Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 43 đến bài 54

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 43 đến bài 54

* Kiến thức : Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của HTK.

Phân biệt được thành phần cấu tạo của HTK ( bộ phận TW và ngoại biên )

Phân biệt được chức năng của HTK vận động và HTK sinh dưỡng

* Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.

* Thái độ : Yêu thích môn học, hăng say tìm hiểu khoa học.

II. Chuẩn bị :

1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .

2. Phương pháp : Biểu diễn trực quan, hoạt động nhóm, làm việc tích cực.

3. Đồ dùng dạy học : Tranh 43.1, 43.2, bảng phụ.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định : .

2. Kiểm tra bài cũ:

 2.1 Hãy nêu các phương pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của chúng?

2.2: Rửa mặt tay chân, tắm giặt thường xuyên, tắm nắng lúc 8-9h sáng có tác dụng gì?

 

doc 26 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 43 đến bài 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24. 
Ppct : 45.. 
NS... ND
Chương VI: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 
Bài 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của HTK.
Phân biệt được thành phần cấu tạo của HTK ( bộ phận TW và ngoại biên )
Phân biệt được chức năng của HTK vận động và HTK sinh dưỡng 
* Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.
* Thái độ : Yêu thích môn học, hăng say tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Biểu diễn trực quan, hoạt động nhóm, làm việc tích cực.
3. Đồ dùng dạy học : Tranh 43.1, 43.2, bảng phụ.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 
 2.1 Hãy nêu các phương pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của chúng?
2.2: Rửa mặt tay chân, tắm giặt thường xuyên, tắm nắng lúc 8-9h sáng có tác dụng gì?
3. Bài mới : Hệ thần kinh là hệ cơ quan có vai trò to lớn trong tổ chức cơ thể. Vậy HTK có cấu tạo như thế nào, có chức gì? Đó là nội dung bài hôm nay
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu chức năng hệ thần kinh
Cho hs đọc thông tin đầu bài.
(?) Nêu chức năng hệ thần kinh?
Nhận xét tổng kết.
Hđ2: Tìm hiểu Cấu tạo Nuoron
Treo hình 43.1 sgk cho hs quan sát trả lời câu hỏi 
Mô tả cấu tạo và chức năng của nơron?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét 
-Gọi 1 số hs nhắc lại 
-Chỉ tranh cho hs thấy cấu tạo của nơron
Hđ3: Tìm hiểu tìm hiểu cấu tạo của hệ TK
-Treo hình 43.2 cho hs quan sát đọc sgk thảo luận điền vào chỗ trống
Lựa chọn cụm từđiền vào chỗ trống cho phù hợp 
-Gọi hs lên bảng điền 
-Gọi hs khác nhận xét bổ sung
-Nhận xét nhắc lại thông báo đáp án
-Chỉ tranh phân biệt thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
(?) HTK gồm những phần nào?
-Chốt lại cho ghi
-Yêu cầu hs đọc thông tin ở sgk" kết luận 
-Gọi hs phát biểu chức năng của hệ TK
-Gọi hs phát biểu trả lời 
-chốt lại cho ghi
I/ Chức năng hệ thần kinh
Đọc thông tin
Trả lời
TK: Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất. Dảm bảo sự thích nghi của cơ thể với môi trường
II/ Nơron đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
-Quan sát hình 43.1 nhớ lạikiến thức đã học hoàn thành câu hỏi 
-Nghe câu hỏi phát biểu trả lời 
-Phát biểu nhận xét bổ sung
-Nghe
-Phát biểu nhắc lại cấu tạo và chức năng của nơron
-Quan sát chỉ tranh
TK: Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ TK
Cấu tạo: nơron bao gồm 1 thân (chứa nhân) nhiều sợi nhánh và 1 sợi trục , sợi trục thường có bao miêlin tận cùng sợi trục có các xináp 
Chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
III/ Các bộ phận của hệ thần kinh 
-Quan sát hình 43.2 đọc sgk hoàn thành bài tập
-Nghe câu hỏi thảo luận thống nhất phát biểu 
-Phát biểu điền vào bảng phụ 
-Phát biểu nhận xét sửa sai 
-Nghe
-Quan sát tranh chỉ hình 43.2
Hs phát biểu 
TK: 1-Cấu tạo
Hệ thần kinh gồm não bộ và tuỷ sống ( bộ phận trung ương) cac dây thần kinh và hạch thần kinh ( bộ phận ngoại biên) 
- Đọc sgk rút ra kết luận
-Phát biểu trả lời chức năng của hệ TK
-Phát biểu 
TK: 2- Chức năng
Dựa vào chức năng hệ thần kinh được chia thành:
* Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động có ý thức 
* Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động không có ý thức
4. Củng cố : 
- Nêu cấu tạo và chức năng củ nơron 
- Nêu cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 44
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .       
Tuần : 24. 
Ppct : 46.. 
NS... ND
Bài 44: THỰC HÀNH: 
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TUỶ SỐNG
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : -Tiến hành thành công các thí ngiệm qui định từ kết quả quan sát qua thí nghiệm. Nêu được chức năng của tuỷ sống. Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng
* Kỹ năng : -Rèn luyện kỹ năng thực hành
* Thái độ : -GD tính kỷ luật, ý thức vệ sinh.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Thực hành, hoạt động nhóm.
3. Đồ dùng dạy học : Ếch 1 con, đồ mổ dung dịch HCl, giá treo.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 
2.1 :Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
2.2 : Trình bày cấu tạo của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng( sơ đồ)
3. Bài mới : Tuỷ sống có chức năng gì ta tiến hành vào thực hành
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu yêu cầu bài thực hành
-Chia lớp theo nhóm 
-Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật , đồ dùng hs
-Cho hs đọc sgk trả lời câu hỏi 
Yêu cầu của bài thực hành này là gì? 
-Gọi hs khác nhắc lại yêu cầu 
-Nhắc lại 
Hđ2: Hướng dẫn thực hành
1-Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống
B1: cho mỗi hs tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3 trên ếch đã huỷ não
-Quan sát cách phản ứng của ếch trong mỗi thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 44
Em có dự đoán gì về chức năng của tuỷ sống 
-Cho hs tiến hành bước 2 làm thí nghiệm 4,5 ghi kết quả tiếp vào bảng 44
-Đặt câu hỏi cho hs trả lời
Thí nghiệm này nhằm mục đích gì?
B3 : Làm mẫu thí nghiệm 6, 7 cho hs quan sát làm theo 
-Cho hs ghi kết quả vào bảng 44
Kết quả thí nghiệm này khẳng định điều gì?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét 
2-Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống
-Cho hs các kết quả của 3 câu trên liên hệ với câu tạo của tuỷ sống qua hình 44.1, 2 nêu rõ chức năng của từng thành phần
 ( chất xám, chất trắng) 
-Chốt lại cho hs nghe
Hđ3: Thu hoạch 
-Cho hs ghi lại kết quả như đã ghi ở thí nghiệm 
-Đánh giá giờ thực hành
Sự chuẩn bị và ý thức của hs
-Cho hs thu dọn vệ sinh
I./ Yêu cầu của bài thực hành
-Chia lớp ra theo yêu cầu gv 
-Bỏ dụng cụ mẫu vật ra bàn 
-Đọc sgk trả lời câu hỏi 
-Thảo luận trả lời 
-Phát biểu nhắc lại 
-Nghe 
II./ hướng dẫn thực hành
1-Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống
B1 : tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3 ghi kết quả vào bảng 44
-Nghe câu hỏi thảo luận trả lời 
-Tiến hành thí nghiệm 4, 5 ghi tiếp kết qua ûvào bảng 44
-Nghe câu hỏi trả lời 
-Quan sát gv làm mẫu thí nghiệm 6, 7 làm theo 
-ghi tiếp kết quả vào bảng 44
-Đại diện phát biểu
-Nhận xét 
-Nghe
2-Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống
-Đối chiếu các kết quả thí nghiệm với hình 44.1, 2 thảo luận để nêu rõ chức năng của các thành phần 
-Nghe gv chốt lại
III./ Thu hoạch
Hs làm bài thu hoạch
-Ghi lại kết nquả thí nghiệm ở bảng 44 theo yêu cầu gv
-Nghe gv đánh giá giờ thực hành
-Dọn vệ sinh
4. Củng cố : Nhắc lại vai trò của tủy sống
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 32
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        
Tuần : 25. 
Ppct : 47.. 
NS... ND
Bài 45: DÂY THẦN KINH TUỶ
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : -Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kình tuỷ giải thích được tại sao dây thần kinh tuỷ là dây pha?
* Kỹ năng : -Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích tình hình, kỹ năng hoạt động nhóm.
* Thái độ : Yêu quý môn học.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : hoạt động nhóm, đàm thoại, thuyết trình, biểu diễn trực quan.
3. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, tranh 51.1,2.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: ( không kiểm tra)
3. Bài mới : dây thần kinh tuỷ có cấu tạo như thế nào và nó có chức năng gì? đó là nội dung bài 45
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1:Tìm hiểu cấu tạo của dây thần kinh tuỷ
-Treo hình 45.1, 2 cho hs quan sát 
(?) Nêu các thành phần của tủy sống?
(?) Dây TK tuỷ có cấu tạo như thế nào? 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Nhận xét, chỉ vào tranh
-Gọi hs khác chỉ lại vào tranh
-Chốt lại cho ghi
Hđ2: Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tuỷ
-treo bảng 45 cho hs thảo luận giải thích hiện tượng
-Treo hình 45.2 cho hs quan sát và đọc sgk trả lời câu hỏi 
(?) Rễ tuỷ có chức năng gì?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Gọi hs khác nhắc lại 
-Rút ra tuỷ sống có chức năng gì?
-Chốt lại cho ghi
I/ Cấu tạo dây thần kinh tuỷ
-Quan sát hình 45.1, 2 trả lời câu hỏi 
-HS phát biểu đônmg2 thời lên chỉ vào tranh 
-HS phát biểu nhận xét.
-Chú ý nghe gv nhận xét quan sát hình 45.1
-Phát biểu 
TK: Dây thần kinh có cấu tạo gồm 31 đôi dây thần kinh tuỷ là các dây pha gồm các sợi dây thần kinh hướng tâm ( cảm giác) và các bó sợi thần kinh ly tâm
II/ Chức năng của dây thần kinh tuỷ 
-Quan sát hình 45.2 đọc bảng 45 và thí nghiệm thảo luận trả lời 
-Nghe câu hỏi thảo luận trả lời : rễ tuỷ có chức năng. Rễ tuỷ có rễ trước và rễ sau rễ trước dẫn truyền xung thần kinh rễ sau
-Nhận xét 
-Phát biểu nhắc lại 
-Dây thần kinh tuỷ có chức năng......
TK: Dây thnầ kinh tuỷ có chức năng dẫn truyền xung thần kinh. từ cơ quan cảm giác tới trung ương thần kinh và ngược lại.
4. Củng cố : 
4.1 Nêu cấu tạo dây TK tủy
4.2 Nêu chức năngh của dây TK tủy? Tại sao nói dây TK tủy là dây pha?
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 45
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        
Tuần : 25. 
Ppct : 48.. 
NS... ND
Bài 46: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO
NÃO TRUNG GIAN
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : X ác định được vị trí và các thành phần của trụ não. trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não. Xác định được vị trí và chức năng của tiểu não. Xác định được vị trí và chức năng của não trung gian.
* Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, kỹ na ... âu sự hình thành phản xạ có điều kiện và sự ức chế 
-So sánh các tính chất của phản xạ có điều kiện với phãn xạ không điều kiện
-Học bài chuẩn bị kiểm tra 1tiết 
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 53
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        
Tuần : 29. 
Ppct : 55.. 
NS... ND
Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
CẤP CAO Ở NGƯỜI
I . Mục tiêu 
* Kiến thức: -Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa phản xạ có điều kiện ở người, các động vật nói chung và thú nói riêng liên quan đến cấu tạo của não 
Nêu được vai trò của tiếng nói, chữ viết, khả năng tư duy trừu tượng ở con người 
* Kỹ năng: -Khả năng tư duy, suy luận 
* Thái độ: -Gd ý thức học tập
II. Chuẩn bị: 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp: Tích cực hoạt động nhóm,đàm thoại, thuyết trình 
3. Đồ dùng dạy học: Tranh cung phản xạ, tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết, tranh các vùng của vỏ đại não
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định: .
2. Kiểm tra bài cũ: 
2.1 Thế nào là PXCĐK? PXKĐK?
2.2 So sánh PXCĐK? PXKĐK?
3. Bài mới: sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện có ý nghĩa rất lớn trong đời sống bài hôm nay chúng ta tìm hiểu
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1:Tìm hiểu sự thành lập và ức chế PXCĐK
-Cho hs đọc sgk trang 166 thảo luận làm bài tập trang 166
-Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu có)
-Nhận xét thông báo đáp án đúng: PXCĐK:3, 5, 6. PXKĐK: 1, 2, 4
-Cho hs tìm thêm 2 vd cho mỗi phản xạ
-Lấy vd cụ thể 
-Chốt lại cho ghi
Hđ2: Tìm hiểu vai trò của tiếng và chữ nói
-Cho hs đọc sgk thảo luận trả lời câu
Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì?
-Gọi hs cho vd minh hoạ
-Gọi hs khác nhận xét
-Nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức
-Chốt lại nội sung cho hs ghi tiểu kết
Hđ3: Tìm hiểu tư duy trừu tượng ở con người 
-Phân tích vd: con gà, con trâu có điểm chungà xây dựng khái niệm động vậtàtổng kết lại cho hs ghi
I/ Sự thành lập và ức chế PXCĐK
-Đọc sgk thảo luận làm bài tập trang 166
-Phát biểu nhận xét bổ sung nếu có
-Nghe gv nhận xét 
-Đại diện nhóm phát biểu cho vd như : học tập, xây dựng, thói quen. 
-Nghe
TK: Sự thành lập phản xạ có điều kiện và ức chế có điều kiện là 2 qua1 trình thành thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhauà giúp cơ thể có thể thích ngi với điều kiện sống.
II/ Vai trò của tiếng nói và chữ viết
-Đọc thông tin trả lời câu hỏi 
-Nghe câu hỏi thống nhất đáp án trả lời : tiếng nói và chữ viết là kết quả cảu quá trình học tập
-Phát biểu cho vd
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe gv nhận xét
TK: Tiếng nói và chữ viết là tìn hiệu gây ra các phản xạ co điều kiện cấp cao. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
III/ Tư duy trừu tượng 
-Nghe gv phân tích vd khắc sâu kiến thức ghi tiểu kết
TK: Từ những thuộc tính chung của sự vật con người biết khái quát hoá thành những khái niệm. Đó là quá trình khái quát hoá, trừu tượng hoá, chúng là cơ sở tư duy trừu tượng
4. Củng cố : 
Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế PXCĐK 
Vai trò của tiếng nói và chữ viết
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 54
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        
Tuần : 29. 
Ppct : 56.. 
NS... ND
Bài 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : -Hiểu rõ ý nghĩa sh của giấc ngủ đối với sức khoẻ. Phân tích ý nghĩa của lao động và ngỉ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Nêu rõ được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh. Xây dựng cho bản thân 1 kế hoạch học tập và nghỉ ngơi 1 cách hợp lý để đảm bảo sức khoẻ cho học tập.
* Kỹ năng : -Rèn luyện kỹ năng tư duy khả năng liên hệ thực tế kỹ năng hoạt động nhóm
* Thái độ : -Gd ý thức vệ sinh giữ gìn sức khoẻ có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý. 
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Tích cực hoạt động nhóm,đàm thoại, thuyết trình, thông báo
3. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, tranh ảnh một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 
2.1: Nêu ý nhgiã của sự thành lập và ức chế PXCĐK trong đời sống con người?
2.2: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì?
3. Bài mới : Như ta đã biết hệ thần kinh điều hoà mọi hoạt động của cơ thể nếu để hệ thần kinh làm việc quá tải hoặc sử dụng chất kích thích có hại như thế nào đến hệ thần kinh muốn biết ta vào bài 54
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ
-Cung cấp thông tin cho hs : cho chó nhịn ăn 20 ngày chó vẫn sống. Mất ngủ 10-12 ngày chó chết cho hs thảo luận trả lời 
(?) Vì sao nói giấc ngủ là1 nhu cầu sinh lý?
(?) Giấc ngủ có ý nghĩa gì?
-Gọi đại diện nhóm khác nhận xét
-Thuyết trình nhu cầu về giấc ngủ ở các độ tuổi là khác nhau
Muốn có giấc ngủ tốt cần có điều kiện gì nêu những yếu tố ảnh hưởng đếnngủ?
-Gọi hs khác bổ sung
-Chốt lại cho ghi
Hđ2:Tìm hiểu lao động và nghỉ ngơi hợp lý
-Cho hs thảo luận trả lời câu hỏi 
Tại sao không nên làm việc quá sức, thức quá khuya?
-Gọi hs khác nhận xét
-Nhận xét 
Muốn không gây căng thẳng mệt mỏi cho hệ thần kinh ta làm gì?
-Chốt lại cho hs ghi
Hđ3: Tìm hiểu cách tránh lạm dụng chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
-Treo bảng 54 cho hs đọc thảo luận hoàn thành bảng
-Gọi đại diện lên bảng điền 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Sửa sai cho hs vẽ bảng
I/ Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ
-Nghe gv cung cấp thông tin tahỏ luận trả lời câu hỏi 
-Nghe câu hỏi thống nhất trả lời:vì giấc ngủ là 1 đòi hỏi tự nhiên cần hơn ăn
+Giấc ngủ phục hồi lại hoạt động cơ thể 
-Phát biểu
-Nghe gv thuyết trình 
-Trả lời câu hỏi trả lời : cơ thể phải sảng khoái, chỗ ngủ thuận lợi sạch sẽ
-Phát biểu 
TK: Ngủ là 1 quá trình ức chế của bộ não đảm bảo phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. Cần đảm bảo có 1 giấc ngủ tốt.
II/ Lao động và nghỉ ngơi hợp lý
-Thảo luận để trả lời câu hỏi 
-Nghe câu hỏi thảo luận phát biểu: tránh gây mệt mỏi cho hệ thần kinh.
-Phát biểu
-Nghe
-Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày
TK: Biện pháp để bảo vệ hệ thần kinh Lao động và nghỉ ngơi hợp lý
Đảm bảo giấc ngủ hằng 
Giữ gìn cho tâm hồn được thanh thản tránh suy nghĩ lo âu.
Xây dựng chế độ làm việc hợp lý
III/ Tranh lạm dụng chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
-Đọc bảng 54 hoàn thành bảng 
-Phát biểu điến bảng 54
-Phát biểu nhận xét
-Chú ý gv sửa vẽ bảng
TK: Nội dung bảng
4. Củng cố : Nêu ý nghỉa sh của giấc ngủ muốn có giấc ngủ tốt cần những điều gì
Vì sao không nên hút thuốc? Không uống rượu bia?
Vì sao cứ học 1 tiết lại nghỉ 5 phút?
5. Dặn dò : Học bài cũ, chuẩn bị kiểm tra 45 phút
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        
Tuần : 30. 
Ppct : 57.. 
NS... ND
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I . Mục tiêu 
* Kiến thức: Kiểm tra kiến thức đã học từ chương VI® chương VIII ® giúp học sinh khắc sâu kiến thức
* Kỹ năng : Tư duy, hệ thống hóa kiến thức
* Thái độ : Có ý thức học tập thu nhận kiến thức
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Kiếm tra
3. Đồ dùng dạy học : Đề kiểm tra
III. Ma trận hai chiều
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bài tiết
1.1(1đ)
(2,5đ)
Da
1.2(0,5đ)
1.4(0,5đ)
(0,5đ)
Thần kinh và giác quan
2(1đ)
3(2đ)
1.3(0,5đ)
4(2đ)
5(3đ)
(1đ)
Tổng 
(1đ)
(1đ)
(5đ)
(1đ)
(2đ)
(10đ)
A./Đề kiểm tra.
 Trắc nghiệm (3đ): 
Câu 1: Chọn ý đúng mỗi câu sau(2đ)
 1.1. Cơ quan bài tiết nào là chủ yếu và quan trọng nhất?
	a. Phổi thải khí cacbônic và hơi nước	c. Thận thải nước tiểu	
	b. Da thải mồ hôi	d. Hai câu a và b đúng
 1.2. Chức năng của da là:
	a. Bảo vệ cơ thể	c. Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt	b. Nhận cảm giác	d. Cả 3 câu a, b, c đều đúng
 1.3. Chức năng giữ thăng bằng cơ thể là của:
	a. Tiểu não	c. Hành não	b. Trụ não	d. Não trung gian.
1.4, Nhuộm tóc gây đỏ da, viền rìa tóc, có thể gây phù nề mặt là do:
A, Cơ thể đã phản ứng với các kháng nguyên của mĩ phẩm 	C, Vệ sinh da không sạch
B,Vệ sinh toc không sạch 	D, Hai câu b, c đúng
 Câu 2: Đánh dấu + vào ô đúng hoặc sai (1đ)
Đúng
Sai
1. Điểm mù và điểm vàng cùng nằm trên màng giác
3. Vỏ đại não là trung khu của các phản xạ có điều kiện
3. Phản xạ có điều kiện là phản xạ bẩm sinh, không phải luyện tập
4. Tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết
Phần tự luận: (7đ)
Câu 3: Vẽ cấu tạo của nơron điển hình và ghi chú thích đầy đủ? (2đ)
Câu 4: Cơ quan phân tích gồm những bộ phận nào? Trình bày cấu tạo của tai? (2đ)
Câu 5: Nêu nguyên nhân các tật cận thị và viễn thị, loạn thị ? Cách khắc phục? (3đ)
B./ Đáp án 
A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ)
 Câu 1: 1-c	2-d	3-a	4-a
 Câu 2: 1.S 	2.Đ 	3. S	4. Đ	
B. TỰ LUẬN: (7đ) 
Nội dung
Điểm
 Câu 3: Vẽ hình đúng, đẹp 
	 Chú thích đầy đủ 
Câu 4: * Cơ quan phân tích gồm 3 bộ phận: 	
 * Cấu tạo của tai: + Tai ngoài 
	 + Tai giữa 
	 + Tai trong 
 Câu 5: * Tật cận thị: + Nguyên nhân 
	 + Khắc phục 
	 * Tật viễn thị: + Nguyên nhân 
	 + Khắc phục 
 * Tật loạn thị: + Nguyên nhân
	 + Khắc phục 
(1,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
 4. Củng cố: 
5. Dặn dò: Học bài cũ, soạn trước bài 55
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        

Tài liệu đính kèm:

  • docChuongIX TK VA GIAC QUAN.doc