Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 2: Cấu tạo cơ thể người

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 2: Cấu tạo cơ thể người

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Kể tên được các cơ quan trong cơ thể người.

- Xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình.

- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan.

2. Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát phát hiện và nhận biết kiến thức.

- Rèn khả năng tư duy logic.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Về hành vi, thái độ

Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phương pháp dạy học chủ yếu

- Biểu diễn kênh hình – tìm tòi bộ phận, phát hiện kiến thức.

- Vấn đáp – tái hiện thông báo và phát hiện kiến thức.

2. Phương tiện dạy học chủ yếu

- Hình 2.1 – 2.3 SGK phóng to trên màn hình chiếu.

- Bài soạn trên POWERPOINT.

- Máy vi tính, máy chiếu projecter, màn hình.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 2: Cấu tạo cơ thể người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Bài 2. CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức
- Kể tên được các cơ quan trong cơ thể người.
- Xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình.
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan.
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát phát hiện và nhận biết kiến thức.
- Rèn khả năng tư duy logic.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Về hành vi, thái độ
Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phương pháp dạy học chủ yếu
- Biểu diễn kênh hình – tìm tòi bộ phận, phát hiện kiến thức.
- Vấn đáp – tái hiện thông báo và phát hiện kiến thức.
2. Phương tiện dạy học chủ yếu
- Hình 2.1 – 2.3 SGK phóng to trên màn hình chiếu.
- Bài soạn trên POWERPOINT.
- Máy vi tính, máy chiếu projecter, màn hình. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: 1. Cho biết nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh?
2. Nêu những phương pháp cơ bản học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh?
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Các em có biết phải bao nhiêu cỗ máy mới có thể làm được tất cả các công việc mà cơ thể con người làm? Cơ thể chúng ta có thể chạy và nhảy, tự nuôi sống và phục hồi, cười và khóc Khám phá cơ thể con người thật lôi cuốn và cũng dễ nữa, bởi lẽ mỗi chúng ta là một cơ thể mà. Cơ thể chúng ta thật thú vị nên khó mà biết được nên bắt đầu từ đâu. Có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu nhìn khái quát cơ thể người trước đã, chúng ta vào bài:
Chương I: KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI
Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
b. Cấu trúc bài dạy
Hoạt động 1
TÌM HIỂU CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu: Hãy kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?
- GV chiếu hình 2.1, 2.2 và yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi của mục ▼SGK:
+ Cơ thể gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
+ Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
+ Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?
+ Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thông báo ý đúng, cuối cùng chốt lại (nêu đáp án đúng) trên màn hình.
- GV thông báo: cơ thể chúng ta có nhiều hệ cơ quan. Mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. Chúng ta có thể tưởng tượng cơ thể mình như một người máy (robot) được tạo ra từ rất nhiều bộ phận máy móc và mỗi phần có trách nhiệm làm một công việc để giữ cho robot luôn làm việc.
- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin ■ mục I.2- SGK, dựa vào hiểu biết đã có để thực hiện lệnh ▼SGK. GV chiếu bảng 2, phát PHT cho HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa và chính xác hoá kết quả điền bảng trên màn hình.
- HS nhớ lại kiến thức lớp 7 kể đủ 7 hệ cơ quan: hệ tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh, vận động, sinh dục.
- HS quan sát tranh hình trong SGK và trên màn hình chiếu, trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.Yêu cầu trả lời được:
+ Cơ thể người gồm 3 phần.
+ Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng.
- Đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS nghe và tiếp thu
 HS đọc thông tin, trao đổi nhóm, hoàn thành bảng 2 - tr9 (SGK) trên PHT.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
I.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong 1 chuan.doc