Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT - Mỹ Anh

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT - Mỹ Anh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp cảm xúc và tâm hồn trong sáng của trẻ thơ thông qua những dòng hồi ức chân thành, giàu sức biểu cảm của các nhân vật trong 2 vb “Tôi đi học” – Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.

- Nắm được đặc điểm về bố cục và tính thống nhất về chủ đề của vb thông qua 2 vb được học.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích tâm lý nhân vật.

- Xây dựng bố cục của vb đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

3. Thái độ:

- Trân trọng những kí ức của tuổi thơ.

- Biết yêu quý, trân trọng tình cảm gia đình; lên án những tư tưởng tiêu cực, cổ hủ, lạc hậu.

- Có ý thức, thái độ học tập đúng đắn.

- Có thái độ chủ động, tự giác và hợp tác trong học tập.

 

docx 198 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT - Mỹ Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
VĂN BẢN TỰ SỰ - CHỦ ĐỀ VÀ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp cảm xúc và tâm hồn trong sáng của trẻ thơ thông qua những dòng hồi ức chân thành, giàu sức biểu cảm của các nhân vật trong 2 vb “Tôi đi học” – Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.
- Nắm được đặc điểm về bố cục và tính thống nhất về chủ đề của vb thông qua 2 vb được học. 
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tâm lý nhân vật.
- Xây dựng bố cục của vb đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ: 
- Trân trọng những kí ức của tuổi thơ.
- Biết yêu quý, trân trọng tình cảm gia đình; lên án những tư tưởng tiêu cực, cổ hủ, lạc hậu. 
- Có ý thức, thái độ học tập đúng đắn.
- Có thái độ chủ động, tự giác và hợp tác trong học tập.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực phát hiện, tự học, hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng Tiếng Việt, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Soạn bài. Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, từng cá nhân HS..
- Chuẩn bị một số ngữ liệu có liên quan đến bài học.
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Cơ sở hình thành chủ đề: chủ đề được xây dựng từ những nội dung kiến thức SGK trong 6 tiết với 2 văn bản: “Tôi đi học” – Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồn tích hợp với 2 bài TLV là Bố cục trong vb và Tính thống nhất về chủ đề của vb.
2. Cấu trúc nội dung chủ đề:
Cấu trúc nội dung chủ đề theo từng tiết 
Các mức độ câu hỏi, bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tiết 1,2
- Những hiểu biết về h/c sáng tác các vb“Tôi đi học”.
- Xác định kiểu văn bản.
- Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
- Nêu được ý nghĩa của một số hình ảnh so sánh
- Tóm tắt văn bản
- Phân tích văn bản để thấy đc vẻ đẹp cảm xúc của nv “tôi” khi nhớ về những KN ngày tựu trường đầu tiên.
Tiết 3,4
- Những hiểu biết về h/c sáng tác các vb“Trong lòng mẹ”.
- Xác định kiểu văn bản.
- Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
- Tóm tắt văn bản
- Nêu được ý nghĩa nhan đề
- Phân tích văn bản để thấy đc cảm xúc, tâm trạng của nv chú bé Hồng trong cuộc nói chuyện với người cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ, hp khi gặp mẹ và được ở trong lòng mẹ.
Tiết 5
- Xđ đc bố cục của vb.
- Mqh giữa các phần trong vb.
- Cách bố trí, sắp xếp nd phần Tb của vb.
- Nêu được cách trình bày ý trong bài tập
- Lựa chọn ý và sắp xếp hợp lí theo yêu cầu BT.
- Viết đoạn văn và nêu bố cục.
Tiết 6
- Thế nào là câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và v.trpf của nó.
- Nắm đc tính thống nhất về chủ đề của vb.
- Phát biểu nội dung chính của văn bản trong ví dụ
- Nhắc lại những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mình và cảm xúc của bản thân về buổi tựu trường đó
- Viết đoạn văn và chỉ ra tính thông nhất về chủ đề.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ngày soạn: 02/9/2021
Ngày dạy
8A: 08 /9
8B: 08/9
8C:10/9
Tiết 1+2
TÔI ĐI HỌC 
 (Thanh Tịnh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Kiến thức:
- Qua tiết học giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2- Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức – biểu cảm.
- Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài: Các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; với bài “Cổng trường mở ra”, lớp 7 và tích hợp vs phần TLV qua bài Bố cục của vb, Tính thống nhất về chủ đề của vb.
3-Thái độ:
- Yêu mái trường, thầy cô, bạn bè.
- Có ý thức cố gắng học tập, rèn luyện.
4- Định hướng hình thành và phát triên năng lực:
- Năng lực phát hiện, tự học, hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng Tiếng Việt, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Chân dung nhà văn Thanh Tịnh.
2. HS: - Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: (1’)kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. (2’)Kiểm tra vở bài tập của HS.
* Vào bài mới: (1’) Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ.Đặc biệt, càng đáng nhớ hơn là những kỷ niệm, những ấn tượng trong ngày tựu trường đầu tiên.Tng “Tôi đi học” diễn tả xúc cảm ấy ở nhân vật tôi gieo vào lòng ta bao nỗi niềm bâng khuâng, bao rung cảm nhẹ nhàng trong sáng. Đọc truyện ngắn này, chúng ta như được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để sống lại những kỷ niệm mơn man ấy.- GV cho HS xem 1 số h/a HS cắp sách đến trường. Cho HS NX – GV gt bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (15’)
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh.
- Học sinh nêu Giáo viên bổ sung:
+ Trần Văn Ninh -> 6 tuổi đổi tên là Thanh Tịnh (trẻ em thường gọi là Lý Tịnh). 
+ Học tiểu học và trung học ở Huế, sau đó đi làm ở sở tư -> dạy học, viết văn. 
+ Ô có mặt & stác trên n` l.vực: Tr.dài, Tng, thơ, ca dao, bút ký, vh ... (Đbiệt t.công ở Tng & thơ)
+ Cảnh một vùng nc Thừa Thiên và h.ả n’ cô gái hiền dịu là n’ sáng tác cảm động ~ của ông. 
+ Sở trường of ô vs T.Lam, Hồ Dzếnh là diễn tả rất tinh tế đs nội tâm thầm kín của nv với n’ tình cảm, c.giác tinh vi, n’ ước mơ nhỏ bé hiền lành, n’ k/khao đời thường bình dị, n’ ngd nghèo, n’ PN.
? G.thiệu xuất xứ of tp? Tập truyện Quê mẹ (cùng với “Gió lạnh đầu mùa”, “Sợi tóc” của Thạch Lam) là những đóng góp quan trọng trong kho tàng truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
- GV hdẫn học sinh đọc tp (Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu) -> G đọc mẫu 1 đoạn -> gọi H đọc nối tiếp đến hết -> G nhận xét.
- Gọi H đọc & giải thích 1 số từ khó.
? Xđ t.loại & PTBĐ of vb.
Kỷ niệm ngày đầu đến trường của tôi được kể theo trình tự thời gian không gian nào?
 ->Cảm nhận của tôi trên đường tới trường->lúc ở sân trường->trong lớp học.
Những cảm xúc của nhân vật tôi tương ứng với các đoạn văn bản nào?
Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc nhất trong em? ->H/s tự bộc lộ
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả.
- Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh (1911-1988)
- Quê: Ngoại ô TP- Huế.
- Từng dạy học, viết báo, làm văn.
- Có sở trường và đóng góp nhiều ở thể loại truyện ngắn.
- P/cách nt: khai thác, thể hiện những vẻ đẹp đằm thắm; vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, êm dịu.
- Các tác phẩm của ông toát lên 1 tình cảm êm dịu, trong trẻo, đằm thắm với 1 phong cách nhẹ nhàng sâu lắng, đậm chất trữ tình, giàu chất thơ.
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Trích trong “Quê mẹ” (XB năm 1941).
- Đọc - Giải thích từ khó: SGK
- Thể loại – PTBĐ:
 + Truyện ngắn
 + PTBĐ : TS k.hợp vs MT & BC.
- Bố cục : Là dòng hồi tưởng của nv tôi
Gồm 3 phần
 +P1: Từ đầu........trên ngọn núi
 +P2: Tiếp............được nghỉ cả ngày nữa
 +P3: Còn lại
Hoạt động 2: (20’) 
- Gọi học sinh đọc lại đoạn đầu 
Nhân vật tôi khiến “tôi” nhớ lại những kỷ niệm ngày tựu trường trong hoàn cảnh nào? 
- Cảnh sắc thiên nhiên, thời tiết, khí hậu: cuối thu lá rụng nhiều, mây bay bàng bạc ... mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ ...
- Hình ảnh lá cuối thu gắn với mùa khai trường -> “ tôi” bỗng sống lại với những kỉ niệm của 1 thời ...
Ấn tượng về cảm xúc trong ngày tựu trường được “tôi” liên tưởng đến hình ảnh nào?
- Hình ảnh so sánh: Cảm giác trong sáng nảy nở -> bông hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- Ý nghĩa: vừa đẹp, vừa tươi tắn, trong trẻo vẫn còn nguyên vẹn bằng sự xúc động chân thành.
* Giáo viên Mở đầu dòng cảm xúc ấy là tâm trạng nhân vật tôi khi đến trường ... 
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh khi tôi đến trường.
- Khung cảnh: cuối thu – Sương thu
 - Lá rụng
 - Gió lặng
 - Mây bàng bạc
? Trong khung cảnh đó, “tôi”có cảm nhận ntn về con đường và cảnh vật xung quanh mình. 
- Học sinh nêu-> giáo viên chốt 
? Chi tiết nào cho thấy “tôi” muốn thử sức mình, khẳng định mình.
- Ghì chặt 2 quyển vở, xóc lên, nắm lại.
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
? Khi mẹ trả lời “Mẹ cầm cho” trong tôi xuất hiện ý nghĩ gì?
- Ý nghĩ: chắc chỉ ng` thạo mới cầm nổi bút thước.
? Suy nghĩ ấy được liên tưởng với hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh đó?
- Như một làn mây lướt ngang qua ngọn núi
-> suy n’ đó cho thây tâm hồn ngây thơ, trong sáng của chú bé. Báo hiệu sự t.đổi trg n.thức of b.thân; tự thấy m` lớn lên, có YT trg việc học hành.
- Song cảm xúc bao trùm vẫn là sự hội hộp, chờ đợi đến trường? Từ đó, ta nhận xét gì về tâm trạng nhân vật tôi trên đường tới trường.
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT. (49’)
1. Cảm nhận của nhân vật “tôi”:
a. Trên đường tới trường.
-T/g:buổi sáng cuối thu->khai trường
- Không gian:trên con đường làng dài và hẹp
-> Đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tg ở quê hương.
- Cảm giác “ quen mà lạ” là dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé ngày đầu tới trường.
- Thấy: 
 + Mình trang trọng, đứng đắn.
 + Muốn, khẳng định, thử sức mình
-> Muốn tự mình đảm nhiệm việc học
tập, muốn được chững chạc như bạn, không thua kém bạn.
=>Cậu bé là một người thích học, rất nghiêm túc trong học hành.
=> Cảm xúc mới lạ, hồi hộp, háo hức được đến trường, vừa bỡ ngỡ, vừa ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng.
3. Hoạt động luyện tập.
- PP: gợi mở, vấn đáp.
- KT: Đặt câu hỏi.
? Đọc đoạn thơ, bà thơ nói về học trò, tình bạn, mái trường?
? Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ đó?
* Bài 1.
4. Hoạt động vận dụng.
? Em hãy kể một kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Sưu tầm những bài văn, bài thơ hay viết về mái trường, thầy cô, bạn bè.
* Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản.
* Soạn tiếp phần còn lại của văn bản “ Tôi đi học” ( Tâm trạng của nhân vật tôi theo những dòng hồi tưởng về buổi tựu trường đầu tiên)
Tiết 2
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức. (1’)
* Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và vb “ Tôi đi học”?
? Hãy phân tích diễn bến tâm trạng của nhân vật “ Tôi” - Tôi đi học, khi cùng mẹ đi đến trường?
* Vào bài mới.
 - GV cho HS hát bài “ Mái trường mến yêu”. Cho HS NX – GV gt bài.
 Tiếp nối cảm xúc của nhân vật tôi khi đến trường, tâm trạng của tôi có sự thay đổi như thế nào khi đến trường -> cô và các em tiếp tục tìm hiểu vb “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* HĐ 1: (29’) H.dẫn H tìm hiểu nd tiếp theo của tiết 1
- Gọi học sinh đọc lại đoạn 2
? Cảm nhận đầu tiên của nv tôi khi đứng trước ngôi trường được thể hiện qua n’ chi tiết nào?Chi tiết đó cho thấy điều gì?
- Trước sân trường dày đặc người.
- Ai cũng áo quần sạch sẽ.
- Gương mặt sáng sủa tươi vui.
? Có gì khác so với mấy hôm trước đó?
- Trước: Xa lạ, cao ráo sạch sẽ.
- Na ... ang Dũng (Bùi Đình Diệm) (1921 -
1988)
Quang Dũng - Đan Phượng - Hà Tây
- Là nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ.
- Tp chính:
+ Mùa hoa gạo T.ngắn- 1950)
+ Rừng biển quê hương(1957)
+ Đường lên châu Thuận( 1964)
+ Rừng về xuôi(Truyện kí-1970)
+ Nhà Đồi( Truyện kí-1970)
+ Gương mặt hồ Tây( 1984)
+ Mây đầu ô(1986) 
4
Xuân Quỳnh
(1942-
1988)
Xuân Quỳnh - 
La Khê - Hà Đông - Hà Tây
* Tác phẩm chính( thơ):
+ Hoa dọc chiến hào( tập thơ)
+ Tơ tằm chồi biếc( tập thơ)
+ Hoa cỏ may( tập thơ)
+ Sân ga chiều em đi( tập thơ)
+ Tự hát( thơ)
+ Chuyện cổ tích về loài ng` (thơ)
* Truyện ngắn:
+ Bao giờ con lớn?
+ Chú gấu trong vòng đu quay.
+ Mùa xuân trên cánh đồng.
+ Bến tàu trong thành phố.
5
N.Mạnh Khải (1930 – 2008)
Nguyễn Khải - 
Hà Nội
“Xung đột” (1953-1962), “Mùa lạc” (1960), “Chiến sĩ” (1973), “Gặp gỡ cuối năm” (1982), “Thời gian của người” (1985), v.v
6
Nguyễn Tuân
(1910 – 1987)
Nguyễn Tuân, Nhất Lang, Thanh Hà,Thanh Thuỷ - Phố Hàng Bạc (nay là phường Nhân Chính- Thanh Xuân-HN.
Ngột Lôi Nhật,
Ngột Lôi Quật,
Ân Ngũ Tuyên,
Tuấn Thừa Sắc.
“Vang bóng một thời” (1933), “Sông Đà” (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi
7
Nguyễn Sen (1920 – 2014)
Tô Hoài
Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội
“Dế mèn phiêu lưu ký”, “Truyện Tây Bắc”, “Mười năm”, “Miền Tây”, “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, “Tự truyện”, v.v
8
Nguyễn Đ. Thi
(1924 – 2003)
Nguyễn Đình Thi
Sinh tại Luongphabang (Lào), quê ở Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Truyện: Xung kích, Bên bờ sông Lô,
- Thơ: Đất nước, Bài thơ hắc Hải.
- Bài hát Người HN, Diệt phát xít,
9
Nguyễn Đình Lễ sau đổi thành Thứ Lễ 
(1907 – 1989)
Thế Lữ, Lê Ta
- Gia Lâm, Hà Nội
Vàng và máu, Nhớ rừng, tiếng sáo thiên thai,
10
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập --> 
- Gọi học sinh đọc 1 số bài thơ(thuộc lòng) của một trong các tác giả trên --> bình sơ qua về nội dung, nghệ thuật của bài.
- Giáo viên nhận xét --> cho điểm.
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 số tác phẩm của các tác giả trên.
II. ĐỌC – BÌNH.
(Thay cho luyện tập)
4. Củng cố - Luyện tập: (2’)
- Tìm hiểu về các tác giả ở HN
- Sưu tầm các tác phẩm viết về HN
5. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Sưu tầm các tác phẩm của các tác giả vừa tìm hiểu --> chọn thuộc 1 số bài.
- Tìm hiểu thêm 1 số tg khác của HN: Phan Thị Thanh Nhàn, Bế Kiến Quốc,...
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương tiếng Việt.
=============================
Ngày soạn: 25/12/2021
Ngày dạy
8A: 31/12; 8B: 29/12; 8C: 0 /01/2021
Tiết 70
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu so sánh các từ ngữ trên với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
3.Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu tiếng Việt của địa phương & so sánh với từ toàn dân
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực phát hiện, tự học, hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng Tiếng Việt, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: - Kẻ bảng thống kê từ ngữ địa phương và toàn dân tương ứng.
- HS: - Chuẩn bị bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC:
1- Ổn định lớp. (1’)
2- Kiểm tra bài cũ: (2’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. LẬP BẢNG THỐNG KÊ
1. Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em và địa phương khác có ý nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây.
Số TT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng 
ở địa phương em
Từ ngữ được dùng 
ở địa phương khác
1
Cha
Cha, bố, ba, thầy, thân phụ (xưa)
Ba (MN), Bọ (MT), thầy, bác (xưa)
2
Mẹ
Mẹ, mợ, u, thân mẫu (xưa), me.
Đẻ, u, bu (Hải Hưng); bầm, bủ (Hoà Bình), mạ (Quảng bình, nghệ tĩnh)
3
Ông nội
Ông nội, cố
Nội (Miền nam)
4
Bà Nội
Bà nội, Bà chú
Nội (Miền nam)
5
Bà Ngoại
Bà cậu, bà nhạc, bà vãi (Sơn Tây)
Ngoại (Miền nam), bà vãi (Sơn Tây)
6
Ông ngoại
Ông cậu, ông nhạc, ông vãi (Sơn Tây)
Ngoại (Miền nam), ông vãi (Sơn Tây)
7
Bác (Anh trai of cha)
Bác
Bác
8
Bác (Vợ a.trai of cha)
Bác gái, bác dâu
Bá (Hoà Bình và n` vùng #)
9
Chú (Em trai của cha)
Chú
Dượng (Mn), thúc
10
Thím (Vợ của chú)
Thím 
Thím
11
Bác (chị gái của cha)
Bác
Cô (1 số địa phương)
12
Bác (chồg chị gái cha)
Bác
Bác
13
Cô (em gái cha)
Cô
Cô, O (miền trong), goá (Mường)
14
Chú(chồg em gái cha)
Chú
Chú, Dượng
15
Bác (Anh trai mẹ)
Bác
Bác
16
Bác (Vợ anh trai mẹ)
Bác, bá
Bác, bá
17
Cậu (em trai mẹ)
Cậu
Cậu
18
Mợ (vợ em trai mẹ)
Mợ
Mợ
19
Bác (Chi gái mẹ)
Bác, già
Bác, già
20
Bác (chồg chị gái mẹ)
Bác 
Bác
21
Dì (em gái mẹ)
Dì
Dì
22
Chú (chồg em gái mẹ)
chú
Dượng, chú
23
Anh trai
Anh
Anh, ông đứa (Mường)
24
Chị dâu
Chị dâu
Chị dâu, cái du (Mường)
25
Em trai
Em trai
Em trai, ún (Mường)
26
Anh rể (chồg chị gái)
Anh rể
Anh rể
27
Em gái
Em gái
Em gái, ún (Mường)
28
Con
Con
Con, tử (cổ)
29
Con dâu
Con dâu
Con dâu, du (Mường)
30
Con rể
Con rể
Con rể
31
Cháu (con của con)
Cháu
Cháu
 Đọc những câu sưu tầm được có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em hoặc địa phương khác?
II. THƠ CA CÓ DÙNG TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ RUỘT THỊT THÂN THÍCH.
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
 (Ca dao)
- Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
 (Ca dao)
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trong về quê mẹ ruột đau chín chiều
 (Ca dao)
- Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn chân cấy mạ non
Mạ non Bầm cấy mấy đon
Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần
 (Tố Hữu)
- Áo mẹ nắng bạc mầu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
 (Trần Đăng Khoa)
	 Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
áo đỏ người đưa trước dậu phơi
 (Nắng mới – LT Lư)
Ngó lên luộc lạt mái nhà
Bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
 (Ca dao)
4. Củng cố - Luyện tập: (2’)
- Tìm các từ địa phương
- Thực hành luyện tập
5. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Soạn bài: lập dàn ý...
- Tiếp tục sưu tầm từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt
- Sưu tầm thơ ca có dùng từ ngữ chỉ quan hệ gia đình ...
- Soạn bài chuẩn bị cho tiết luyện nói:
+ Đề 1: Giới thiệu về trường em
+ Đề 2: Thuyết minh về một cái phích nước.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh tư liệu về nhà trường để học sinh lập dàn ý.
=============================
Ngày soạn: /01/2021
Ngày dạy
8A: /01; 8B: /01; 8C: 0 /01/ 
Tiết 71
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
- qua bài kiểm tra, củng cố lại kiến thức Văn học nước ngòai đã học
- Giáo viên nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả bài làm kiểm tra.
- Hướng dẫn học sinh khắc phục những tồn tại.
 2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tự đánh giá và sửa lỗi
 3. Thái độ:
- Có ý thức sửa lỗi sai, phát huy ưu điểm 
 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực phát hiện, tự học, hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng Tiếng Việt, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
	- GV: - Chấm bài và thống kê những ưu khuyết điểm.
	- HS: - Chuẩn bị bài
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC:
	1- Ổn định tổ chức: (1’)
	2- Kiểm tra bài cũ: Không
	3- Bài mới: (38’) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV đọc lại đề bài
GV nhận xét ưu, khuyết điểm của HS.
Trong q.trình nhận xét, GV nêu cụ thể tên của 1 số HS tiêu biểu với những ưu, nhược điểm cụ thể.
GV trả bài cho HS
1. Đọc lại đề bài.
2. Nhận xét:
- Ưu điểm
+ Đa số đọc kĩ đề làm đúng theo nội dung yêu cầu của đề
+ 1 số bài làm cẩn thận, đạt điểm cao (Hồng, Mai Anh, Huyền, Bình Dương, Minh Hà,..)
- Hạn chế:
+ Viết sai lỗi chính tả nhiều
+ Một số em không học bài nên trả lời sai, không làm được, đạt điểm kém
+ Chưa có sự sáng tạo trong bài làm, toàn nêu nội dung chính của các câu
+ Một số câu trong bài làm bị lạc đề
3. Phát bài
- Giáo viên phát bài, yêu cầu học sinh đọc bài trong 5 phút, sau đó đổi bài cho bạn nhận xét chéo bài của nhau trong 10 phút.
4. Đọc một số bài hay để các bạn học hỏi, đồng thời đọc một số câu sai sót lỗi để học sinh rút kinh nghiệm sửa chữa.
- Giáo viên vào điểm
4. Củng cố - Luyện tập: ( 3 phút)
- GV nhắc lại n’ lỗi sai cơ bản & hướng dẫn HS cách khắc phục.
5. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)
- Về nhà xem lại bài làm của mình một lần nữa cho thật kĩ để khắc sâu những nội dung chính trong bài.
=============================
Ngày soạn: /01/2021
Ngày dạy
8A: /01; 8B: /01; 8C: 0 /01/ 
Tiết 72
 TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài kiểm tra tổng hợp về:
+ Mức độ kiến thức vh, tiếng việt, vận dụng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn
+ Mức độ vận dụng kiến thức TV để giải các bài tập phần văn, TLV và ngược lại.
+ Kỹ năng viết đúng các loại văn biểu cảm, thuyết minh, kết hợp, biểu cảm, miêu tả trong văn bản tự sự.
+ Kỹ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu
2. Kĩ năng:
- Học sinh tự đánh giá, sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của giáo viên
3. Thái độ:
- Có ý thức rút kinh nghiệm để làm bài kiểm tra.
 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực phát hiện, tự học, hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng Tiếng Việt, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: + Giáo viên chấm kỹ bài theo đáp án
 + Thống kê những ưu, khuyết điểm của học sinh, chuẩn bị cho tiết trả bài
 - HS: Vở ghi
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC:
1- Ổn định lớp. (1’)
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
3- Trả bài (38’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề -->
- Giáo viên phân tích và nêu ra những yêu cầu cần đạt của từng phần theo đáp án.
I. YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI:
- Yêu cầu về kỹ năng
- Yêu cầu về kiến thức
*HĐ2: Giáo viên nhận xét đánh giá bài làm của học sinh
I. Phần trắc nghiệm:
- Những bài hoàn toàn đúng
- Những câu chọn sai, tìm lý do chọn sai, đưa ra đáp án đúng
II. Phần tự luận:
- Nhận xét về việc nắm vững thể loại
- Nhận xét về bố cục bài làm
- Nhận xét về mức độ diễn đạt
- Nhận xét về những sáng tạo độc đáo
II. NHẬN XÉT
* Ưu điểm
- Phần trắc nghiệm:
- Phần tự luận
* Nhược điểm:
- Phần trắc nghiệm:
- Phần tự luận
*HĐ3: Trả bài
- Giáo viên trả bài cho học sinh
- Học sinh tự nhận xét và sửa chữa những sai sót trong bài làm của mình
III. TRẢ BÀI
*HĐ4: Đọc một số bài xuất sắc
IV. ĐỌC MẪU
4. Củng cố - Luyện tập: (2’)
- Xem lại bài kiểm tra
- Tự chữa bài kiểm tra
5. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học sinh tiếp tục ôn tập văn học, tập làm văn, ngữ pháp.
 - Soạn bài "Ông đồ".
===================================

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ca_nam_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_soan_theo.docx