Giáo án môn Sinh học 8 - Lê Đức Việt

Giáo án môn Sinh học 8 - Lê Đức Việt

I/ Mục tiêu:

* Mục đích chung của môn cơ thể người và vệ sinh ở trường THCS là cung cấp cho HS những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người.

Làm cho HS hiểu rõ vị trí của con người trong tự nhiên, vị trí của các cơ quan trong cơ thể để dễ ứng dụng vào thực tế mỗi khi cần thiết. Biết vận dụng vào tri thức của môn học để.

+ Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh.

+ Giải thích các hiện tượng thực tế, tìm ra mối quan hệ nhân quả trong các hiện tượng có liên quan đến hoạt động sống của con người.

* Giúp HS hiểu cách so sánh giữa cấu tạo cơ thể người với cơ thể lớp thú. Xác định được nguồn gốc của cơ thểngười.

Những hiểu biết về cơ thể người giúp HS hoàn chỉnh những kiến thức về thế giới sinh vật đãđược học ở môn sinh học các lớp 6 – 7

* Học môn sinh học lớp 8 về cơ thể người và vệ sinh giúp cho các em có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe để học tập và lao động có năng suất, có hiệu quả.

 

doc 72 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Lê Đức Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1	 Ngày soạn:02/09/2006
Tiết : 1 	Ngày giảng:04/09/2006
Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
I/ Mục tiêu:
* Mục đích chung của môn cơ thể người và vệ sinh ở trường THCS là cung cấp cho HS những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người.
Làm cho HS hiểu rõ vị trí của con người trong tự nhiên, vị trí của các cơ quan trong cơ thể để dễ ứng dụng vào thực tế mỗi khi cần thiết. Biết vận dụng vào tri thức của môn học để.
+ Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh.
+ Giải thích các hiện tượng thực tế, tìm ra mối quan hệ nhân quả trong các hiện tượng có liên quan đến hoạt động sống của con người.
* Giúp HS hiểu cách so sánh giữa cấu tạo cơ thể người với cơ thể lớp thú. Xác định được nguồn gốc của cơ thểngười.
Những hiểu biết về cơ thể người giúp HS hoàn chỉnh những kiến thức về thế giới sinh vật đãđược học ở môn sinh học các lớp 6 – 7
* Học môn sinh học lớp 8 về cơ thể người và vệ sinh giúp cho các em có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe để học tập và lao động có năng suất, có hiệu quả.
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học.
1/ Oån định tổ chức.
2/ Bài mới 
HOẠT ĐỘNG I
TÌM HIỂU VỊ TRÍ CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN
a/ Mục tiêu: 
HS xác định được vị trí con người trong tự nhiên.
Phân biệt được sự khác nhau giữa người với lớp thú.
b/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV cho HS nhắc lại kiến thức cũ của lớp 7 (các ngành ĐV đã học)
- GV nêu câu hỏi: Lớp ĐV nào trong ngành ĐVCXS có vị trí tiến hóa nhất.
GV giới thiệu kiến thức ở phần thông tin(SGK).
- GV yêu cầu HS lkàm bài tập mục 1 SGK ( hãy xác định những đặc điểm dưới đây chỉ có ở người mà không có ở ĐV)
- GV đưa ra kết quả chính xác cuối cùng: 2:3:5:7:8 .
HS đối chiếu kết quả của miønh với kết quả của GV.
- GV nhận xét đánh giá kết quả từng HS 
- HS nhắc lại kiến thức cũ trong (các ngành ĐV)
- HS nghe giới thiệu thông tin và kết hợp kiến thức cũ để trả lời(lớp thú là lớp tiến hóa nhất. Vì có bộ não phát triển, đẻ con và nuôi con bằng sữa).
- HS nghe giới thiệu thông tin .
- HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi.
Một số HS thông báo kết quả, các HS khác nhận xét bổ sung.
Đặc điểm cơ bản phân biệt người với ĐV là người biết chế tạo sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết.
HOẠT ĐỘNG II
NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH
a/ Mục tiêu:
- Làm cho HS hiểu được tầm quan trọng học môn cơ thể người và vệ sinh.
- HS hiểu được mối liên quan giữa môn cơ thể người và vệ sinh với các môn khoa học khác.
b/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy 
Nội dung ghi bảng
- GV cung cấp thông tin SGK.
- GV cho HS qua sát hình 1.1; 1.2; 1.3 SGK 
- GV nêu câu hỏi: Môn cơ thể người và vệ sinh liên quan đến những môn khoa học nào?
- GV yêu cầu HS phân tích mối quan hệ giữa môn cơ thể người và vệ sinh với các môn mà các em vừa nêu ra.
- GV nhận xét chung và giải thích mối quan hệ đối với từng môn cho HS hiểu.
- HS chú ý nghe thông tin.
- HS quan sát tranh vẽ trong SGK và trả lời câu hỏi.
- HS dụa vào tranh vẽ, kết hợp với hiểu biết để trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nghiên cứu trả lời. Đại diện nhóm trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung .
- Môn giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống.
HOẠT ĐỘNG III
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH.
a/ Mục tiêu.
Làm cho HS thấy rõ muốn học được môn này một cách sâu sắc và chi tiết thì cần phải biết qua sát tranh, ảnh, TN và hiện tượng thực tế hàng ngày trong cuộc sống.
b/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK .
- GV nêu câu hỏi: Để học tốt môn cơ thể người và vệ sinh thì chúng ta phải làm như thế nào? 
- GV nhận xét câu trả lời của HS .
- Gv hướng dẫn HS phương pháp học tập tốt môn cơ thể người và vệ sinh.
- HS đọc thôn g tin .
- HS trả lời dựa vào SGK .
- HS chú ý nghe GV hướng dẫn cách học(P2) môn cơ thể người và vệ sinh.
Để học tốt môn cơ thể người và vệ sinh cần phải biết quan sát tranh ảnh, mô hình , tiêu bản mới hiểu rõ được đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan trong cơ thể. Hoặc có thể trực tiếp làm thí nghiệm trên các mẫu vật.
IV/ Kiểm tra - đánh giá.
- Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với ĐV là gì?
- Lợi ích của việc học môn cơ thể người và vệ sinh?
GV yêu cầu một HS đọc phần kết luận SGK.
V/ Dặn dò.
GV cho bài tập về nhà và yêu cầu HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài học mới cho giờ sau.
Tuần : 1	 Ngày soạn:02/09/2006
Tiết : 2 	Ngày giảng:04/09/2006
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Bài2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
- Làm cho HS nắm được một cách khái quát về vị trí, cấu tạo, chức năng chun g của các hệ cơ quan trong cơ thể. Sự thống nhất trong hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể..
- Giải thích được vai trò của hệ TK và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động các cơ quan.
- HS quan sát kĩ các phần ( các cơ quan) trong cơ thể trên tranh vẽ, vị trí các cơ quan trong từng hệ cơ quan chú thích được các cơ quan.
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học .
Tranh vẽ màu hình 2.1; Sơ đồ hình 2.3; bảng 2( bảng phụ)
III/ Các hoạt động dạy – học
1/ Oån định tổ chức .
2/ Kiểm tra bài cũ.
Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với ĐV là gì?
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG I
TÌM HIỂU CÁC PHẦN CỦA CƠ THỂ
a/ Mục tiêu:
HS phân biệt được các phần của cơ thể; mỗi phần của cơ thể gồm những cơ quan nào?
b/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV treo tranh vẽ hình 2.1(SGK) được phóng to.
- GV nêu câu hỏi: Cơ thể người được chia làm mấy phần?
- GV lần lượt sử dụng câu hỏi ở phần cuối thông tin (SGK)
- GV gọi một HS lên bảng để chỉ tranh vẽ( xác định cơ hoành) gọi tên và chỉ vị trí từng cơ quan trong khoang ngực và khoang bụng.
- GV nhận xét cuối cùng và sử dụng tranh để chỉ ra và đọc tên từng cơ quan trong cơ thể.
- HS quan sát và suy nghĩ độc lập.
- HS trả lời câu hỏi HS trả lời ( cơ thể gồm 3 phần : đầu , thân và chân tay)
- HS lần lượt đứng lên trả lời câu hỏi.
- Một HS lên bảng chỉ tranh
-HS ở dưới quan sát và nhận xét.
Cơ thể người được chia làm 3 phần : đàu thân và chân tay.
- Phần thân gồm 2 khoang: khoang ngực và khoang bụng và được ngăn cách bởi cơ hoành.
- Khoang ngực chứa tim , phổi.
- Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.
HOẠT ĐỘNG II
SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN
* Mục tiêu: Xác định các bộ phận, các cơ quan và chức năng của các hệ cơ quan.
* Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- Giáo viên giới thiệu khái quát các cơ quan
- GV chia nhóm phát phiếu số 1
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng phiếu .
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV tổng hợp kết quả của từng nhóm sau đó GV đưa bảng đã được chuẩn bị sẵn đáp án cho HS đối chiếu kết quả của mình.
-GV kết quả trên .Hãy so sánh các hệ cơ quan cua người và thú em có nhận xét gi?
- HS xác định các hệ cơ quan.
- HS nhận phiếu theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- HS đối chiếu kết quả.
- HS trả lời.
- Các HS khác nhận xét
Hệ vận động có chức năng nâng đỡ, vận động cơ thể ; hệ tiêu hóa , hệ tuần hoàn , hệ hô hấp,hệ bài tiết cùng thực hiện chức năng trao đổi chất dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết . HTK còn có chức năng đảm bảo.
HOẠT ĐỘNG III
SỰ PHỐI HƠP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN
* Mục tiêu: Làm sáng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa các cơ qua. Các cơ quan trong cơ thể có sự họat động thống nhất.
* Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV gọi một HS đọc phần thông tin.
- GV treo hình 2.3 sơ đồ mối liên quan qua lại giữa các cơ quan trong cơ thể.
- GV cho HS thảo luận mối liên hệ.
- GV gọi 1 em HS đại diện nhóm lên bảng để giải thích mối quan hệ qua lại trên sơ đồ.
- GV gọi 1 vài em khác đứng lên nhận xét và bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét và sử dụng sơ đồ để chỉ ra mối quan hệ qua lại trong cơ thể.
- Một HS đọc phần thông tin.
- Cả lớp tập trung theo dõi 
- HS thảo luận theo nhóm về mối liên hệ qua lại giữa các cơ quan
- HS ở dưới lớp quan sát và định câu trả lời của bạn để nhận xét.
- HS chú ý nghe và quan sát để hiểu rõ hơn.
Cơ thể người là một khối thống nhất . Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể luôn thống nhất với nhau.Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của HTK và tuyến nội tiết.
HOẠT ĐỘNG IV
CỦNG CỐ VÀ TÓM TẮT BÀI
- Phần thân của cơ thể chứa những cơ quan nào?
- Vai trò của HTK trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
-GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong khung.
- GV cho bài tập 1,2 HS về nhà làm bài và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tuần : 2	 Ngày soạn:02/09/2006
Tiết : 3 	Ngày giảng:04/09/2006
	 BÀI 3: TẾ BÀO
I/ Mục tiêu 
1/ Kiến thức: - trình bày được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào ( lưới nội chất ri bô xôm, ti thể, bộ máy gôn ghi , trung thể) nhân < NST, nhân con)
- Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2/ Kĩ năng :
- Quan sát tranh, sơ đồ để mô tả mối quan hệ giữa ch ... 
Tuần : 15	 Ngày soạn:09/12/2006
Tiết : 29 	Ngày giảng:11/12/2006
Bài 28 . TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức:
Trình bày được các quá trình tiêu hoá diễn ra ở ruột non bao gồm:
+ Các hoạt động tiêu hoá.
+ Các cơ quan hay các tế bào thực hiện hoạt động.
+ Tác dụng và kết quả của hoạt động.
2/ Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng tư duy dự đoán.
II/ Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
Tranh vẽ: H28.1,2,3 + Mô hình các bộ phận của hệ tiêu hoá .
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài cũ.
Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào? Giải thích các hoạt động đó. 
3/ Bài mới.
HOẠT ĐỘNG I
RUỘT NON
a/ Mục tiêu: Trình bày được.+ Các hoạt động tiêu hoá.
 + Các cơ quan hay các tế bào thực hiện hoạt động.
b/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin mục I SGK .
- GV treo H28.1. GV gọi một HS đứng lên chỉ từng bộ phận của H28.1.
- GV yêu cầu các em HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung và sử dụng tranh để giải thích.
- GV treo H28.2.
- GV yêu cầu một HS phân biệt các tế bào tiết chất nhầy và tuyến ruột trên H28.2
- GV nhận xét và sử dụng hình đẻ giảng cho HS hiểu.
- GV nêu câu hỏi:
+ Căn cứ vào các thông tin trên, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?
- Gv nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra đáp án chính xác.
- Một HS đọc phần thông tin.
Mục I.
- Mỗi HS tự thu nhận và xử lý thông tin ở mục I.
- Hs quan sát và chỉ ra được : Gan, mật, tuỵ ,tá tràng, dạ dày.
- HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS quan sát và phân biệt được các tế bào tiết chất nhầy và tuyến ruột.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời được:
+ Ở ruột non diễn ra các hoạt động tiêu hoá là:
Tiết dịch vị, Phân cắt các loại của phân tử thức ăn, biến đổi hoá học của thức ăn. Đẩy thức ăn xuống phía dưới.
Ở ruột non diễn ra các hoạt động tiếu hoá là:
+ Tiết dịch vị
 + Phân cắt các loại của phân tử thức ăn.
+ Biến đổi hoá học của thức ăn. 
+ Đẩy thức ăn xuống phía dưới.
HOẠT ĐỘNG II
TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
a/ Mục tiêu:
Trình bày được tác dụng và kết quả của hoạt động.
b/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV treo lại H28.1,2 lên bảng .
- GV yêu cầu HS nghiên cứu phần thông tin mục II SGK.
- GV tiếp tục treo H28.3 lên bảng (biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non)
- GV sử dụng tranh vẽ để giảng giải cho HS hiểu.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Thức ăn xuống ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không ? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
+ Sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
+ Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- GV đưa ra kết quả chính xác để các nhóm đối chiếu với kết quả của nhóm mình.
- HS quan sat tranh vẽ.
- Mỗi HS tự thu nhận và xử lý thông tin của mục II, có tham khảo của các tranh vẽ trên bảng.
- HS quan sát H28.3
- HS quan sat và chú ý lắng nghe GV giảng.
- HS thảo luận theo nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm thông báo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đối chiếu kết quả của nhóm mình với kết quả của GV.
Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp tục về mặt hóa học là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hoá hỗ trợ như gan, tuỵ , các tuyến ruột , nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (Gluxit, Lipit, prôtêi) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được.
IV/ Kiểm tra – Đánh giá – Dặn dò.
GV yêu cầu HS đọc phần kết luận SGK.
Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là gì?
Các cơ quan bộ phận nào đóng vai trò chủ yếu?
GV yếu cầu HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới giờ sau học.
Tuần : 15	 Ngày soạn:11/12/2006
Tiết : 30	Ngày giảng:13/12/2006
Bài 29 HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Những đặc điểm của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào.
Vai trò đặc biệt của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.
Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa của cơ thể.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích sơ đồ hình vẽ.
3/ Thái độ:
Hình thành ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.
II/ Chuẩn bị phương tiện dạy học.
Tranh vẽ màu phóng to H29.1; H29.2 ; H29.3
III/ Các hoạt động dạy – học.
1/ Ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài cũ.
Ruột non có các hoạt động chủ yếu nào?
Kết quả tiêu hóa ở ruột non là gì?
3/ Bài mới.
HOẠT ĐỘNG I
HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG
a/ Mục tiêu: Trình bày được các đặc điểm cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
b/ Tiến hành hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV treo hình vẽ 29.1 (cấu tạo trong của ruột non)
- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Đặc điểm trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó?
+ Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm và hoàn thiện kiến thức dựa vào sơ đồ để giải thích.
- HS quan sát tranh vẽ.
- Một HS đứng dậy đọc thông tin SGK, cả lớp theo dõi và tự xử lý thông tin.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến .
- Đại diện nhóm thông báo kết quả, nêu được:
+ Diện tích bề mặt mặt trong của ruột non lớn tạo điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao. Hệ mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột
+ Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400-500 m2 ). Ruột non có mạng mạch máu dày đặc.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS đối chiếu kết quả của nhóm mình với kết quả của GV.
Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non . Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường máu và bạch huyết nhưng cuối cùng vẫn được hoà chung và phân bố đến từng tế bào cơ thể.
HOẠT ĐỘNG II
CON ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN, HẤP THỤ CÁC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA GAN
a/ Mục tiêu: Trình bày được vai trò đặc biệt của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.
b/ Tiến hành hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV yêu cầu HS tự thu nhận thông tin SGK
- GV treo hình vẽ 29.3 (SGK)
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ở bảng 29.
- GV điều khiển .
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức dựa vào hình vẽ.
- GV giải thích vai trò của gan trong việc tham gia điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng và khử các chất độc.
- HS tự thu nhận kến thức và xử lý thông tin .
- HS quan sát hình vẽ trên bản và tự xử lý và phân tích.
- HS thảo luận nhóm, thống nhât ý kiến.
- Đại diện nhóm thông báo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS nghe GV giảng.
Gan tham gia điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất độc có hại với cơ thể.
HOẠT ĐỘNG III
THẢI PHÂN
a/ Mục tiêu: Trình bày được vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.
b/ Tiến hành hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
- GV yêu cầu nghiên cứu thông tin ở mục III SGK.
- GV nêu câu hởi:
+ Vai trò chủ yếu của ruột trong qua trình tiến hoá ở cơ thể người là gì?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và hoàn thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu thông tin.
- Mỗi HS tự thu nhận và xử lý thông tin và trả lời được.
+ Ruột già có vai trò chủ yếu là hấp thụ thêm phần nước còn cần thiết cho cơ thể.
+ Thải phân ra ngoài cơ thể.
Vai trò chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và thải phân.
IV/ Kiểm tranh - đánh giá – Dặn dò.
GV yêu cầu một hS đọc phần kết luận SGK.
Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở đoạn nào của ống tiêu hoá?
Gan có vai trò gì trong sự hấp thụ các chất ?
Vai trò chủ yếu của ruột già.
GV yêu cầu hS về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới giờ sau học.
Bài 30 VỆ SINH TIÊU HOÁ
I/Mục tiêu:
1/ Kiêns thức:
- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo hệ tiêu hoá có hiệu quả.
2/ Thái độ: Có ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hoá khoả mạnh và sự tiêu hoá có hiệu quả.
II/ Chuẩn bị phương tiện dạy học.
III/ Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ.
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ theo con đường nào? Gan có vai trò gì trong sự hấp thụ các chất ?
Bài mới.
HOAT ĐỘNG I
CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI CHO HỆ TIÊU HOÁ
Mục tiêu: Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK.
- GV treo bảng 30.1(các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV gọi một nhóm đại diện thông báo kết quả thảo luận .
- GV nhận xét chung và đưa ra kết quả chính xác cho HS đối chiếu.
- HS đọc thông tin SGK.
- Mỗi cá nhân tự thu nhận và xử lý thông tin .
- HS thảo luận nhóm theo bảng 30.1
- Đại diện nhóm làm bài tập trên bảng.
- Các nhóm khác đưa ra kết quả và nhận xét.
- HS đối chiếu kết quả.
Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tieu hoá như: Các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại trong thức ăn đồ uống, ăn không đúng cách

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC LOP 8.doc