Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 24: Nguyễn tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 24: Nguyễn tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2009-2010

Yêu cầu 1HS đọc phần in nghiêm đầu bài.

- GV đặt vấn đề vào bài : Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có tính chất như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.

- GV mô tả thí nghiệm của Bơ – rao như trong sgk.

+ H : Vì sao các hạt phấn hoa lại chuyển động không ngừng trong nước?

=> GV đặt vấn đề vào phần II.

- Từ trò chơi đẩy quả bóng của các HS hình 20.1 sgk, GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.

- Từ các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS đi đến kết luận : Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 24: Nguyễn tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 01/02/2010
Ngày dạy : 03/02/2010
TIẾT 24 : NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp học sinh :
Biết được các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng.
Biết được khi nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh..
2 . Kĩ năng : 
Phân tích thí nghiệm, tìm hiểu hiện tượng và rút ra kết luận.
Vận dụng kiến thức, giải thích và trả lời các câu hỏi và bài tập.
3 . Thái độ :
Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong các hoạt động nhóm. 
II . Chuẩn bị : 
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 20 sgk.
Đối với cả lớp : tranh vẽ và bộ thí nghiệm hình 20.4 sgk.
2 . Học sinh :
Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 20 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ : 
HS1 : Các chất được cấu tạo như thế nào? Làm bài tập 19.2 SBT.
HS2 : Làm bài tập 19.1, 19.4 SBT?	
3 . Bài mới :
Hoạt động học của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Đọc phần in nghiêng đầu bài.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thí nghiệm của Bơ – rao.
- Lắng nghe. 
+ Dự đoán và đưa ra phương án. 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự chuyển động của nguyên tử, phân tử.
- Thào luận trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ.
- Đọc thông tin trong sgk trả lời các câu hỏi của GV.
+ Các hạt phấn hoa sẽ chuyển động nhanh hơn khi ta tăng nhiệt độ của nước.
+ H : Các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh chứng tỏ các phân tử nước chuyển động càng nhanh.
+ H : Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
- Lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 5: Vận dụng – Tổng kết.
- Quan sát, đọc C4.
- Thảo luận trả lời C4 theo yêu cầu của GV. 
+ C4. Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới và xen vào khoảng cách của nhau. Do đó nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau.
- Lắng nghe.
- Trả lời các câu C5, C6, C7 phần vận dụng theo hướng dẫn của GV.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu 1HS đọc phần in nghiêm đầu bài.
- GV đặt vấn đề vào bài : Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có tính chất như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.
- GV mô tả thí nghiệm của Bơ – rao như trong sgk.
+ H : Vì sao các hạt phấn hoa lại chuyển động không ngừng trong nước? 
=> GV đặt vấn đề vào phần II.
- Từ trò chơi đẩy quả bóng của các HS hình 20.1 sgk, GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.
- Từ các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS đi đến kết luận : Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk, trả lời các câu hỏi sau : 
+ H : Các hạt phấn hoa sẽ chuyển động như thế nào nếu ta tăng nhiệt độ của nước?
+ H : Các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh chứng tỏ các phân tử nước chuyển động như thế nào?
+ H : Như vậy, sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ?
- GV nhận xét và chốt lại về mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử với nhiệt độ.
- GV cho HS quan sát hình 20.4 sgk và cốc thí nghiệm đã chuẩn bị trước.
- Yêu cầu 1HS đọc C4.
- Cho HS thảo luận trả lời C4.
- GV nhận xét, lưu ý HS về hiện tương khuếch tán
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu C5, C6, C7 phần vận dụng.
- Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết.
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 21 sgk.
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 24 : NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
I . Thí nghiệm Bơ – rao. sgk.
 II . Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
C1. Hạt phấn hoa.
C2. Phân tử nước.
C3. Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ.
Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
IV. Vận dụng.
C4. Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới và xen vào khoảng cách của nhau. Do đó nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau.
C5.
C6.
C7. Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 24.doc