Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 10

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 10

Thanh Tịnh (1911-1988)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 * Giúp HS:

 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tơi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm .

 T1:- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 T2:- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

 Trọng tâm:

 Kiến thức :

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học” .

- Nghệ thuật miu tả tm lý của trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngịi bt Thanh Tịnh .

 Kĩ năng :

 - Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm .

 - Trình by những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thn.

II. CHUẨN BỊ:

 *GV:Bài thơ “Ngày đầu tiên đi học”

 *HS:SGK,vở ghi,vở soạn bài

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: (1)

 2. KIỂM TRA BÀI CŨ:1

 Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở đầu năm của học sinh.

 3. Giới thiệu bài: 2

Bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 7, em đã đuợc học bài “Cổng trường mở ra” của Lí Lan. Bài văn đã thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con mình. Chương trình ngữ văn 8 truyện ngắn “tôi đi học” đã diễn ra những kĩ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.Thầy và các em cùng nhau tìm hiểu bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh thì sẽ rõ .

 

doc 112 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:...........................
 Ngày dạy:............................
Tuần : 1
Tiết : 1,2
 Văn bản
 Tiết 1,2 
Thanh Tịnh (1911-1988)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	* Giúp HS:
 - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tơi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một trích truyện cĩ sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm .
	T1:- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
	T2:- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
Trọng tâm:
Kiến thức :
Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tơi đi học” .
Nghệ thuật miêu tả tâm lý của trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngịi bút Thanh Tịnh .
Kĩ năng :
 - Đọc – hiểu đoạn trích tự sự cĩ yếu tố miêu tả và biểu cảm .
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
 *GV:Bài thơ “Ngày đầu tiên đi học”
 *HS:SGK,vở ghi,vở soạn bài
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. KIỂM TRA BÀI CŨ:1’
 Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở đầu năm của học sinh.
 3. Giới thiệu bài: 2’
Bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 7, em đã đuợc học bài “Cổng trường mở ra” của Lí Lan. Bài văn đã thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con mình. Chương trình ngữ văn 8 truyện ngắn “tôi đi học” đã diễn ra những kĩ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.Thầy và các em cùng nhau tìm hiểu bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh thì sẽ rõ .
TG
Nội dung lưu bảng 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
20’
15’
20’
10’
10’
5’
I GIỚI THIỆU:
1. Tác giả:
-Tên khai sinh Trần văn Ninh,quê ở Huế.
-Ông có mặt trên khá nhiều lĩnh vực,song thành công hơn cả là lĩnh vực truyện ngắn và thơ.
-Sáng tác của ông thường toát lên vẻ đằm thắm ,tình cảm êm dịu trong trẻo.
2. Tác phẩm:
“T Văn bản “ Tôi đi học”được in trong tập “Quê mẹ” của Thanh Tịnh.
3 3. Bố cục:
 Trình bày theo dòng hồi tưởng của nhân vật.
II.Phân tích:
 1. Trình tự diễn tả kỷ niệm:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ.
- Kỷ niệm được tái hiện theo trình tự thời gian của từng thời điểm: trên đường đi, lúc ở sân trường và khi vào lớp học.
2. Tâm trạng hồi hộp , cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tơi”:
a. Trên đường làng:
- Con đường, cảnh vật vốn quen, lần này tự nhiên thấy lạ.
- Cảm thấy trang trọng trong bộ áo và quyển vở mới.
b. Đứng trước ngơi trường:
- Cảm thấy ngơi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường.
- Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ.
c. Trong lớp học:
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người và người bạn kế bên.
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin.
=> Đây chính là tâm trạng của những bạn lần đầu tiên đi học.
3.Thái độ ,cử chỉ của người lớn đối với những em bé lần đầu tiên đến trường:
-Phụ huynh:Chuẩn bị chu đáo, trân trọng buổi lễ,hồi hộp lo lắng cho con.
-Oâng đốc:Từ tốn bao dung.
-Thầy giáo:trẻ,vui tính,giàu tình yêu thương
_Người lớn có trách nhiệm ,tấm lòng đối với thế hệ tương lai.Môi trường giáo dục đầm ấm:gia đình+nhà trường là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
4.Nghệ thuật:
- Bố cục theo dòng hồi tưởng.
- Kết hợp hài hòa: Kể miêu tả với biểu lộ cảm xúc.
-Nghệ thuật so sánh giàu hình ảnh ,giàu sức gợi cảm.
III. Tổng kết: 
Tr Trong cuộc đời mỗi con người, kỷ niệm trong sáng của tuổi học trị, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả dịng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế qua truyện ngắn Tơi đi học .
Hoạt động 1:Đọc, tìm hiểu sơ lược về tác giả,tác phẩm,thể loại:
CGv gọi HS:
 - Đọc chú thích * ở SGK.
-Trình bày ngắn gọn tác giả ,tác phẩm.
CGv giới thiệu:
Thanh Tịnh quê ở Huế,từng dạy học,viết văn.Ông có mặt trên khá nhiều lĩnh vực truyện ngắn,truyện dài,thơ,ca,.Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu,mang dư vị vừa man mác buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến.
CGV chốt (theo nội dung lưu bảng)
CGv hướng dẫn HS đọc các chú thích 2,3,4,7.
CGv hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc chậm ,lắng sâu ,chú ý ở lời thoại.
CGv nhận xét giọng đọc của HS 
CGv hỏi:Xét về mặt thể loại văn bản này được xếp vào thể loại nào?
-Định hướng:
 +Văn bản được viết theo dòng hồi tưởng hay hiện tại ?
 +Văn bản được sử dụng nghệ thuật gì ?
CGV chốt: Văn bản được xếp vào kiểu văn biểu cảm kết hợp với kể,tả.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bố cục văn bản:
CHỏi:
 -Bố cục có thể chia như thế nào ?
- Định hướng:
 +Nhân vật có những mạch cảm xúc nào ?
 +Trình tự diễn tả cảm xúc ra sao ?
-Nhận xét phần trình bày của học sinh.
CHỏi:
 -Bố cục văn bản có thể coi là trình tự diễn tả sự việc của nhân vật tôi trong văn bản không ? Vì sao ?
-Nhận xét phần trình bày của học sinh.
-Chốt: Bố cục cũng chính là dòng hồi tưởng,cảm xúc của nhân vật tôi và là trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm. .Những kỉ niệm đó được diễn tả như thế nào tiết sau các em học tiếp.
Hoạt động 3:Tìm hiểu văn bản
 3.1Tìm hiểu diễn biến ,tâm trạng của nhân vật “tôi” lần đầu tiên đến trường:
-Gọi hs đọc từ đầu đến “tưng bừng rộn rã”
-Hỏi:Đoạn văn này thể hiện tâm trạng gì của tác gia ? lí giải ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Chốt:Từ hiện tại tg tưởng nhớ về quá khứ,đến thời điểm khai trường.
-Hỏi : Tâm trạng nhân vật thay đổi như thế nào?Tại sao ?
-Định hướng: +Trình tự sự việc
 +Tâm trạng từng khoảnh khắc.
-Giảng: Lần đầu tiên nhân vật “tôi”được đếân trường,được bước vào một thế giới mới lạ,được tập làm người lớn,không nô đùa,rong chơi ngoài đồng nữa.Chính vì thế mà nhân vật tôi cảm thấy mình đứng đắn,trang trọng nhưng lại ,vụng về,lạ lùng rồi sợ hãi,.
-Hỏi:Có phải tâm trạng lần đầu tiên đến trường của ai cũng giống ai không ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Chốt: Nhân vật tôi có tâm trạng,cảm giác ngỡ ngàng khi lần đầu tiên đến trường,cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với vạn vật xung quanh.
3.2 Tìm hiểu thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em lần đầu tiên đến trường
. CGọi HS đọc đoạn còn lại.
 Hỏi: -Người lớn ở đây là những ai ?
 -Các PH có thái độ ,cử chỉ ntn?từ ngữ nào thể hiện điều đó ?
 -Ông đốc có biểu hiện ra sao?từ ngữ nào thể hiện ?
 Thầy giáo có tấm lòng thế nào? từ ngữ nào thể hiện ?
-CNhận xét phần trình bày của học sinh.
 Hỏi chốt :Họ đã thể hiện điều gì đối với các em?Điều này khiến cho em có suy nghĩ gì ?
Giảng: Trong mỗi chúng ta ai cũng có gia đình,ai cũng nhận được tình yêu thương,sự chăm sóc chu đáo ân cần của cha mẹ.Cha mẹ cho chúng ta hình hài,nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn.Nhà trường là nơi cho ta biết chữ,biết được điều hay ,lẽ phải.Có sự kết hợp giữa gia đình-nhà trường và xã hội sẽ là điều kiện tốt và đầy đủcho tương lai của chúng ta.
Tóm lại: Quan tâm, lo lắng, ân cần đó chính là trách nhiệm ,tấm lòng của gia đình ,nhà trường và xã hội đối với the áhệ tương lai.
3.3 Nghệ thuật của văn bản
- Hỏi: Văn bản đã sử dụng nghệ thuật gì ?
-Định hướng:+Tìm những từ ngữ,câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh ở trong bài ?
 +Tác phẩm có lôi cuốn chúng ta không? Nhờ vào đâu?
 +Phân tích những hình ảnh so sánh đặc sắc ở trong tác phẩm.
Chốt: Nghệ thuật truyện được viết theo dòng hồi tưởng.Kết hợp hài hòa giữa kể ,tả và bộc lộ cảm xúc.Văn bản có sử dụng nghệ thuật so sánh giàu sức gợi cảm,thể hiện tình cảm ấm áp,trìu mến của người lớn đối với em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
Hoạt động 4:Hướng dẫn HS tổng kết:
-Nêu một vài nét về tác giả,tác phẩm.
-nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi học xong tác phẩm .
-Đọc chú thích
-Trình bày theo yêu cầu
-Lắng nghe
Ghi nhận
-Lắng nghe.
-Đọc theo hướng dẫn
-Suy nghĩ ,trình bày theo định hướng.
-Lắng nghe
-Quan sát,suy nghĩ,trình bày.
-nhận xét.
-ghi nhận
--Quan sát,suy nghĩ,trình bày.
-Lắng nghe,ghi nhận
-Đọc bài
-HS: Dựa vào câu hỏi để thảo luận, nêu ý kiến.
-HS: Dựa vào câu hỏi để thảo luận, nêu ý kiến.
Lắngnghe ,ghi nhận
-Lắng nghe,ghi nhận
-Đọc đoạn văn.
-traođổi,tìm,phân tích,phát hiện và trình bày.
-nhận xét chéo.
Hệ thống kiến thức trình bày.
Lắngnghe ,ghi nhận
-thảo luận nhóm,
tìm chi tiết,phântích,trình bày.
Lắng nghe,ghi nhận
Liên hệ kiến thức,suy nghĩ,trình bày.
E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 1. CỦNG CỐ 4’
 - Gọi h/s đọc bài tập 1 - SGK.
 - H/s đọc yêu cầu, làm bài tập dựa trên nội dung vừa học.
 - Gv hướng dẫn h/s làm bài tập.
 2.DẶN DÒ:2’
 @ -Đọc kĩ văn bản.
 -Học kĩ bài phân tích
 @Soạn bài:Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngừ:
 -Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần I-tr10
 -Lập sơ đồ theo mẫu các câu 1a,1b ở phần II-tr11
 -Làm thử bài tập 2-trang 9
Ngày soạn:...........................
 Ngày dạy:...........................
Tuần : 1
Tiết : 3
I MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
	Giúp HS : 
	- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát cùa nghĩa từ ngữ.
	- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
 - Phân biệt được cấp độ khái quát về nghĩa của từ .
 - Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản .
Trọng tâm:
Kiến thức :
Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ .
Kĩ năng :
 Thực hành so sánh, phân tích cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ .
 II. CHUẨN BỊ:
	GV:Bảng phụ ghi phần Tìm hiểu bài
 HS:Thực hiện theo dặn dò tiết 2
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật “tơi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời?
 H: Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Tơi đi học”?
 3. Bài mới: 1’
 Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, em hãy nêu ví dụ về từ đồng nghĩa và từ t ...  trang trọng: Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Điều đó, cùng với sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc giảm bớt chất thải no lông đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ trái đất, ngôi nhà chun của chúng ta.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về tp, bố cục :
- Yêu cầu : HS đọc ,tìm hiểu chú thích SGK
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: 
-Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác (3 HS đọc hết văn bản)
-Nhận xét phần đọc của hs.
-Giới thiệu : chú ý chú thích(1) Phân hủy là hiện tượng hóa học phân chia thành những chất khác nhau không còn mang tính chất của chất ban đầu.
 Chú thích (2) Pla-xtíc –chất dẻo :còn gọi chung là nhựa –là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử gọi là pô-li-me.Túi ni-lông chủ yếu được sản xuất từ hạt pô-li-ê-ti-len(PE),Pô-li-prô-pi-len(pp) và nhựa tái chế.Nó có đặc tính là không thể tự phân hủy (không biến đi đâu được ).không giống như chất thải sinh hoạt giấy và thực vật .Chất dẻo này có thể tồn tại từ 20 đến trên 5000 năm.
-Hỏi : Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Ý chính của mỗi phần là gì?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Giảng,phân tích bố cục: Theo thông thường trong bài văn ở cuối bài có từ “vì vậy” thì đó chính là phần kết thúc .Ở bài văn này là một bức thông điệp ,một lời kêu gọi nên kết thúc văn bản phải là những câu mang hình thức của lời kêu gọi hô hào .Căn cứ đặc điểm này nên bài văn chia như trên.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
2.1 Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe của con người:
-Hỏi: Hãy nêu nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Hỏi: Từ tính không phân hủy của chất plastic dẫn đến những tác hại gì? vì sao?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
- GV bổ sung, minh họa thêm bằng các tài liệu tham khảo.
-Hỏi: Ngoài nguyên nhân cơ bản còn có những nguyên nhân nào khác nữa ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Giới thiệu ,bổ sung số liệu: 
 +Mỗi năm có hơn 400.000 tấn pô-lê-e-ti-len được chôn lấp tại miền nam nước Mĩ. Đất này dùng để canh tác thì lợi biết bao nhiêu.
 + 90 con hươu tại vườn bách thú Cô-bê ở Aán Độ đã chết do ăn phải những thức ăn đựng trong hộp nhựa của khách vứt bừa bãi.
 +Trên thế giới có khoảng 100.000 nghìn con chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông
 2.2Tìm hiểu những biện pháp khắc phuc
- Từ việc phân tích ta thấy rõ tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Vậy chúng ta có cách xử lí như thế nào ? Em hãy nêu vài cách mà bản thân em biết ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
- GV cho HS đọc thầm đoạn 2 
–Hỏi: Các biện pháp trên có thể thực hiện được không ? Cần có thêm những điều kiện gì ? Các biện pháp đó đã giải quyết tận gốc chưa ? Vì sao ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Hỏi:Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và gia đình mình ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Hỏi:Tác giả kết thúc bản thông điệp bằng những lời lẽ nào ? Hãy phân tích và nêu ý nghĩa.
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Giảng ,chốt:Sử dụng hay không sử dụng bao bì ni lông chỉ là một việc rất nhỏ , một thói quen rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày.Nhưng xét về sự nguy hại thì đây là một vấn đề hết sức nan giải,trở thành một vấn đề mang tầm thế giới.Cho nên bức thông điệp là lời kêu gọi “hãy”3.Đây cũng chính là trách nhiệm của mỗi con người của toàn nhân loại.Nếu mỗi ngày một người trong chúng ta hạn chế một bao thì cả nước có trên 25 triệu bao được hạn chế và ngược lại. Để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, bảo vệ Trái đất,chúng ta phải cùng nhau chung sức để thực hiện ba “hãy”và các biện pháp trên.
-Yêu cầu HS đọc và chép ghi nhớ.
- HS đọc văn bản 3 HS đọc
- HS tìm hiểu chú thích
- HS xác định bố cục của văn bản có 3 phần.
-Lắng nghe.
- HS thảo luận, nêu ý kiến
- HS phân tích - bổ sung ý kiến.
-Lắng nghe.
- HS phân tích, bổ sung
-Lắng nghe
- HS thảo luận – nêu ý kiến
- HS đọc thầm – thảo luận, phát biểu
- HS liên hệ cụ thể, trung thực.
-Phát hiện ,trình bày
-Lắng nghe,ghi nhận
-Đọc và thực hiện ghi nhớ.
 4.CỦNG CỐ:2’
	- “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” muốn gửi tới chúng ta điều gì ?
- Văn bản cung cấp cho chúng ta thơng tin cĩ ích lợi gì?
- Theo em phải làm gì để tránh ô nhiễm môi trường.
 5.DẶN DÒ:2’
 @ -Đọc kĩ lại văn bản
 -Học kĩ bài và tuyên truyền rộng rãi cho mọi người cùng biết.
	 @ Soạn bài “Nói giảm, nói tránh”:
 -Hoàn thành phần tìm hiểu bài mục I,II (trả lời các câu hỏi)
 -Thực hiện thử bài tập 4 SGK phần luyện tập .
 - Cho học sinh biết trước nội dung của bài “chương trình địa phương” phần văn của học kỳ II để học sinh kết hợp việc ơn tập các văn bản nhật dụng đã học ở học kỳ I với việc điều tra thực tế ở địa phương về các vấn đề liên quan .
 @Học bài Nói quá 
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:............................Tuần : 10
Tiết : 40
 Tiếng Việt
 40
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp HS:
	- Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nó.
	- Có ý thúc sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh .
Trọng tâm:
Kiến thức :
Khái niệm nĩi giảm, nĩi tránh .
Tác dụng của biện pháp tu từ nĩi giảm, nĩi tránh .
Kĩ năng :
 - Phân biệt nĩi giàm, nĩi tránh với nĩi khơng đúng sự thật .
 - Sử dụng nĩi giàm, nĩi tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nĩi trang nhả, lịch sự .
II. CHUẨN BỊ :
	- Bảng phụ ghi phần tìm hiểu bài
 -Soạn bài theo dặn dò tiết 39
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá. 
 -Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
 3. Bài mới: 1’
 Trong cuộc sống đôi khi có những đau buồn,những chuyện làm người ta ghê sợ,nặng nề.Để tránh đi cảm giác đau buồn,ghê sợ đó.Người ta sử dụng nói giảm,nói tránh.
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
20’
15’
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
1.Tìm hiểu ví dụ:
 a/ Từ ngữ : +đi gặp cụ đàn anh khác.
 +đi 
 +chẳng còn 
ð có nghĩa là chết
ð Nói như vậy để giảm nhẹ sự đau buồn .
b/ Dùng từ “bầu sữa” 
ð tránh sự thô tục
c/ Hai cách nói như vậy cách nói thứ hai là dễ nghe và nhã nhặn hơn.
2.Ghi nhớ : SGK-Tr:108
Nói giảm, nói tránh là 1biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Điền từ thíchhợp vào chỗ trống:
a/ đi nghỉ
b/ chia tay nhau
c/ khiếm thị
c/ có tuổi
e/ đi bước nữa.
Bài tập 2: Các câu có sử dụng nói giảm nói tránh là: a2, b2, c1, d1, e2.
Bài tập 3: Đặt câu:
 - Giọng hát chưa được ngọt lắm.
 - Hơm qua, lớp học chưa được nghiêm túc.
 - Áo này may chưa được đẹp lắm.
 - Các em chưa thuộc bài lắm.
 - Cơ ấy nấu ăn chưa ngon lắm.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS quan sát ví dụ 1
-Hỏi : từ ngữ in đậm trong 3 đoạn có nghĩa là gì? Tại sao tác giả (người viết người nói) lại dùng diễn đạt đó ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Chốt : Ở đây tác giả không dùng cách nói như vậy để tránh đi sự đau buồn, ghê sợ.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS quan sát ví dụ 2
 – Hỏi: Vì sao tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS quan sát ví dụ 3
 – Hỏi: So sánh hai cách nói , em hãy cho biết cách nói nào nhẹ nhàng và tế nhị hơn ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-Chốt :Ở đây tác giả dùng cách nói như vậy để thể hiện sự lịch sự, tế nhị.
-Hỏi chốt: Từ tìm hiểu trên em hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nó ?
-Nhận xét phần trình bày của hs.
-GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nói giảm nói tránh.
-Yêu cầu HS đọc và chép ghi nhớ .
- Bài tập áp dụng: Bạn khoe với mình là vừa làm được một bài thơ, đem đến cho mình đọc .Khi đọc xong thấy không hay thì mình phải nói như thế nào ?
-Nhận xét phần trình bày của hs. GV bổ sung thêm cho HS biết giá trị nghệ thuật của nói giảm nói tránh trong tác phẩm văn học.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập 
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập
-Gợi ý:
 +Đọc kĩ nội dung bài học
 +Xem lại phần đã phân tích trên
- GV nhận xét phần trình bày của hs
-GV: sửa bài cho HS ,đưa đáp án
Bài tập 2:
 -Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập
-Gợi ý:
 +Đọc kĩ nội dung bài học
 +Xem kĩ 
- GV nhận xét phần trình bày của hs
-GV: sửa bài cho HS ,đưa đáp án
Bài tập 3:
 -Yêu cầu HS Đặt câu với các thành ngữ cho sẵn.
- GV nhận xét phần trình bày của hs
-GV: sửa bài cho HS ,đưa đáp án
-Quan sát bảng phụ
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi,nhận xét
- Lắng nghe
- HS: cách nói như thế để giảm nhẹ, tránh sự đau buồn.
- HS: Dùng từ “bầu sữa” để tránh thô tục.
-Liên hệ kiến thức ,trình bày,nhận xét.
-Trao đổi, trình bày, nhận xét
-Lắng nghe.
-Đọc ,chép ghi nhớ
-Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
-Trình bày,nhận xét
-Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
-Trao đổi, trình bày, nhận xét
-Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
-Trao đổi ,trình bày, nhận xét
 4.CỦNG CỐ : 2’
 Thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nó?
 5.DẶN DÒ:2’
	- Về học bài, làm bài tập 4. 
	- Chuẩn bị bài k tra văn 1 tiết tại lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docnv8 chuan tuan 1104cot.doc