nhân gây hại,biết được các biện pháp phòng tránh và rèn luyện tim mạch.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết để tiếp thu kiến thức từ các sơ đồ hình vẽ.-

- Có ý thức rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch.

II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

III – TIẾN TRÌNH BÀI LÊN LỚP.

1- ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.

1HS xác định trên hình vẽ các thành phần cấu tạo của tim.

2 – Nội dung bài mới:

GV: Chúng ta vừa nhắc lại thành phần cấu tạo của tim,vậy các thành phần đó đã phối hợp như thế nào để giúp máu lưu thông tuần hoàn liên tục trong hệ mạch. Hôm nay ta nghiên cứu bài 18.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 18, 19, 20 - Trường THCS Đông Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/ 10/ 2010
Ngày dạy: / 10/ 2010
Tiết 18: 
Vận chuyển máu qua hệ mạch
–vệ sinh hệ tuần hoàn
I – Mục tiêu của bài: HS cần nêu được:
- Cơ chế vận chuyển máu trong hệ mạch.
- Chỉ ra đợc các tác nhân gây hại,biết được các biện pháp phòng tránh và rèn luyện tim mạch.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết để tiếp thu kiến thức từ các sơ đồ hình vẽ.-
- Có ý thức rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch.
II – Phương tiện dạy học:
III – Tiến trình bài lên lớp.
1- ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
1HS xác định trên hình vẽ các thành phần cấu tạo của tim.
2 – Nội dung bài mới:
GV: Chúng ta vừa nhắc lại thành phần cấu tạo của tim,vậy các thành phần đó đã phối hợp như thế nào để giúp máu lưu thông tuần hoàn liên tục trong hệ mạch. Hôm nay ta nghiên cứu bài 18.
 1.Sự vận chuyển máu trong hệ mạch
HS: ( Hoạt động cá nhân) nghiên cứu thông tin phần một SGK để trả lời câu hỏi:
- Huyết áp là gì? huyết áp do đâu mà có? 
GV: Phân tích cho HS hiểu thêm về huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
HS: Quan sát tiếp tranh hình 18.1và thông tin SGK để nhận xét sự biến đổi của huyết áp trong hệ mạch
GV: Khi tâm thất co tống một lượng máu vào động mạch không những tạo ra huyết áp mà còn tạo ra một vận tốc máu trong mạch. 
- em có nhận xét gì về vận tốc máu của các mạch khác nhau? 
- Tại sao khi huyết áp ở tĩnh mạch nhỏ nhng huyết áp lại tăng.
-HS: Tiếp tục quan sát tranh hình 18.2 và nghiên cứu thông tin trả lời 2 câu hỏi cuối mục 1.
+ Huyết áp là áp lực của máu ép lên thành mach.huyết áp được tạo ra do lực co của tâm thất.
+ Huyết áp ở các mạch khác nhau không giống nhau. Huyết áp giảm dần từ ĐMchủ qua ĐMlớn à ĐMnhỏ – mao mạch –TMnhỏ – TM lớn và thấp nhất ở TMchủ.
+Vận tốc máu cao nhất ở ĐM chủ và giảm dần qua ĐM –TM- MM.Nhng lại tăng dần ở TM nhỏ – TMlớn – TMchủ.
* Nhờ sự phối hợp các phần của tim và hệ mạch mà tạo ra lực giúp máu lưu thông tuần hoàn liên tục theo một chiều trong hệ mạch.
* Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhng máu vận chuyển qua được tĩnh mạch về tim là do sự co giản các bó cơ thành mạch, do sức hút của tâm nhỉ và của lồng ngực khi hít vào và đồng thời của sự hỗ trợ các van trong tĩnh mạch
Vệ sinh tim mạch.
GV: Để bảo vệ hệ tim mạch khoẻ mạnh ta cần chú ý điểm gì?( HS trả lời đợc 2 ý a,b)
HS: Nghiên cứu thông tin SGK mục 2 để trả lời câu hỏi:
- Tại sao khi tim đập nhanh hơn ví dụ: 150 lần/ một phút thì cơ tim suy kiệt dần
GV: trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều yếu tố làm tim tăng nhịp đập không mong muốn, tăng huyết áp nh thông tin SGK và một số tác nhân khác gây hại cho tim.
HS: Từ thông tin của giáo viên và SGK HS thảo luận nhóm đề ra biện pháp bảo vệ tim tránh các tác nhân có hại.
HS: (hoạt động cá nhân) quan sát bảng thông tin mục 2.để trả lời câu hỏi:
- Tại sao vận động viên có số lần tim đập rất ít mà vẫn đủ máu cho cơ thể hoạt động?
- Vậy hoạt động TDTT có tác dụng gì đến tim mạch.
- đề ra biện pháp rèn luyện tim mạch.
Bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân gây hại.
- Khi tim đập quá nhanh thì cơ tim suy kiệt vì khi tim đập 150 lần / phút thì chu kì co giản tim chỉ 0,4s trong đó giản tim chỉ o,1s không đủ thời gian để tim phục hồi. Do vậy cần hạn chế nguyên nhân làm tăng nhip đập và tăng huyết áp
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch.
b- Cần rèn luyện tim mạch.
- Số nhịp tim của vận động viên rất ít nhưng vẫn đủ máu cung cấp cho cơ thể vì lượng máu đợc bơm một lần nhiều( cơ tim khoẻ)
- TDTT làm tăng khả năng làm việc của tim.
- Rèn luyện tim mạch bằng cách tập TDTT, xoa bóp nhưng phải thường xuyên, đều đặn, vừa sức
3- Củng cố bài và kiểm tra đánh giá:
- 1HS đọc kết luận cuối bài
- Bài tập: khoanh tròn đầu ý trả lời đúng nhất cho câu sau:
1- Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ:
a- sức đẩy do tim tạo ra( huyết áp).
b- sức đẩy của sự co bóp của các cơ quanh thành mạch. 
c- sức hút của tâm nhỉ khi giản ra và sức hút của lồng ngực.
2- Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mach.
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 12/ 10/ 2010
Ngày dạy: / 10/ 2010
Tiết 19: 
Kiểm tra 1tiết
I – Mục tiêu của bài: 
- Kiểm tra đánh giá chất lợng của HS sau khi học xong chương I,II, III.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài của HS. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, thật thà của HS trong khi làm bài:
II.Ma trận:
Nôi dung kiến thức
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Phản xạ
1
(3đ)
1( 3đ)
2.Hệ vận động
1
(2đ)
1(2đ)
3. Hệ tuần hoàn
1(1đ)
1(1đ)
1(3đ)
3( 5đ)
Tổng
1( 1đ)
1( 1đ)
2( 6)
1 ( 2đ)
5( 10đ)
II – Nội dung bài kiểm tra:
Câu I: Khoanh tròn các chữ cái đầu ý mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
1 - yếu tố không phải là thành phần của huyết tơng:
A – hồng cầu ; B– nước ; C – muối khoáng ; D – prôtêin .
2 – Môi trường trong cơ thể bao gồm: 
A – máu và bạch huyết C - máu, nước mô, bach huyết 
B - máu và nước mô D – nước mô,bạch huyết 
Câu II – Hãy chọn các cụm từ: năng lượng, trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, phân chia.để điền vào chỗ trống trong câu sau cho phù hợp.
Chức năng của tế bào là thực hiện sự (1) và (2) cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra sự (3) của tế bào giúp cơ thể (4)  tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gía vào quá trình sinh sản.
Câu III – Phản xạ là gì? cung phản xạ là gì? một phản xạ có mấy thành phần tham gia? Vẽ sơ đồ một cung phản xạ.
Câu IV – Bạch cầu đã tạo ra những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Câu 5: Phân tích diểm tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương động vật?
IV. Đáp án;
 Trắc nghiệm:I. 1A, 2C: (1đ)
 II. 2đ.
Tự luận:
-Câu 3:2.5 đ
- Câu 4:1.5 đ
-Câu 5: 2đ
Hướng dẫn chấm điểm
Câu
Nội dung
Điểm
câuI
câu 1: ý – a 
câu 2: ý – c 
1đ
1đ
câu II
(1) – TĐC ; (2)- năng lượng ; (3) - phân chia ; 
(4) – lớn lên ; (5) – sinh sản 
ý 1,2,3.mỗi ý 0,5đ
ý 4,5. mỗi ý 0,25đ
câu III
- nêu khái niệm phản xạ 
- nêu khái niệm cung phản xạ 
- nêu đủ 5t thành phần cung phản xạ 
1đ
1đ
1đ
câu IV 
- hàng rào bạch cầu thực bào 
- bạch cầu vô hiệu hoá VR,VK.
- Bạch cầu nhận diện tế bào nhiễm VR, VK.và tiết ra prôtêin đặc hiệu phá huỷ tế bào nhiễm VR, VK.
1đ
1đ
1đ
Rút kinh nghiệm: 
......................................................
Ngày soạn: 12/ 10/ 2010
Ngày dạy: / 10/ 2010
Tiết 20: 
 Thực hành- Sơ cứu cầm máu
I- Mục tiêu của bài: Học xong bài này HS cần:
 - Phân biệt được vết thương làm tổn thương động mạch, tĩmh mạch hay chỉ mao mạch.
- Rèn luyện kĩ năng băng bó hoặc làm ga rô và biết những qui định khi đặt garô.
II- Phương tiện dạy học
HS: mỗi nhóm chuẩn bị:
- Băng: 1cuộn ; - gạc: 2 miếng ; - bông: một cuộn ; 
- Dây cao su hoặc dây vải
- Một miếng vải mềm 30 x10 cm
- Panh.
- Tranh phóng to hình 19.1 ; hình 19.2 SGK.
III- Hoạt động dạy học.
GV: Máu có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể do vậy khi bị thương mất máu ta phải làm gì để nhanh chóng ngăn chặn sự chảy máu? bài hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
1- Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch.
-HS: Nghiên cứu thông tin SGK để tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay.
GV:- hớng dẫn chung trước khi các nhóm làmvề cách bịt vết thương, sát trùng và băng bó vết thương.
- Theo dõi các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, nhắc nhở các nhóm làm không tốt, đánh giá động viên các nhóm làm tốt.
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả trớc lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung và rút kinh nghiệm.
2- Tìm hiểu sự chảy máu ở động mạch.
GV: Chảy máu ở động mạch khác gì với chảy máu ở mao mạch?
- khi bị chảy máu động mạch ta phải làm gi?
HS: Các nhóm học sinh nghiên cứu thông tin SGK để băng bó vết thương ở cổ tay (quan sát tranh hình 19.1tìm vị trí động mạch cánh tay.
GV: lu ý HS- cách buộc garô và cách sát trùng vết thương.
 - đối với vết động mạch không ở tay chân thì phải luôn luôn ấn tay vào động mạch gần vết thương(về phía tim) và đa đi cấp cứu ngay.
- Chảy máu ở mao mạch hoặc ở tĩnh mạch thì máu chảy chậm vì vận tốc máu ở MM và ở tĩnh mạch nhỏ. Còn chảy máu ở động mạch máu chảy rất nhanh, mạnh nên mất máu rất nhanh à chúng ta phải có biện pháp cấp cứu kịp thời.
- biện pháp sơ cứu: các nhóm báo cáo các bớc sơ cứu ( các động tác băng bó) nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm.
3- Phân biệt các dạng chảu máu.
- Chảy máu mao mạch: máu chảy chậm, ít.
- Chảy máu tĩnh mạch: máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn, máu màu thẫm.
- Chảy máu động mạch: máu chảy rất nhanh, có thể thành tia, màu máu đỏ tươi.
3. Củng cố bài và kiểm tra đánh giá.
- 1HS trình bày tổng quát lại cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay.
-1HS trình bày tổng quát lại cách băng bó vết thương ở cổ tay.
- Víêt tường trình kết quả băng bó vết thương vào vở.
Rút kinh nghiệm: 
...........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 8- T18-19-20.doc