Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 53 đến 56 - Tuần 14

Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 53 đến 56 - Tuần 14

Tiết 53

Tiếng Việt

DẤU NGOẶC KÉP

A. Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:

- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép

- HS biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

B. Chuẩn bị:

- Gv : Nghiên cứu bài+ bài soạn

- học sinh :Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa .

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ :

? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

? Làm bài tập 4 - SGK

III. Tiến trình bài giảng:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 53 đến 56 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 21/11/2009 
 Ngày dạy: 23/11/2009
Tiết 53
Tiếng Việt
dấu ngoặc kép
A. Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép 
- HS biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
B. Chuẩn bị:
- Gv : Nghiên cứu bài+ bài soạn
- học sinh :Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa .
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : 
? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
? Làm bài tập 4 - SGK 
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
ÚHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
- Y/c học sinh đọc ví dụ ( bảng phụ)
? ở ví dụ a, b, c, d dấu ngoặc kép dùng để làm gì.
- Hướng dẫn học sinh lần lượt phân tích.
+ Nội dung bên trong dấu ngoặc kép ở ví dụ 1 là câu nói của ai?
* Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
+Nội dung bên trong dấu ngoặc kép ở ví dụ 2 là gì? Từ “ dải lụa” ban đầu có nghĩa là gì? Trong câu này từ dải lụa có được hiểu theo nghĩa gốc không?
+Trong câu 3, nội dung bên trong dấu ngoặc kép là gì?Từ “khai hoá”, “ văn minh” mà tác giả nói tới trong bài viết có thực sự đúng với nghĩa tốt đẹp của nó không?Thực chất của việc khai hoá nền văn minh của thực dân Pháp khi tới Việt Nam là gì?
* đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai
+ ở ví dụ 4, nội dung bên trongdấu ngoặc kép là gì?
* Đánh dấu tên tác phẩm
? vậy qua việc phân tích các ví dụ em hãy cho biết dấu ngoặc kép có công dụng gì.
ÚHoạt động 2:
- Hs thảo luận theo nhóm: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép
? Hãy đặt dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp. (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết)
* a) Báo trước lời thoại và lời dẫn trực tiếp.
* b) Báo trước lời dẫn trực tiếp.
* c) Báo trước lời dẫn trực tiếp.
- Yêu cầu học sinh giải thích
- Y/c học sinh viết đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt nam có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào giấy trong .
- Gv chiếu bài của học sinh lên máy , gọi học sinh nhận xét, giáo viên chốt.
I. Công dụng của dấu ngoặc kép
1. Ví dụ: SGK 
2. Nhận xét 
- VDa đánh dấu câu nói của Găng-đi (lời dẫn trực tiếp)
- VDb: Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt ẩn dụ: dải lụa - chỉ chiếc cầu
- VDc: đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- VDd: đánh dấu tên của các vở kịch - tên tác phẩm.
3. Kết luận
- HS đọc ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập
BT 1:
- VDa: Câu nói được dẫn trực tiếp, đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng là con chó vàng muốn nói với lão.
- VDb: Từ ngữ được dùng hàm ý mỉa mai
- VDc: Từ ngữ được dẫn trực tiếp
- VDd: Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai
BT 2:
a) .......cười bảo: ''Cá tươi......tươi''
b) ... chú Tiến Lê: ''Cháu ... ''
c) ... bảo hắn: ''Đây ... là''
BT 3:
a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn đoạn văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ở trên vì câu nói không được dẫn t văn lời dẫn gián tiếp.
BT 4:
- HS tự viết
- HS nhận xét, sửa lỗi.
IV. Củng cố:
- Công dụng của dấu ngoặc kép 
V. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thiện luyện tập, làm bài tập 5, học ghi nhớ.
- Xem trước ''Ôn luyện về dấu câu''
- HS lập dàn ý: Thuyết minh chiếc phích nước (tập nói trước ở nhà)
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 14 Ngày soạn: 21/11/2009 
 Ngày dạy: 23/11/2009
Tiết 53
Tập làm văn
luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
- Tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, hăng hái phát biểu .
- Giáo dục ý thức biết quan sát và tìm hiểu các sự vật xung quanh.
B. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị ví dụ nói mẫu 
- HS: Dàn ý đề: thuyết minh cái phích nước.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : KT phần chuẩn bị lập dàn ý ở nhà của học sinh 
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
ÚHoạt động 1: 
- GV viết đề bài lên bảng
? Đây là kiểu bài gì.
? Đối tượng thuyết minh 
? Em dự định sẽ trình bày những tri thức gì về cái phích nước.
+ Phích nước là vật dụng để làm gì?
+Vỏ của phích nước được làm bằng nguyên liệu gì?Vỏ được cấu tạo như thế nào? có tác dụng gì?
+Ruột phích nước có cấu tạo ra sao?Chất liệu? Tác dụng của kiểu cấu tạo đó?
+Bảo quản phích nước như thế nào?Khi sử dụng cần chú ý điều gì?
+ Tương lai phích nước có cần cho gia đình không?
* Sau khi thảo luận đi đến thống nhất dàn ý chung trong nhóm, mỗi học sinh tìm cách trình bày riêng của mình bằng miệng; Tập trình bày trong nhóm để nhóm nhận xét.
? Dựa vào những ý đó lập dàn ý.
? Phần MB viết như thế nào.
? Thân bài em trình bày những ý nào.
? ở phần TB ta sử dụng những phương pháp nào. ( phân tích và giải thích)
? phần kết bài , cần nêu những ý nào ?
ÚHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện nói
- GV chia tổ cho các em tập nói
- HS nói theo tổ
- Từng em nói một
- GV nói mẫu- Hs chú ý
 Lưu ý khi nói:
- 4 đại diện của tổ lên nói từng phần MB, 2 em : TB; 1 em nói toàn bài
- GV gọi học sinh nhận xét 
- GV đánh giá, uốn nắn
I. Lập dàn ý:
- Đề bài: thuyết minh cái phích nước
- Kiểu bài: thuyết minh 
- Đối tượng: Cái phích nước
- cấu tạo
+ vỏ
+ ruột
+ Chất liệu, mầu sắc...
- Công dụng: giữ nhiệt
- Cách bảo quản
- Dàn ý:
1. MB: Là thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình.
2. TB: + Cấu tạo:
- Vỏ: có thể chia làm ba phần: đầu, thân và đáy
+ Đầu: hình chóp cụt, trên là nắp đậy ngoài
+ Thân: hình trụ tròn cao khoảng 40 cm, có gắn hai quai: một quai dùng xách di chuyển, một quai cầm khi rót nước
+ Đáy: phần cuối của vỏ, có thể tháo ra hay lắp vào khi vệ sinh phích hay thay ruột, bên trong có lớp đệm cao su cố định ruột phích.
 Màu sắc: trắng, xanh, đỏ...
- Ruột: Bộ phận quan trọng để giữ nhiệt nên có cấu tạo 2 lớp thuỷ tinh, ở trong là chân không, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
- Miệng bình nhỏ: giảm khả năng truyền nhiệt
+ Công dụng: giữ nhiệt dùng trong sinh hoạt, đời sống.
+ Cách bảo quản: Phích nước là một vật dụng dễ vỡ vì vậy cần bảo quản cẩn thận và thận trọng với trẻ em
3. Kết luận: - vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt nam .
II. Luyện nói:
1. Nói trong nhóm
2. Nói trước lớp
- Phát âm to, rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ cho đúng.
Ví dụ: Kính thưa thầy cô
 Các bạn thân mến
 - Hiện nay tuy nhiều gia đình khá giả đã có những bình nóng lạnh hoặc các phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích dùng để chứa nước sôi, pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em ... Cái phích có cấu tạo thật đơn giản ...
- Giá một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt nam chúng ta.
IV. Củng cố:
- Chốt lại những đặc điểm lưu ý về bài văn thuyết minh 
- Đánh giá hiệu quả của cách trình bày, rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho bài viết.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị các đề trong SGK , quan sát các vật dụng trong gia đình như cái quạt, cái bàn là,... để giờ sau viết bài văn thuyết minh.
* Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 14 - Tiết 55, 56
 Ngày soạn:23/11/2009 
 Ngày dạy: 25/11/2009
Viết bài tập làm văn số 3
văn thuyết minh 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cho học sinh tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết.
- Giáo dục ý thức nghiêm túc , tích cực trong khi làm bài kiểm tra.
B. Chuẩn bị:
GV: Ra đề kiểm tra có biểu điểm, đáp án
HS: Chuẩn bị giấy, bút và tìm hiểu một số đề gv đã giao ở tiết trước.
C.Phươmg pháp:
Thực hành viết
D. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
- kiểm tra đồ dùng, sự chuẩn bị của học sinh 
III. Tiến trình kiểm tra :
1. GV chép đề bài lên bảng:
 Thuyết minh cấu tạo, công dụng, cách bảo quản chiếc bình thuỷ
2. HS làm bài trong 2 tiết
3. GV thu bài
IV. Củng cố:
- GV nhận xét giờ làm bài
V. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục lập dàn ý các đề bài còn lại
- Chuẩn bị thuyết minh về một thể loại văn học
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt chuẩn bị tuần sau kiểm tra 
đáp án - biểu điểm
I. Yêu cầu về nội dung:
1. Kiểu bài: Văn thuyết minh 
2. Đối tượng thuyết minh: Chiếc bình thuỷ.
- Dàn ý:
1. MB: Là thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình.
2. TB: + Cấu tạo:
- Vỏ: có thể chia làm ba phần: đầu, thân và đáy
+ Đầu: hình chóp cụt, trên là nắp đậy ngoài
+ Thân: hình trụ tròn cao khoảng 40 cm, có gắn hai quai: một quai dùng xách di chuyển, một quai cầm khi rót nước
+ Đáy: phần cuối của vỏ, có thể tháo ra hay lắp vào khi vệ sinh phích hay thay ruột, bên trong có lớp đệm cao su cố định ruột phích.
 Màu sắc: trắng, xanh, đỏ...
- Ruột: Bộ phận quan trọng để giữ nhiệt nên có cấu tạo 2 lớp thuỷ tinh, ở trong là chân không, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
- Miệng bình nhỏ: giảm khả năng truyền nhiệt
+ Công dụng: giữ nhiệt dùng trong sinh hoạt, đời sống.
+ Cách bảo quản: Phích nước là một vật dụng dễ vỡ vì vậy cần bảo quản cẩn thận và thận trọng với trẻ em
3. Kết luận: - vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt nam 
II. Yêu cầu hình thức:
- Bài viết có đủ bố cục 3 phần : MB, TB, KB
- Thuyết minh trôi chảy, mạch lạc có liên kết các đoạn, đúng chính tả
III. Biểu điểm:
- Điểm giỏi ( 9, 10): Đáp ứng các yêu cầu ở trên, người viết tỏ ra hiểu thực sự về chiếc bình thuỷ , diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Điểm khá: (7,8) đã thể hiện rõ hiểu biết của mình về chiếc bình thuỷ song còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm TB(5,6): Cũng đã đáp ứng được yêu cầu trên song ý từ lộn xộn, chữ viết còn xấu, cẩu thả, thiếu 1 số ý
- Điểm dưới TB:
Điểm (3,4): Chưa biết trình bày những tri thức, hiểu biết của mình về chiếc bình thuỷ, trình bày lộn xộn, viết sơ sài, chữ xấu, sai chính tả nhiều
Điểm (1,2) : Chưa trình bày được những hiểu biết về chiếc bình thuỷ, câu từ lộn xộn, bố cục không rõ ràng.
Điểm 0: lạc đề
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 148ha.doc