Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 7 đến bài 12

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 7 đến bài 12

* Kiến thức : Trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được các vị trí của xương chính ngay trên cơ thể mình

Phân biệt được các loại:xương dài , xương ngắn , xương dẹt về hình thái cấu tạo .Phân biệt được các loại khớp xương nắm vững cấu tạo khớp động.

* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.

 * Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, GD ý thức giữ gìn bộ xương.

II. Chuẩn bị :

1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .

2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình

3. Đồ dùng dạy học : hình vẽ phòng to 7.1 7.4 sgk mô hình bộ xương người .

 

doc 14 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 7 đến bài 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4. 
Ppct : 7.. 
NS... ND
Chương II VẬN ĐỘNG
Bài 7: BỘ XƯƠNG
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được các vị trí của xương chính ngay trên cơ thể mình 
Phân biệt được các loại:xương dài , xương ngắn , xương dẹt về hình thái cấu tạo .Phân biệt được các loại khớp xương nắm vững cấu tạo khớp động.
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
 * Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, GD ý thức giữ gìn bộ xương.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : hình vẽ phòng to 7.1 à7.4 sgk mô hình bộ xương người .
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Nêu cấu tạo và chức năng củacủa 1 nơron ?
Phản xạ là gì ? nêu 2 vd về phản xạ?
3. Bài mới : Sự vận động của cơ thể được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương . Trong chương II ta tìm hiểu về bộ xương và hệ cơ 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu các thành phần chính của bộ xương
Chia lớp ra làm 4 nhóm 
Treo hình 7.1, 7.2 hướng dẫn hs quan sát và trả lời câu hỏi sgk trang 25
(?) Bộ xương người có chức năng gì?
Nhận xét câu trả lời của hs :thông báo đáp án đúng 
(?) Bộ xương người chia mấy tầng chính (gọi lên bảng chỉ tranh) 
Chỉ vào tranh thông báo các phần của bộ xương gọi hs khác lên chỉ 
(?) Tìm điểm giống và khác nhau giữa xương tay với xương chân.
(?) Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Nhận xét đáp án của học sinh thông báo điểm giống và khác nhau. Nêu ý nghĩa
Hđ2: Tìm hiểu các loại xương
Cho hs đọc thông tin 
(?) Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương?
(?) Theo em xương được chia mấy loại ?
(?) Nhận xét đưa ra đáp án đúng ?
(?) Xương dài nằm ở đâu ? xương ngắn 
Chốt lại đáp án ,chỉ vào tranh 7.1 
(?) Xương dẹt có hình dạng như thế nào? gồm những xương nào?
Chốt lại cho ghi
Hđ3: Tìm hiểu các khớp xương
Treo hình 7.4 hướng dẫn hs quan sát, 
 đọc thông tin
(?) Khớp là gì ?
Nhận xét đáp án đúng 
(?) Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối mô tả một khớp động.
(?) Khả năng cử động của khớp độâng và khớp bán động khác nhau như thế nào?
(?) Nêu đặc điểm của khớp bất động.
Nhận xét câu trả lời – Thông báo cho HS đáp án đúng – Cho ghi 
I/ Các thành phần chính của bộ xương 
Chia lớp ra làm 4 nhóm 
Quan sát tranh 7.1 ở bảng thảo luận trả lời câu hỏi sgk trang 25
Thảo luận thống nhất đáp án phát biểu 
Nhóm khác nhận xét 
- Quan sát tranh đại diện nhóm phát biểu lên bảng chỉ tranh
Quan sát lại hình 7.1 phân biệt .
Đại diện phát biểu 
Nghe gv nhận xét
TK: Xương người gồm: xương đầu, xương thân và xương chi 
Đặc điểm tiến hóa:
+Hộp sọ lớn, xương mặt nhỏ, có lồi cằm.
+ Cột sống cong 4 chỗ giúp cơ thể đứng thẳng, lồng ngực rộng theo chiều ngang.
-Xương tay và xương chân phân hoá phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động 
-Chức năng của bộ xương là nâng đỡ ,bảo vệ , là chỗ bám của các cơ
II/ Phân biệt các loại xương
Đọc thông tin
Thảo luận phát biểu 
 Đọc thông tin ,phát biểu nhóm khác nhận xét 
TK: Có ba loại xương :xương dài, ngắn ,dẹt 
Xương dài: hình ống (x. ống tay ,x. đùi)
X.ngắn: kích thước ngắn (x.đốt sống, x.g cổ tay)
X. dẹt: hình bản dẹt ,mỏng (x.bả vai, x.chậu )
III/ Các khớp xương 
Đọc thông tin quan sát tranh 7.4 
Quan sát tranh thảo luận trả lời 
+ Gồm dây chằng, xương bánh chè
Thảo luận phát biểu: khớp động cử động linh hoạt 
Quan sát trang 7.4c phát biểu trả lời. 
Nghe GV nhận xét 
Ghi tiểu kết
TK: Có ba loại khớp:
- Khớp bất động là khơp không cử động được 
-Khớp bán: cử đông của khơp hạn chế
- Khớp động: cử đông dễ dàng, hai đầu xương có sụn nằm trong một bao chứa dịch khớp. 
4. Củng cố : Xương người chia mấy phần chính? Có mấy loại xương mấy loại khớp 
5. Dặn dò : Học bài cũ, vẽ hình 7.1-> 7.4 đọc bài 8. soạn trước bài 8
6. Rút kinh nghiệm ..
Tuần : 4. 
Ppct : 8.. 
NS... ND
Bài 8: CẤU TẠO VÀ 
TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Nắm được cấu tạo chung của bộ xưong dài ,từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năg chịu lực của xương xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng Quan sát tranh hình, thí nghiệm để tìm ra kiến thức ,tiến hành thí nghiệm đơn giản trong giờ học lý thuyết, quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, giáo dục ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn của lứa tuổi học sinh.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : Tranh 8.1 à 8.4 phóng to , 2 xương đùi ếch sạch ,đèn cồn, panh 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Bộ xương người gồm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào ?
Sự khác nhau giữa xg tay và xg chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người 
3. Bài mới : Xương người có khả năng chịu đựng rất lớn vì sao xương có được khả năng đó. Nội dung bài 8 trả lời câu hỏi này.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu cấu tạo của xương
1-Xương dài
- Chia lớp ra 4 nhóm
- Treo hình 8.1 -8.2 hướng dẫn hs quan sát 
(?) Mô tả cấu tạo xương dài ? 
Nhận xét câu trả lời của hs . thông báo đến hs đáp án đúng. Cấu tạo hình ống nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì đối với chức năng nâng đỡ xương 
TT: người ta ứng dụng kĩ thuật xây dựng . 
vd : vòm cửa  
Tổng kết cho ghi
2-Chức năng của xương 
 - Treo bảng 1 lên bảng hướng dẫn hs đọc 
(?) Đầu xương có chức năng gì ? 
Nhận xét: thân xương có chức năng gì ( màng xương, mô xương cứng, khoang xương) 
Nhận xét bổ sung : cho h vẽ bảng 8.1 đó là nội dung chức năng của xương
3-Cấu tạo xương dẹt và xương ngắn
 - Treo tranh 8.3 hướng dẫn hs quan sát 
Xương ngắn có cấu tạo như tranh (gọi hs chỉ tranh) 
 Xương dẹt ?
Nhận xét 2 câu trả lời của hs 
Chốt lại cho ghi 
Hđ2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xg
Treo hình 8.4 , 8.5 cho hs thảo luận 
(?) Xương dài ra và to lên là do đâu ?
Nhận xét câu trả lời của hs 
Ở tuổi nào xương phát triển nhanh ?
Ở ngoài độ tuổi này vì sao xương không còn khả năng phát triển? 
(?) Vì sao người già xương giòn dễ gãy khó phục hồi ?
 Hđ3: Tìm hiểu thành phần hoá học và tính chất của xương
Vừa mô tả thí nghiệm vừa tiến hành sau 10’ -15’ cho đại diện 1 hs uốn thử xem xương cứng hay mềm 
Mô tả thí nghiệm 2 
Cho hs thảo luận kết quả 
Từ 2 thí nghiệm trên rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương 
- Nhận xét cho ghi 
I/ Cấu tạo của xương 
1-Xương dài
 - Chia lớp ra 4 nhóm theo yyêu cầu của gv
 - Quan sát hình 8.1 - 8.2 ở bảng 
 - Quan sát tranh đọc thông tin trả lời 
 - Nghe gv nhận xét 
Lấy vd khác 
TK: Cấu tạo xương dài gồm : 2 đầu xương và mô xg xốp có các nang xg xếp theo kiểu vòng cung.Bọc 2 đầu xng là hai lớp sụn .Đoạn giữa là thân xg có hình ống cấu tạo gồm : ngoài là màn xg mỏng tiếp đến là mô xg cứng trong cùng là khoang xg 
2-Chức năng của xương 
- Đọc bảng 1 
- Đọc thông tin thảo luận trả lời :giảm ma sát 
- Đại diện nhóm phát biểu : giúp xương phát triển bề ngang 
Vẽ bảng 8.1 vào bài học 
3-Cấu tạo xương dẹt và xương ngắn
- Quan sát hình 8.3 ở bảng và đọc thông tin 
- Đại diện phát biểu chỉ tranh 
+ Xương ngắn có cấu tạo 
+ Xương dẹt 
Nghe gv nhận xét và ghi
TK: Ngoài cùng là mô xươngc cứng trong là mô xg xốp có chức năng chứa tuỷ đỏ.
II/ Sự to ra và dài ra của xương
Quan sát tranh 8.4 ,8.5 ở bảng thảo luận 
Thảo luận ngiên cứu sgk trả lời phát biểu 
HS : nữ 18-20 ,nam 20-25 
Vì sụn tăng trưởng không còn khả năng hoá xg nên xương không dài 
Xg bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành
TK: Xương lớn lên bề ngang nhờ sự phân chia các tế bào .Xương dài ra nhờ sự phân chia các tế bào và lớp sụn tăng trưởng .
III/ Thành phần hoá học và tính chất của xương
Đại diện nhóm phát biểu lên uốn thử trả lời trước lớp xương mềm 
Nghe gv mô tả thí nghiệm 2 
Thảo luận kết quả 
- Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác nhận xét 
- Ghi tiểu kết 
TK: Xg gồm 2 thành phần chính cốt giao và MK .Sự kết hợp của 2 thành phần này làm xg có tính bền chắc và có tính mềm dẻo
 4. Củng cố : Nêu cấu tạo 1 xương dài và chức năng của nó Xương to ra nhờ đâu .
 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 4.
6. Rút kinh nghiệm ..
Tuần : 5. 
Ppct : 9.. 
NS... ND
Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ .Giải thcích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ .
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : Tranh phóng to hình 9.1 sgk tranh chi tiết các nhóm cơ tranh sơ đồ 1 đơn vị cấu trúc của tế bào cơ .
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa đối cới chức năng của xương 
Giải thích tại sao xương động vật hầm lâu thì bổ 
3. Bài mới : Vì ... : Khi cơ co tạo ra 1 lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công ,công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố :
+ Trạng thái thần kinh
+ Nhịp độ lao động 
+ Khối lượng của vật 
 II/ Sự mỏi cơ
Quan sát hình 10 quan sát gv tiến hành thí nghiệm 
Thảo luận theo yêu cầu gv 
Thống nhất ý kiến đại diện phát biểu 
Nghe gv nhận xét 
Quan sát bảng phụ 
Tính công cơ phát biểu điền vào bảng phụ 
Nghe nhận xét 
Đại diện trả lời với khối lượng thích hợp với nhịp cơ vừa phải 
Phát biểu trả lời ngón tay trỏ kéo và thả ra thưa dần khi thí nghiệm kéo dài
Mỏi chân vì cơ làm việc nhiều 
Đại diện phát biểu 
Nghe gv nhận xét 
Đọc thông tin trả lời 
TK: (sgk)
1-Nguyên nhân của sự mỏi cơ 
- Đọc thông tin thảo luận thống nhất phát biểu 
- Phát biểu nhắc lại nguyên nhân của sự mỏi cơ 
TK: Nguyên nhân: do lượng O2 cung cấp cho cơ bị thiếu .Năng lượng cung cấp ít sản phẩm tạo ra là acid lactic tích tụ đầu đôc cơ -> cơ mỏi.
2 - Biện pháp chống mỏi cơ
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV
- Thống nhất đáp án vá trả lời
Nhóm khác nhận xét
TK: + chống Hít thở sâu , xoa bóp cơ , uống nước đường 
+ Phòng cần có ít thời gian lao động, học tập nghỉ ngơi 1 cách hợp lí.
III/ Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ.
Thảo luận theo yêu cầu GV
Thảo luận trả lời: Thần kinh thoải mái ý thức
Thảo luận, đại diện phát biểu, nhóm kia bổ sung
Tự rút ra ở bản thân phát biểu: Thường xuyên TDTT buổi sáng , TD giữa giơ
TK: Thường xuyên luyện tập TDTT vừa sức giúp tăng thể tích cơ lúc co. Hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá có hiệu quả tinh thần sảng khoái.
4. Củng cố : Công được sinh ra khi nào? Nguyên nhân, biện pháp chống mỏi cơ.
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 11
6. Rút kinh nghiệm: 
Bài 11: TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
Tuần : 6. 
Ppct : 11.. 
NS... ND
 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật thề hiện ở hệ cơ xương. Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn, cý ý thức giữ vệ sinh học đường, bảo vệ hệ vận động để có thân hình cân đối.
II. Chuẩn bị: 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : hình 1.2.3.4.5. sgk phóng to 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Công của cơ là gì ? công của cơ được sử dụng vào mục đích gì ? 
Giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ 
3. Bài mới : Chúng ta biết con người có nguồn gốc từ động vật đặc biệt là lớp thú ,trong quá trình tiêu hoá con người đã thoát khỏi thế giới động vật. cơ thể người có nhiều biến đổi, trong đó là sự biến đổi cơ xương 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú
Chia lớp ra 4 nhóm 
Treo hình 11.1 ,11.2 ,11.3 sgk lên bảng hướng dẫn hs quan sát 
Cho hs thảo luận để hoàn thành bài tập ở bảng 11 ( phát phiếu học tập )
Gọi đại diện nhóm điền vào bảng 
Nhận xét sửa sai 
(?) Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân 
Nhận xét chốt lại cho ghi
Hđ2: Tìm hiểu sự tiến hoá của cơ người so với hệ cơ thú
Treo hình 11.4 (a,b,c,d) hướng dẫn hs quan sát hình và đọc thông tin thảo luận 
(?) Sự tiến háo ở hệ cơ của người so với hệ cơ ở thú thể hiện như thế nào 
Nhận xét bổ sung thêm 
Tổng hợp lai cho hs ghi tiểu 
Hđ3: Tìm hiểu phương pháp vệ sinh hệ vận động
Treo hình 11.5 cho hs quan sát 
-Cho hs liên hệ bản thân quan sát hình 11.5 trả lời câu hỏi 
(?) Để xương được phát triển cân đối chúng ta cần làm gì ? 
(?) Để chống cong vẹo cột sống trong học tập lao động cần chú ý những điểm nào 
-Nhận xét , bổ sung cho hs ghi tiểu kết .
Giáo viên lồng ghép giáo dục ý thức ngồi học ngay ngắn cho học sinh.
I/ Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú 
Chia lớp theo yêu cầu gv 
-Quan sát tranh treo ở bảng 
-Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 11 
-Thống nhất đáp án trả lời điền vào bảng phụ nhóm khác nhận xét 
-nghe gv nhận xét
TK: Hệ cơ và bộ xg người có nhiều đặc điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động .
Hộp sọ phát triển lồng ngực nở rộng sang 2 bên .Cột sống cong 4 chỗ ,Xg chậu nở , xg đùi lớn (cơ mông, cơ đùi, cơ bắp phát triển) bàn chân hình vòm xương gót phát triển .
II/ Sự tiến hoá của cơ người so với hệ cơ thú
Quan sát hình 11.4 (a,b,c,d) đọc thông tin sgk 
Thảo luận nhóm và trả lời . Nhóm khác nhận xét 
Nghe gv nhận xét bổ sung 
TK: + Cơ nét mặt biểu thị trạng thái khác nhau 
+Cơ vận động lưỡi phát triển 
+Cơ tay: phân hoá làm nhiều nhóm ơc nhỏ như :Cơ gập ,duỗi tay ,cơ co duỗi các ngón, đặc biệt là cơ ở ngón cái
+Cơ chân lớn khoẻ 
+Cơ gập ngửa thân 
III/ Vệ sinh hệ vận động
Quan sát hình 11.5 ở bảng 
-Liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi gv 
-Tự rút ra kết luận phát biểu : ăn uống hợp lý , thường xuyên tiếp xúc ánh nắng 
-Tự phát biểu mang vác đều ở 2 vai 
-Nghe gv nhận xét ghi tiểu kết
TK: Để có xương chắc khoẻ và hê cơ cân phát triển cân đối cần : chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tiếp xúc ánh nắng , rèn luyện thân thể lao động vừa sức 
Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý : mang vác đều ở 2 vai, tư thế ngồi học ngay ngắn , không nghiêng vẹo 
 4. Củng cố : 
Học bài , đọc truớc bài 12 chuẩn bị dụng cụ thực hành 
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 12, chuẩn bị nẹp, bông, băng gạc.
6. Rút kinh nghiệm 
Tuần : 6. 
Ppct : 12.. 
NS... ND
Bài 12: THỰC HÀNH : TẬP SƠ CỨU VÀ 
BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Rèn luyện thao tác sơ cứu khi gặp người gãy xương 
-Biết cố định xương cẳng tay khi bị gãy xương 
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình tìm kiến thức, kỹ năng suy luận logic, kỹ năng hoạt đông nhóm.
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : Nẹp , băng y tế, vải, băng hình về tai nạn giao thông , băng hình giới thiêụ về cách sơ cứu và băng bó cố định 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Phân tích những đặc điểm bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng
Trình bày những đặc điểm tiến hoá hệ cơ ở người 
3. Bài mới : Gãy xương thường hay gặp trong đời sống hàng ngày trong lao động, trong học tập, TDTT Chúng ta mỗi người ai cũng phải biết cách sơ cưú và băng bó cố định chỗ gãy để cứu người bị nạn 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành:
- Chia lớp 4 nhóm 
- Cho HS 2 nhóm đọc mục tiêu.
- Y/C bài này là gì?
- Kiểm tra dụng cụ của từng nhóm
Hđ2: Hướng dẫn thực hành :
Cho HS thảo luận trả lời 4 câu hỏi SGK T41 
Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
Nhận xét bổ sung 
Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi? 
Nhận xét thông báo đến hs đáp án đúng 
Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông em lưu ýnhững điểm gì ? 
Gặp người bị tai nạn gãy xương có nên nắn xương gãy không? 
Nhận xét – bổ sung 
Nên thuyết trình các bước khi gặp 1 người bị tai nạn gãy xương 
1-Phương pháp sơ cứu 
 - Thuyết trình phương pháp sơ cứu để hs nghe – treo hình 12.1 
- Tiến hành làm mẫu ( vừa thuyết trình vừa làm mẫu ) chú ý đứng ở vị trí hs nhìn thấy ( gọi hs làm thử ) 
- Hướng dẫn hs làm
- Hướng dẫn các tổ sửa sai 
2- Băng bó cố định
 -Treo hình 12.2 ,12.3 sgk trang 41 cho hs quan sát 
- Gọi 2-3 hs đọc nội dung trong sách 
-Tiến hành làm mẫu ( gọi 1 hs làm mẫu) 
-Hướng dẫn hs làm mẫu 
-Sửa sai từng nhóm
-Nêu phần chú ý: Nếu chỗ gãy là xương đùi nên dùng nẹt dài
Hđ3: Thu hoạch 
-Hướng dẫn hs viết bài thu hoạch 
- Hướng dẫn hs viết bài thu hoạch theo nhóm 
-Viết báo cáo tường trình cách sơ cấp cứu khi gặp người gãy xương cẳng tay 
-Nhận xét giờ thực hành :
+ Sự chuẩn bị tinh thần học tập 
+ Cho hs dọn vệ sinh ,dụng cụ thực hành
I/ Yêu cầu của bài thực hành:
Chia 4 nhóm theo y/c GV.
Đọc mục tiêu SGK T40
Đại diện nhóm phát biểu
Bỏ dụng cụ để GV kiểm tra.
II / Hướng dẫn thực hành: 
 -Thảo luận trả lời 4 câu hỏi sgk trang 41 
-Thống nhất đáp án phát biểu ý kiến , nhóm khác bổ sung thêm 
-Nghe gv nhận xét 
-Phát biểu trả lời 
-Nghe nhận xét 
-Thảo luận ở nhóm thống nhất phát biểu trả lời 
-Thảo luận ở nhóm thống nhất phát biểu trả lời 
-Nghe gv nhận xét 
-Nghe gv thông báo các bước cấp cứu khi gặp ngưòi tai nạn gãy xương
1-Phương pháp sơ cứu 
-Nghe gv thuyết trình 
-Quan sát tranh 12.1 
-Quan sát gv làm mẫu 
-Làm theo yêu cầu gv ( làm theo tổ )
-Chú ý gv sửa sai 
2-Băng cố định
-Quan sát hình 12.2, 12.3 sgk ở bảng 
-Phát biểu nd ở sgk 
-Quan sát gv làm mẫu 
-Làm theo yêu cầu của gv ( cử đại diện trong nhóm để làm )
-Chú ý gv sửa sai 
-Nghe gv giới thiệu 
III/ Thu hoạch
-Nghe gv hướng dẫn viết bài thu hoạch ( viết theo nhóm )
-Viết theo yêu cầu gv 
-Nghe gv nhận xét giờ thực hành để rút kinh nghiệm lần sau 
-Dọn vệ sinh giờ thực hành
 4. Củng cố : Nhắc lại các bước cấp cứu khi gặp tai nạn gãy xương.
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 13
6. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong II HE VAN DONG.doc