Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2022-2023

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Trình bày được quá trình tiêu hoá ở dạ dày gồm:

+ Các hoạt động.

+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.

+ Tác dụng của các hoạt động.

2. Năng lực:

- Nêu được cấu tạo cảu thành dạy dày.

- Phân biệt được hoạt động lý học và hoạt động hóa học ở dạ dày.

- Nêu được 1 số biện pháp giúp cho dạ dày khoẻ mạnh.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ nghiên cứu tài liệu, quan sát video.

- Báo cáo kết quả thảo luận đúng với nội dung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị:

- Máy tính, ty vi.

 2. Học liệu:

- Phiếu học tập.

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề: Tiêu hóa (Tiết 3)
 BÀI 27: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
Tuần 14
Tiết 13.
Ngày soạn: 05/12/2022 	
Ngày dạy : 06/12/2022 Kiểm diện: TS: 15. Vắng .
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Trình bày được quá trình tiêu hoá ở dạ dày gồm:
+ Các hoạt động.
+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.
+ Tác dụng của các hoạt động.
2. Năng lực:
- Nêu được cấu tạo cảu thành dạy dày.
- Phân biệt được hoạt động lý học và hoạt động hóa học ở dạ dày.
- Nêu được 1 số biện pháp giúp cho dạ dày khoẻ mạnh.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ nghiên cứu tài liệu, quan sát video.
- Báo cáo kết quả thảo luận đúng với nội dung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị:
- Máy tính, ty vi.
 2. Học liệu:
- Phiếu học tập.
- Link vào xem cấu tạo của dạ dày. 
(https://www.youtube.com/watch?v=J9gXCe2aaoc) 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 A. HĐ Mở đầu: 
a. Mục tiêu: 
- Xác định được nội dung cần nghiên cứu trong giờ học.
b. Nội dung.
- Kiểm tra sức khỏe.
c. Sản Phẩm.
- Trên phiếu test nhanh của hs.
d. Tổ chức thực hiện.
B1. Giao nhiệm vụ:
GV phát phiếu học tập cho hs.
Phiếu số 1. Hãy đánh x vào mục ứng với biểu hiện mà em mắc phải.
Những dấu hiệu
Đánh dấu (X)
Đau bụng vùng thượng vị	
Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
Đầy bụng, khó tiêu
Đại tiện ra máu
Buồn nôn hoặc nôn mửa
B2,Thực hiện nhiệm vụ:
- Hoàn thành phiếu học tập.
B3. Báo cáo.
- Gọi hs ngẫu nhiên trả lời băng kỹ thuật công não.
B4. Đánh giá& Kết luận.
ĐG: Tinh thần.................., Ý thức.........., Thái độ......................
ĐG vầ sản phẩm: Có nghiên cứu và đối chiếu đúng với tình trạng cơ thể .
GV : Đánh giá.
B5. KL:
? Những biểu hiện trên có thể là do bị ảnh hưởng của cơ quan nào?Cơ quan đó có cấu tạo và hoạt động sinh lý như thế nào trong cơ thể?
B. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức:
a. Mục tiêu.
- Đặc điểm cấu tạo dạ dày
- Hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.
- Trách các tác nhân có hại cho dạ dày.
b. Nội dung.
- HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm.
- HS dự kiến sản phẩm.
d. Tổ chức thực hiện.
B1. Giao nhiệm vụ.
NV1. QS tranh cấu tạo của dạ dày. 
(https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Faqv.edu.vn%2Fcau-tao-cua-thanh-da-day%2F&psig=AOvVaw3A8ir2FZvIOjWTyAnx519R&ust=1670403680821000&source=images&cd=vfe&ved=0CBAQjRxqFwoTCIj1veLQ5PsCFQAAAAAdAAAAABAE
NV 2. https://www.google.com/search?q=phim+ti%C3%AAu+h%C3%B3a+%E1%BB%9F+d%E1%BA%A1+%C4%91ay&source=lmns&tbm=vi
NV3. Trở lời câu hỏi.
? Trình bày cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hóa?
? Nêu chức năng của dạ dày với cơ thể/
? Làm gì để bảo vệ dạ dày?
B2. Thực hiện nhiệm vụ.
Quan sát
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi?
B3. Báo báo.
Báo cáo nhóm theo kỹ thuật phong tranh.
B4. Đánh giá.
GV: đánh giá ý thức......
HS: Tự đánh giá. (GV Chiếu đáp án, hs đối chiếu)
B5. Kết luận.
I.Cấu tạo của dạ dày:
- Từ ngoài vào trong, dạ dày có cấu tạo gồm 5 lớp là:
- Thanh mạc: Lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày
- Tấm dưới thanh mạc
- Lớp cơ: Có 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
- Tấm dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày
II. Tiêu hóa ở dạ dày.
Ở dạ dày có diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau:
- Biến đổi lý học:
+ Dạ dày tiết dịch vị giúp hòa loãng thức ăn.
+ Dạ dày co bóp mạnh và nhào trộn, làm nhuễn thức ăn thấm đều dịch vị.
+ Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.
- Biến đổi hóa học: 
+ Dịch vị (enzyme pepsin) giúp phân cắt protein thành các chuỗi acid amin ngắn.
III. Bảo vệ dạ dày.
-Loại bỏ stress: stress có thể làm mất cân bằng tiêu hóa đồng thời làm giảm đi sự ngon miệng của nhiều người. Stress cũng khiến nhiều bệnh lý, chẳng hạn như viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích, trở nên nghiêm trọng hơn.
Giải pháp cho tình trạng này là tránh ăn uống khi đang cảm thấy căng thẳng. Nên giữ cho không khí bữa ăn hàng ngày vui vẻ và thoải mái.
- Đừng hút thuốc: Hút thuốc có thể làm yếu đi các cơ vòng thực quản và khiến cho axit từ dạ dày di chuyển ngược trở lại, gây ra chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Ngoài ra hút thuốc cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn uống khi đang di chuyển, làm việc... rất tiện lợi, phù hợp với lối sống bận rộn ngày nay. Tuy nhiên thói quen tưởng chừng như vô hại này lại ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày, thậm chí tàn phá hệ tiêu hóa.
Hãy áp dụng một số nguyên tắc sau để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ; Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính; Không bỏ bữa; Không ăn quá no trước khi đi ngủ. Kết thúc bữa tối ít nhất là 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ; Uống nhiều nước; Giảm cân
- Hạn chế uống rượu, bia: Uống rượu, bia quá mức có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày, gây ợ hơi và dẫn tới nhiều rối loạn về tiêu hóa khác.
- Nội soi dạ dày ngay khi có các dấu hiệu bất thường: Nội soi dạ dày được đánh giá là phương pháp tối ưu giúp phát hiện và chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên cảm giác sợ hãi, nỗi ám ảnh buồn nôn và khó chịu mỗi lần phải nội soi khiến nhiều người trì hoãn việc thăm khám. Chính điều này đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm do bệnh đã tiến triển phức tạp.
C. HĐ. Luyện tập.
a. Mục tiêu.
- Củng cố kiến thức về tiêu hóa ở dạ dày.
b. Nội dung.
BT trắc nghiệm.
c. Sản phẩm.
- Hoàn thành bài tập.
d. Tổ chức thực hiện.
*Giao nhiệm vụ.
B1. Làm bài tập theo trò chơi ( ai nhanh hơn).
Câu hỏi.
Câu 1. Dạ dày được cấu tạo bởi mấy lớp cơ bản ?
A. 3 lớp      B. 4 lớp
C. 2 lớp      D. 5 lớp
Câu 2. Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ?
A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng
B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo
D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
Câu 3. Tuyến vị nằm ở lớp nào của dạ dày ?
A. Lớp niêm mạc
B. Lớp dưới niêm mạc
C. Lớp màng bọc
D. Lớp cơ
Câu 4. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá
A. prôtêin.
B. gluxit.
C. lipit.
D. axit nuclêic.
Câu 5. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ?
A. 1 – 2 giờ
B. 3 – 6 giờ
C. 6 – 8 giờ
D. 10 – 12 giờ
Câu 6. Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ?
A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.
B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
B2, Thực hiện nhiệm vụ.
Cả lớp làm việc cá nhân.
B3. Báo cáo.
Đổi bài xoay vòng
B4. Đánh giá.
HS đánh giá.
B5. Kết luận.
GV tóm tắt bằng sơ đồ tư duy ( GV Viết lên bảng)
D. HĐ Vận dụng.
a. Mục tiêu.
- Bảo vệ dạ dày hàng ngày.
b. Nội dung.
- Câu hỏi.
c. Sản phẩm.
- HS trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện.
B1. Trả lời câu hỏi.
? Đề suất các biện pháp bảo vệ dạ dày.
B2. Thực hiện nhiệm vụ :
-HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
B3. Báo cáo.
BC bằng kỹ thuật công não.
B4. Đánh giá.
GV đánh giá.
B5. Kết luận.
-Tránh làm lạnh dạ dày:Sau một đêm ngủ dậy, cơ thể cần từ từ thức tỉnh. Lúc này, nếu vội kích thích dạ dày ngay bằng một ly nước lạnh hay một cốc sữa lạnh thì nguy cơ gây kích ứng đường tiêu hóa, dẫn đến co thắt đường tiêu hóa là khá cao.
Sáng ngủ dậy ăn những món lạnh cũng có thể dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng tăng cao. Vì vậy, sáng thức giấc nên dùng những món ấm nóng để tránh gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, phòng ngừa các triệu chứng như đau dạ dày, đau bụng.
-Không để dạ dày đói :Những người mắc bệnh về dạ dày thường có chung một đặc điểm là có chế độ ăn uống thất thường. Nếu sáng ngủ dậy mà không ăn sáng thì acid trong dạ dày sẽ không được thức ăn trung hòa, từ đó dễ làm lượng acid trong cơ thể tăng cao, gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
-Không để dạ dày no:Sáng không ăn gì thì sợ đói mà ăn nhiều quá cũng lại sợ no. Thực tế, bữa sáng dù rất quan trọng nhưng cũng chỉ nên ăn sáng vừa đủ chứ không nên ăn no căng bụng. Vì ăn quá no vào bữa sáng sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, từ đó dễ dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch tiêu hóa như acid dịch vị, dịch tụy, dịch mật, làm vượt quá khả năng bài tiết, gây rối loạn tiêu hóa.
* Hướng dẫn về nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
Đọc mục “Em có biết”
Chuẩn bị trước bài 28 “Tiêu hoá ở ruột non”
* Rút kinh nghiệm bài học:
*********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_8_bai_27_tieu_hoa_o_da_day_nam_hoc_2022.docx