Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ( miệng ) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.

 - Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.

 - Trình bày được các hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện được kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức.

- Vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

- Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa.

3. Thái độ, hành vi:

- Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.

- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa để có sức khỏe tốt

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 4995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09 / 11 / 2011 
Bài 25 (Tiết 26): TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ( miệng ) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
 - Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.
 - Trình bày được các hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ, hành vi:
- Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa để có sức khỏe tốt 
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng.
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án.
- Hình ảnh và clip trên Powerpoint .
2.Chuẩn bị của học sinh:	
- Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.
- Kẻ bảng 25 vào vở
III.Tiến trình tiết dạy
1. Ôn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Kể tên các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa 
Câu 2 : Trình bày các giai đoạn của quá trình tiêu hóa và nêu vai trò của tiêu hóa
3. Bài mới: 34’
Đặt vấn đề: Hệ tiêu hóa của con người bắt đầu từ cơ quan nào? Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ cơ quan nào? (Khoang miệng). Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
15p
17p
Hoạt động 1
TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hình GV treo lên bảng trao đổi nhóm hoàn thành câu hỏi: Khi thức ăn vào miệng sẽ có những hoạt động nào xãy ra ?
HS: + Tiết nước bọt
+Nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn....
+ Biến đổi lí học và biến đổi hóa học.
GV: Khi nhai cơm, bánh mì trong miệng lâu cảm thấy ngọt . Vì sao ?
HS: Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta coa cảm giác ngọt.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 25 SGK
HS: thảo luận cử đại diện 1 – 4 nhóm trình bày các nhóm còn lại bổ sung.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải nhai kĩ thức ăn ?
HS: Tạo điều kiện cho thức ăn ngấm dịch nước bọt, để có thể biến đổi 1 phần tinh bột thành đường mantozo.
Hoạt động 2.
NUỐT VÀ ĐẨY THỨC ĂN QUA THỰC QUẢN
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 25-3 và quan sát hình ảnh trên máy chiếu, thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi trang 82.
GV: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
HS: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng tới thực quản
GV: Lực đẩy viên thức ăn từ thực quản xuống dạ dày được tạo ra như thế nào? 
HS: Lực đẩy viên thức ăn tới thực quản, tới dạ dày tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của cơ quan thực quản.
GV: Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí và hoá học không?
HS: Thời gian đi qua thực quản rát nhanh (2-4s) nên thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học.
GV: Khi uống nước, quá trình nuốt có giống với nuốt thức ăn không ? Vì sao ?
HS: Không giống vì nước sẽ tự trôi từ miệng xuống thực quản mà không cần lưỡi đẩy.
GV: Tại sao người ta khuyên trong khi ăn không nên cười đùa ?
HS: Nắp thanh quản khi đó có thể sẽ không được đậy lại (vì đang cười đùa) nên thức ăn sẽ đi vào đường thanh quản dẫn đến bị sặc hoặc khó thở
GV: Tại sao khi đi ngủ không nên ăn kẹo, đường ?
HS: Vì các vi sinh vật trong miệng sẽ hoạt động dẫn đến bị sâu răng.
I. Tiêu hóa ở khoang miệng
 Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:
 - Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
 + Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt tạo viên vừa để nuốt.
 - Biến đổi hóa học: Hoạt động của Enzim trong nước bọt.
 + Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường Mantôzơ.
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
- Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản.
- Thức ăn qua tực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản
IV. Kiểm tra đánh giá: 5’
 - Tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra những quá trình nào ? Nêu diễn biến của từnh quá trình?
 - Khi uống nước, quá trình nuốt có giống với nuốt thức ăn không ? Vì sao ?
 - Tại sao người ta khuyên trong khi ăn không nên cười đùa ?
 - Tại sao khi đi ngủ không nên ăn kẹo, đường ?
 V. Dăn dò: 2’
 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK vào vở bài tập.
 - Đọc “ Em có biết “ ?
 - Đọc bài 27, kẻ bảng 27 vào vở và trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu
 - GV nhận xét lớp.
Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng
Biến đổi thức ăn ở khoang miệng
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Tiết nước bọt
- Nhai
- Đảo trộn thức ăn
- Tạo viên thức ăn
- Các tuyến nước bọt
- Răng
- Răng, lưỡi, các cơ môi và má
- Răng, lưỡi, các cơ môi và má
- Làm ướt và mềm thức ăn
- Làm mềm và nhuyễn thức ăn
- Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt
- Tạo viên thức ăn và nuốt
Biến đổi hoá học
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
- Enzim amilaza
- Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 26.doc