Giáo án môn Sinh học 8 năm 2011 - Tiết 19: Trường THCS Đạ Mrông

Giáo án môn Sinh học 8 năm 2011 - Tiết 19: Trường THCS Đạ Mrông

I/MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :

 - Củng cố và hoàn thiện kiến thức chương I,II,III,IV

2.Kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng phân tích tư duy tổng hợp

3.Thái độ :

 -Có ý thức thái độ nghiêm túc khi làm bài

II/CHUẨN BỊ :

1.Chuẩn bị của giáo viên : Đề kiểm tra

2.Chuẩn bị của học sinh : Giấy kiểm tra

III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 6 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 năm 2011 - Tiết 19: Trường THCS Đạ Mrông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn:08/10/2010
 Tiết : 19 Ngày giảng:
	KIỂM TRA 
I/MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
 - Củng cố và hoàn thiện kiến thức chương I,II,III,IV
2.Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng phân tích tư duy tổng hợp 
3.Thái độ : 
 -Có ý thức thái độ nghiêm túc khi làm bài 
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên : Đề kiểm tra 
2.Chuẩn bị của học sinh : Giấy kiểm tra 
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Giáo viên phát đề cho HS
ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm : (4đ)
Câu 1:Khoanh tròn vào đầu chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (0,5 đ)
1. Xương nào dưới đây là xương dài nhất :
 a. Xương cánh tay 
 b. Xương đốt sống 
 c. Xương sọ 
 d. Xương đùi 
2.Chất khoáng trong xương có vai trò :
 a. Tạo tính mềm dẻo cho xương 
 b. Tạo tính đàn hồi cho xương 
 c. Tạo sự rắn chắc cho xương 
 d. a,b,c đúng 
Câu 2. Điền vào chổ trống các câu sau :(1đ)
 * Máu gồm ... 55% và các .. 45% gồm:Hồng cầu , ..Và ...... 
Câu 3.Trả lời đúng, sai cho các câu sau : (1đ)
 a. Nhũng phân tử ngoại lai kích thích cơ thể tiết ra kháng thể gọi là kháng nguyên 
 b. Ở người có các nhóm máu là :A , B . AB , O 
 c. Máu ra khỏi cơ thể thì đông lại thành cục bịt kín vết thương là do hồng cầu tiết enzim 
 d. Vòng tuần hoàn nhỏ thực hiện trao đổi khí ở phổi 
Câu 4.Ghép các từ cho thích hợp :(1,5đ)
A
B
A+B
1. Axit lactic ứ đọng 
a. Có tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xen kẽ 
1
2. Cơ co 
b. Duy trì máu ở thể lỏng 
2
3. Hemogobin
c. Trong hồng cầu làm máu có màu đỏ 
3
4. Bốn ngăn 
d. Trong khoang tim 
4
5. Huyết tương 
e. Sinh công 
5
6. Tế bào cơ vân 
f. Gây mỏi cơ 
6
II.Tự luận : (6 đ)
Câu1:Mô tả thí nghiệm chứng minh rằng xương có chất hữu cơ và chất khoáng (1đ)
Câu2:Sự mỏi cơ là gì ?Giải thích nguyên nhân mỏi cơ? Biện pháp rèn luyện cơ ? (1,5đ)
Câu3 :Máu gồm những thànhphần cấu tạo nào ?Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu(2đ)
Câu4: Miễn dịch là gì ?Có những loại miễn dịch nào ?Em đã được tiêm những loại vắcxin nào?(1,5đ)
ĐÁP ÁN
 I. Trắc nghiệm : (4đ)
Câu 1 :(0,5đ) 1. d 2. c 
Câu 2:(1đ)Huyết tương;các tế bào máu;bạch cầu và tiểu cầu 
Câu 3:(1đ) 1. S 2. Đ 3.S 4 .Đ
Câu 4:Ghép cột : 1.g 2.e 3.c 4.d 5.b 6.a 
 II.Tự luận : (6 đ)
Câu1: Mô tả được thí nghiệm đúng (1đ)
Câu 2:
* Định nghĩa sự mỏi cơ(0,5đ)
 * Nguyên nhân mỏi cơ(0,5đ)
* Biện pháp rèn luyện cơ(0,5đ)
Câu 3: 
* Các thành phầøn của máu gồm:
- Huyết tương :0.5đ 
- Tế bào máu :0.5đ
* Chức năng:
- Huyết tương (0,5đ)
- Hồng cầu (0,5đ)
Câu 4:Miễn dịch :Có 3 ý 
- Miễn dịch : 1 :(0.5đ)
- Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tao(0,5đ)
- Vắc xin đã được tiêm là: Uốn ván,sởi,ho lao.(0.5đ)
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
Điểm
Lớp
Điểm >5
Điểm 8,9,10
Điểm 1,2,3
Điểm < 5
8A 1
8A 2
8A 3
TỈ LỆ CHẤT LƯỢNG ĐIỂM
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
5
14%
6
17%
20
57%
4
11%
8A2
4
11%
9
25%
18
51%
4
11%
* Rút kinh nghiệm:
..
 Tuần: 10 Ngày soạn: 10/10/2010
 Tiết : 20 Ngày giảng: 
BÀI 19: THỰC HÀNH SƠ CỨU CẦM MÁU
I/MỤC TIÊU : Sau bai này HS phải:
1.Kiến thức :
 - Phân biệt các vết thương làm tổn thương tĩnh mạch , động mạch hay mao mạch 
 - Biết được các qui trình khi băng bó cứu thương 
2.Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng băng bó vết thương 
 - Rèn kĩ năng đặt garo và những qui định khi đặt garo 
3.Thái độ :
 - Có hành động đúng khi gặp các trường hợp bị thương chảy máu 
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Băng : một cuộn 
- Gạc : hai miếng 
- Bông : Một cuộn nhỏ 
- Dây cao su , dây vải , vải mềm (10x30cm)
2.Chuẩn bị của học sinh : Chuẩn bị theo nhóm 4 HS đã được phân công 
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra : Gv kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm 
2. Mở bài : Chúng ta đã biết vận tốc máu trong mỗi loại mạch là khác nhau vật khi bị tổn thương chúng ta phải xử lí như thế nào ?
3. Phát triển bài :
Hoạt động 1 :Tìn hiểu về các dạng chảy máu 
a.Mục tiêu :Tìm hiểu chảy máu ở mao mạch , tĩnh mạch và động mạch có gì khác nhau 
b.Tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạtđộng của học sinh
- GV thông báo về các dạng chảy máu là :
+ Chảy máu mao mạch 
+ Chảy máu tĩnh mạch 
+ Chảy máu động mạch 
- Em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó ?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời 
- Gv gọi đại diện các nhóm trả lời 
-GV bổ sung hoàn thiện kiến thức 
- Cá nhân tự ghi nhận 3 dạng chảy máu 
- Bằng kiến thức thực tế và suy đoán trao đổi nhóm trả lời câu hỏi 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung 
Tiểu kết 1:Có 3 dạng chảy máu 
- Chảy máu mao mạch : Máu chảy ít và chậm 
- Chảy máu tĩnh mạch : Máu chảy nhiều và nhanh hơn 
- Chảy máu động mạch :máu chảy nhiều mạnh và thành tia 
Hoạt động 2 :Tập băng bó vết thương 
a.Mục tiêu :Băng bó được một số vết thương đơn giản 
b.Tiến hành :
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu 
+ Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?
- GV quan sát hướng dẫn các nhóm tập băng bó 
- GV cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau 
- Gv đánh giá kết quả đúng và phân tích những kết quả chưa đúng 
- GV nêu yêu cầu :Khi bị thương chảy máu ở động mạch cần băng bó như thế nào ?
- GV yêu cầu các nhóm tự trình bày và đánh giá lẫn nhau 
- Gv công nhận đánh giá đúng và chưa đúng 
- Các nhóm tiến hành :
+ Bước 1 :Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK trang 61 
+ Bước 2 :Mỗi nhóm tiến hành băng bó theo hướng dẫn 
+ Bước 3 :ĐẠi diện một số nhóm trình bày các thao tác và mẫu của nhóm , các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Yêu cầu 
+ Mẫu gọn đẹp 
+ Không gây đau cho nạn nhân
- Các nhóm tiến hành theo 3 bước như trên 
- Tham khảo thêm hình 19.1 SGK 
Yêu cầu :
+ Mẫu băng gọn :không chặt quá , không lỏng quá 
+ Vị trí dây garo cách vết thương không quá gần và không quá xa 
Tiểu kết 2:
- Sau khi băng vết thương vẫn chảy máu thì phải đưa ngay đến bệnh viện 
- Đối với vết thương chảy náu động mạch cần lưu ý ;
+ Vất thương chảy máu động mạch tay , chân mới buộc garo 
+ Cứ 15 phút nới dây garo và buộc lại 
+ Vết thương ở vị trí khác thì ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên 
4.Kiểm tra đánh giá :
- Gv đánh giá phần chuẩn bị của học sinh 
- Ý thức học tập và kết quả đạt được 
5.dặn dò :
- Hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu SGK trang 63
- Oân tập hệ hô hấp của động vật ở lớp 7 
6.Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU TUAN 10.doc