I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu rõ mục đích và ý nghĩa của môn học.
- Xác định vị trí con người trong tự nhiên.
- Nêu phương pháp học tập đặc trưng môn học.
2.Kỹ năng:
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tư duy độc lập làm việc vơi SGK.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II- Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị GV: Tranh phóng to, SGK
- Chuẩn bị HS: Xem bài trước ở nhà
III- Phương pháp:
IV- Hoạt động dạy học:
1/ Mở bài: Trong chương trình sinh học 7, các em đã học các lớp động vật.
Vậy cấu taọ cơ thể của người và động vật có những đặc điểm nào giống và
khác nhau chúng ta hãy nghiên cứu qua bài học
2/ Hoạt động học
Hoạt động 1: I- Vị trí của con người trong tự nhiên
Mục tiêu: Cho học thấy được sự khác nhau giữa người và động vật.
Tuần 1 Tiết 1 Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu rõ mục đích và ý nghĩa của môn học. - Xác định vị trí con người trong tự nhiên. - Nêu phương pháp học tập đặc trưng môn học. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tư duy độc lập làm việc vơi SGK. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể. II- Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị GV: Tranh phóng to, SGK - Chuẩn bị HS: Xem bài trước ở nhà III- Phương pháp: IV- Hoạt động dạy học: 1/ Mở bài: Trong chương trình sinh học 7, các em đã học các lớp động vật. Vậy cấu taọ cơ thể của người và động vật có những đặc điểm nào giống và khác nhau chúng ta hãy nghiên cứu qua bài học 2/ Hoạt động học Hoạt động 1: I- Vị trí của con người trong tự nhiên Mục tiêu: Cho học thấy được sự khác nhau giữa người và động vật. Tiến hành: HĐ GV HĐHS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, hoàn thành bài tập ở phần tam giác - GV cho HS lên bảng sữa bài tập, nhận xét rút ra kết luận. - Xác định được con người thuộc lớp tiến hoá nhất. - HS đọc thông tin, thảo luận nhóm, làm bài tập. - Đại diện nhóm lên bảng làm bài tập, nhóm khác bổ sung. - Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích. ( làm chủ thiên nhiên) - HS ghi kết luận. Tiểu kết: - Người là động vật thuộc lớp thú. - Người khác với động vật ở chỗ: + Người biết sử dụng lao động vào mục đích nhất định. + Người có tư duy, tiếng nói và chữ viết. Hoạt động 2: II- Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ của cơ thể người và vệ sinh. Tiến hành: HĐ GV HĐHS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Những nhiệm vụ trên nhiệm vụ nào quan trọng nhất? Vì sao? - GV thông báo: nhiệm vụ quan trọng vì tìm ra được các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ, lĩnh hội tri thức, bảo vệ môi trường. - GV yêu câu HS tiếp tục thảo luận hoàn thành phần tam giác. HS trả lời câu hỏi: cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến môn khoa học nào? - GV cho HS nhắc lại và rút ra kết luận. - HS đọc thông tin, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Nêu được: giúp ta thấy được người có nguồn gốc từ động vật bậc cao và tiến hoá nhất là nhờ có lao động. - Giúp hiểu đặc điểm cấu tạo, chức năng. Từ đó nghiên cứu để bảo vệ cơ thể - HS quan sát tranh trả lời được: y học, điêu khắc, hội hoạ, TDTT. HS nhắc lại và rút ra kết luận. Tiểu kết: - Môn học giúp ta thấy được người có nguồn gốc từ động vật, và là động vật tiến hoá nhất. - Môn học giúp ta hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người. - Môn học có liên quan đến nhiều ngành khoa học: y học, tâm lí giáo dục học, hội hoạ, TDTT Hoạt động 3: III- Phương pháp học tập giải phẩu sinh lý người`và vệ sinh Mục tiêu: Cho HS hiểu được các ppháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh. Tiến hành: HĐ GV HĐHS - GV yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK. -Quan sát hình SGK tìm các Phương pháp học tập phù hợp . - GV nhận xét BS Rút ra kết luận. - HS tìm hiểu thông tin SGK. -HS quan sát tranh tìm được các PP học tập sau: pp quan sát,thí nghiệm, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế cuộc sống. Tiểu kết: Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức,kĩ năng vào thực tế cuộc sống. 3. Kiểm tra đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi: + Điểm khác nhau giữa người và động vật? + Phương pháp đặt trưng phù hợp môn học là phương pháp nào? 4. Dặn dò: + Học thuộc bài. + Tìm hiểu cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào ? + Phần thân gồm những cơ quan nào ? + Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan là nhờ cơ chế nào? + Kẻ bảng 2 : thành phần chức năng của các hệ cơ quan, vào vở bài tập. ---------------oOo---------------- Tuần 1 Tiết 2 Bài 2 : CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI I-Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm cơ thể nười. - Xác định được vị trí các cơ quan của cơ thể người trên mô hình. - Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức. -Rèn tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gín bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng. II-Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ phóng to hình 2.1 và 2.2 SGK - Mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể người. - Bảng phụ kẽ bảng 2 và hình 2.3 sgk. III-Hoạt động dạy học: 1. Mở bài: Cơ thể người gồm hệ cơ quan :hệ vận động , hệ tuần hoàn, hệ tiêuhoá, để đi vào cụ thể từng hệ cơ quan ta khái quát chung về cơ thể người qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động học tập: Hoạt động 1: I- Cấu tạo Mục tiêu: Tìm hiểu các phần của cơ thể. Tiến hành: HĐGV HĐHS - GV treo tranh phóng to hình 2.1 và 2.2 lên bảng . - Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: +Cơ thể người gồm mấy phần ? kể tên các phần đó. +Khoang ngực ngăn cách khoang bụng nhờ cơ quan nào? +Cơ quan nào nằm trong khoang ngực và khoang bụng. - GV nhận xét và cho học sinh so sánh đặc điểm giữa người và thú. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - HS liên hệ lớp thú trả lời được: + Gồm 3 phần: đầu, thân và các chi. + HS đại diêïn nhóm lên bảng trả lời: * Cơ hoành ngăn cơ thể ra 2 phần: kh.ngực:tim , phổi. - Kh.bụng, ruột, gan dạ dày - Hs nhận xét, rút ra kết luận. Tiểu kết: -Da bao bọc toàn cơ thể. -Cơ thể gồm 3 phần: đầu ,thân ,tay, chân. -Cơ hoành ngăn khoang ngực và khoang bụng ra 2phần: + Khoang ngực chứa tim , phổi. + Khoang bụng chứa : gan ruột , dạ dày Hoạt động 2: II- Các hệ cơ quan: Mục tiêu: Cho hs hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể có chức năng như thế nào. Tiến hành: HĐGV HĐHS - Gv cho hs đọc thông tin yêu cầu hs làm phần bài tập sgk ở ( bảng 2). - Gv cho hs quan sát hình 2.2 hoặc mô hình tháo lắp cơ thể người, hs lựa chọn từ thích hợp điền vào bảng. - Gv nhận xét bổ sung. - Gv tiếp tục cho hs đọc phần thông tin sgk và điền vào bảng chức năng. - Gv cho hs ghi bài ở bảng 2 sgk. Bổ sung : ngoài các hcq cơ thể còn có da và các giác quan. - Hs đọc thông tin sgk ,thảo luận nhóm, điền vào bảng 2 cho phù hợp. - HS đại diện nhóm trả lời nêu được: Cơ thể người gồm nhiều hệ cơ quan: hệ vận động, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung nêu được chức năng của các hệ cơ quan. Tiểu kết: Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan Hệ vận động Cơ, xương. Vận động và di chuyển. Hệ tiêu hoá Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá. Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Hệ tuần hoàn Tim, hệ mạch. Vận chuyển trao đổi chất dinh dưỡng tới các tế bào,mang chất thải, CO2 từ tế bào tới các cơ quan bài tiết. Hệ hô hấp Đường dẫn khí, phổi. Thực hiện TĐK CO2, O2 giữa cơ thể với môi trường. Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái. Lọc từ máu các chất thải để ra ngoài. Hệ thần kinh Não, tuỷ, dây thần kinh, hạch thần kinh. Điều hoà, điều khiển hoạt động của cơ thể. Hoạt dộng 3: III- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. Mục tiêu: Cho HS hiểu được các hệ cơ quan trong cơ thể người hđộng thống nhất nhau. Tiến hành: HĐGV HĐHS - GV cho HS đọc thông tin ở SGK. - GV vẽ sơ đồ các hệ cơ quan lên bảng, yêu cầu HS quan sát và làm bài tập phần tam giác. - GV bổ sung: Các hệ cơ quan trong cơ thể người là một khối thống nhất chịu sự điều khiển của hệ thần kinh. ( để các cơ quan hoạt động tốt, cơ thể còn có sự điều hoà bằng thần kinh và bằng thể dịch. - GV giải thích thêm: thể dịch là do sự tuần hoàn máu mang theo các hooc môn do tuyến nội tiết. - HS đọc thông tin, ghi nhận kiến thức. Quan sát sơ đồ trả lời mối quan hệ giữa các hệ cơ quan trong cơ thể qua sơ đồ. - HS đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung rút ra kết luận. Tiểu kết: - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. 3. Kiểm tra đánh giá: + Cơ thể người được chia làm mấy phần? Phần thân gồm cơ quan nào? + Bài tập về nhà: HS làm bài tập và trả lời câu hỏi ở cuối bài. 4. Dặn dò: + Vẽ hình 3.1 ở SGK và kẻ bảng 3.1 vào vở bài tập. + Học thuộc bài, trả lời câu 1,2 sgk trang 10 + Ôân tập lại cấu tạo TBTV. + Tìm hiểu cấu tạo tế bào ? + Chức năng các bộ phận trong tế bào. + Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng cơ thể ? ---------------oOo---------------- Tuần 2 Tiết 4 Bài 4 MÔ I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bài khái niệm mô. - Phân biệt các loại mô chính và chức năng của từng loại mô. - Vận dụng biết được cấu tạo cơ thể. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát kênh hình tìm kiến thức, kỹ năng khái quát hoá, kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ. II- Phương pháp: - Phương pháp gợi mở nêu vấn đề. - Phương pháp giải thích hoạt động nhóm. III- Đồ dùng dạy học: - Tranh tế bào động vật. - Tranh phóng to 4.1 – 4.3 SGK. Hình Nơron. IV- Hoạt động học tập: 1/ Kiểm tra bài cũ: - HS1: trình bày cấu tạo tế bào? Thành phần quan trọng? Vì sao? - HS2: Làm bài tập phần dặn dò. 2/ Mở bài: Cơ thể cấu tạo nhiều tế bào chức năng khác nhau tuy nhiên vẫn có tế bào xếp chung lại cùng làm nhiệm vụ giống nhau gọi là mô. Hoạt động 1: I- Khái niệm mô: Mục tiêu: Cho HS biết ... lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là sinh ra một công. Hoạt động 2: II- Sự mõi cơ: a.Mục tiêu: HS biết nguyên nhân mõi cơ và biện pháp khắc phục. b.Tiến hành: HĐGV HĐHS -GV cho HS làm TN -Gọi 1 HS lên thực hiện trên máy ghi cộng cơ và ghi kết quả bảng xanh. - GV đặc câu hỏi: 1.Nếu co cơ nhịp nhàng thì bao giờ cơ mõi. 2.Nêùu cơ co nhanh liên tục thì cơ sẽ ntn? 3 .Khi nâng vật lên thì cơ co thế nào? Vậy mõi cơ là gì? 4 .Nguyên nhân của sự mõi cơ. -GV gọi HS nêu một số vd dẫn đến mệt mõi à gây mõi cơ. -GV cho HS rút ra k luận. -GV bổ sung: Để máu mang ôxi đến nhanh, khi nghĩ ngơi ta cần phải xoa bóp bắp cơ. -HS nhóm khác chú ý, Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: +Biên độ co cơ giảm dần. +Cơ ngứng hẳn. +Công sinh ra nếu vật được di chuyển. +Nếu nâng quá sức dẫn đến mõi cơ. +Phải nghĩ ngơi để phục hồi cơ. +Nguyên nhân: Do thiếu ôxi nên axic lăctic ứ động trong cơ gây mõi cơ. -Các nhóm rút ra kết luận * Tiểu kết -Khi làm việc quá sức kéo dài gây mõi cơ. -Nguyên nhân: Do không cung cấp đủ ôxi, nên tích tụ axit lăctic gây đầu độc cơ. -Biện pháp: Nghĩ ngơi để máu đưa ôxi đến nhanh và thải nhanh axit lăctic ra ngoài. Hoạt động 3: III- Rèn luyện cơ: a.Mục tiêu: HS thấy được rèn luyện cơ là giúp cơ làm việc lâu mõi. b.Tiến hành: HĐGV HĐHS -GV cho HS làm bài tập phần ê, HS thảo luậ nhóm để trả lời câu hỏi.sgk. -GV nhận xét, sửa chữa. -GV bổ sung: rèn luyện và lao động có hiệu quả làm tinh thần sản khoái, làm việc lâu mệt. GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận ở phần ghi nhớ SGK -HS làm bài tập phần ê và trả lời câu hỏi. -HS các nhóm thảo luận, đại diện lên trình bài, các nhóm khác bổ sung *Tiểu kết: -Phải thường xuyên rèn luyện cơ: -Luyện tập TDTT, lao động vừa sức, phù hợp lứa tuổi để tăng khả năng sinh công giúp cơ làm việc lâu mệt. -Khả năng co cơ phụ thuộc vào: Giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ, tinh thần 3 .Kiểm tra đánh giá: 1. Công là gì? Giải thích vì sao mõi cơ? 2.Cho HS chơi trò chơi minh hoạ ở cuối SGK. 4.Dặn dò: - Học bài, trả lời tiếp câu hỏi SGK. Đọc mục em có biết. - Kẻ bảng 11sgk trang vào vở - Tìm hiểu sự tiến hoá hệ cơ người so với thú. - Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần phải làm gì ? - Để chống cong vẹo cột sống,trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì ? Tuần 6 Tiết 11 Bài 11: TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo ( có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới). -Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS. 2.Kỹ năng: - Phân tích tổng hợp, tư duy logic. - Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ. - Vận dụng lý thuyết và thực tế. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối. II. Thông tin bổ sung: - TT người sống trên cây à đất, di chuyển và cầm nắm à đứng thẳng, chi trên gp à biến đổi BX à hệ cơ. - Người X.tay ngắn X.chân III. Đồ dùng dạy học: 1 GV: Tranh hình 11.1 à 11.3 SGK. Tranh hệ cơ người. Bảng phụ 2 HS: Kẻ bảng 11 VI. Hoạt động dạy học: 1 Mở bài: người à nguồn gốc từ thú nhưng người thoát khỏi động vật nhờ lao động có tư duy. Vậy BX và hệ cơ người biến đổi tiến hoáù hơn so với động vật chổ nào. 2 Hoạt động học tập: Hoạt động 1: Sự tiến hoá bộ xương người so với bộ xương động vật: a.Mục tiêu: Cho HS biết bxương người có những đđiểm t/hoá hơn bxương đ/vật. b.Tiến hành: HĐGV HĐHS -Yêu cầu HS quan sát hình BX và hình 11.1 à 11.3 hoàn thành bảng 11 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút ra :sự thích nghi bộ xương người với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. -GV nhận xét bổ sung gọi HS lập lai. -HS đọc ¨ nghiên cứu hình hoàn thành bảng 11. -Thảo luận nhóm rút ra đặc điểm thích nghi. -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. *Tiểu kết: Bộ xương người tnghi với tư thế đứng thẳng và lđộng. - Hộp so. phát triển, mặt thu ngắn lại có lồi cằm phát triển. - Cột sống có 4 chổ cong, lồng ngực nở rộng 2 bên. - X.chậu mở rộng, X.đùi phát triển. - X.ngón chân, bàn chân có cấu tạo vòm. - X.gót lớn phát triển về sau. Hoạt động 2: II- Sự tiến hoá cơ người so với cơ động vật: a.Mục tiêu: HS thấy được hệ cơ của người sự phân hoá cơ chi trên và cơ chi dưới. b.Tiến hành: HĐGV HĐHS -Yêu cầu HS đọc ¨ SGK trả lời câu hỏi: 1. Cơ chi trên phân hoá theo hướng nào? 2. Cơ chi dưới và cơ lưỡi phát triển như thế nào? 3. Cơ nét mặt có tác dụng gì? -HS quan sát hình 11.4 thảo luận và cử đại diện trả lời. - Gv cho 2hs lên biểu diển vui buồn ,hs nhận xét. -GV nhận xét ,bổ sung . Gv giải thích đặc điểm trên cho thấy hệ cơ người tiến hoá hơn hệ cơ động vật. -HS cá nhân đọc và ghi nhận ¨ trả lời câu hỏi kết hợp hình 11.4 -Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời. - Cơ tay phân hoá, cơ cử động ngón cái. - Chi dưới à to - Cơ lưỡi à phát triển - Cơ nét mặt biểu lộ tình cảm. -Nhóm khác bổ sung rút ra kết luận. *Tiểu Kết: - Cơ chi trên phân hoá nhiều nhóm cơ nhỏ, cử động linh hoạt thực hiện nhiều lao động phức tạp. - Cơ chi dưới to, khoẻ, cử động gấp duỗi. - Cơ lưỡi phát triển à tiếng nói phong phú. - Cơ nét mặt biểu lộ tình cảm. - Cơ cử động ngĩn cái. Hoạt động 3: III- Vệ sinh hệ vận động: a.Mục tiêu: Giúp HS biết cách giữ gìn bộ xương và tránh cong vẹo cột sống. b.Tiến hành: HĐGV HĐHS -GV cho HS quan sát hình 11.5. HS hoàn thành câu hỏi ê SGK. -GV: Ngoài việc luyện tập, lao động cần phải ăn uống hợp lý để xương phát triển. - Nêu được các biện pháp chống cong vẹo cột sống ? -Yêu câu HS rút ra kết luận. 1. xương phát triển cân đối cần làm gì ? 2.chống cong vẹo cột sống ta cần làm gì? - GV nhận xét , bổ sung. - HS quan sát hình, thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diệnnhóm trả lời được: - Hs thấy được sự cần thiết của rèn luyện và lao động, để cơ và xương phát triển cân đối: + Luyện tập lao động vừa sức để cơ xương pháp triển. + Ngồi học ngay ngắn, không mang vật nặng. -Nhóm khác bổ sung rút ra kết luận. *Tiểu Kết: - Để cơ xương phát triển cân đối : + Phải thường xuyên luyện tập TDTT : tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, xương thêm cứng, phát triển cân đối, và lđộng vừa sức. + Có chế độ dinh dưỡng hợp lí,và thường xuyên tắm nắng. Để chống cong vẹo cột sống ta cần : + Không mang, vác vật nặng , ngồi học, làm việc đúng tư thế. 4.Kiểm tra đánh giá: 1.Bộ xương người có đặc điểm nào thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. 2.Vì sao phải TDTT và lao động vừa sức? 5.Dặn dò: - Học thuộc bài. - Soạn bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Chuẩn bị bài thực hành. - Mỗi nhóm 4-5 HS chuẩn bị: + Hai thanh nẹp dài 20 cm – 40 cm , rộng 4 – 5cm. + Băng y tế, mỗi cuộn dài 2 m. + Băng gạc y tế. Tuần 6 Tiết 12 Bài 12: THỰC HÀNH TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Băng cố định xương bị gãy xương cẳng tay , chân. - Vận dụng chấp hành tốt luật giao thông. 2. Kỹ năng: Biết sơ cứu khi gãy xương. II.Đồ dùng dạy học: - Nẹp tre, bông hoặc vải mềm, dây buộc. - Cuộn băng y tế (nếu có) III.Hoạt động học tập: a.Mở bài:Hiêïn nay tay nạn giao thông diễn ra khá nhiều, nhẹ thường dẫn đến gãy xương à cách sơ cứu và băng bó người bị gãy xương thế nào? à bài 12 b.Hoạt động học tập: Hoạt động 1: hướng dẫn nội dung HĐGV HĐHS -GV cho HS trao đổi nhóm thảo luận các câu hỏi phần nội dung và cách tiến hành. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 1.Nguyên nhân dẫn tới gãy xương? 2.Vì sao gãy xương liên quan đến lứa tuổi? 3.Bảo vệ xương phải tham gia gthông ntn? 4.Gặp người bị nạn gãy xương cần phải nắn chổ xương gãy không? -GVBS: Không nắn lại xương gãy là do xương đâm vào cơ hoặc va chạm phải mạch máu. -Cá nhân HS đọc ¨ thảo luận trả lời câu hỏi. - Do tay nạn giao thông trong lao động. - Liên quan lứa tuổi Vì trẻ em : CHC 2/3, CVC 1/3. Người già CHC 1/3, CVC 2/3. - Chấphành tốt luật giao thông. - Không nắn lại xương gãy. *Tiểu Kết: Gãy xương do nhiều nguyên nhân. Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ. Không được nắn bóp bừa bãi. Hoạt động 2: I- Tập sự cứu người: a.Mục tiêu: HS biết cách sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương. b.Tiến hành: HĐGV HĐHS - GV cho HS đọc ¨ SGK. - GV hướng dẫn HS cách sơ cứu X.cẳng tay bị gãy. - GV hỏi: Tại sao phải sơ cứu trước khi băng cố định? - GV yêu cầu HS tiếp tục đọc ¨ thảo luận. HS trả lời câu hỏi: Khi nào thì mới băng cố định? - GV lưu ý: Băng xương tay thì băng từ trong ra ngoài cổ tay, X.chân thì băng từ cổ chân vào. - HS đọc ¨, quan sát cách sơ cứu xương cẳng tay. -HS trả lời: Để tránh hai đầu xương trượt khỏi hoặc đâm vào cơ, xương. -HS quan sát GV hướng dẫn. ¯Tiểu kết: Sơ cứu; băng cố định (HS học nội dung bài trong SGK) C .Dặn dò: - HS viết thu hoạch cách sơ cứu và băng bó xương cẳng tay. - Soạn bài “ Máu và môi trường trong cơ thể” - Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu. - Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu. - Khi cơ thể bị mất nước nhiều,máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch không? - Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào?
Tài liệu đính kèm: