Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 136 đến tiết 140 - Tuần 35

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 136 đến tiết 140 - Tuần 35

TUẦN 30

TIẾT 136

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 -Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.

II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG

 1.Kiến thức

 -Mở rộng vốn từ ngữ địa phương

 -Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương

 2.Kĩ năng

 -Nhận biết được một số từ ngữ địa phương,biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.

III/ CHUẨN BỊ

 -Đồ dung dạy học: bảng phụ

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ : Nêu một số từ địa phương và một số từ toàn dân tương ứng mà em biết?

3. Bài mới

 Gv giới thiệu bài: Để nắm kĩ hơn cách sử dụng từ trong khi nói và viết; tránh việc dùng từ không phù hợp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm kĩ hơn về từ địa phương và từ toàn dân tương ứng.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 136 đến tiết 140 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:09/3/2011
Ngày dạy:
TUẦN 30
TIẾT 136
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 -Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức
 -Mở rộng vốn từ ngữ địa phương
 -Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương
 2.Kĩ năng
 -Nhận biết được một số từ ngữ địa phương,biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.
III/ CHUẨN BỊ 
 -Đồ dung dạy học: bảng phụ
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : Nêu một số từ địa phương và một số từ toàn dân tương ứng mà em biết?
3. Bài mới
 Gv giới thiệu bài: Để nắm kĩ hơn cách sử dụng từ trong khi nói và viết; tránh việc dùng từ không phù hợp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm kĩ hơn về từ địa phương và từ toàn dân tương ứng.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:
GV: Gọi HS đọc bài tập 1.
- HS: Đọc.
 GV: Chia 8 nhóm thảo luận.
 Nhóm 1, 3, 5, 7 ghi vào bảng phụ treo lên.
 Nhóm 2, 4, 6, 8 ghi vào giấy nhận xét.
 Nhóm 1 câu 1a, nhóm 3 câu 1b, nhóm 5 câu 1c, nhóm 7 bài tập 2.
- HS: Thảo luận 5 phút.
- GV: Gọi HS nhận xét, GV treo bảng phụ, sửa và cho ghi.
*Hoạt động 2:
GV: Gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu?
- HS: Đọc – Từ tương đương vói từ toàn dân – Từ địa phương.
 GV: Gọi HS lên bảng làm.
- HS: Lên bảng làm.
- GV: Nhận xét, cho ghi
*Hoạt động 3:
 GV: Gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu?
- HS: Đọc – Từ địa phương và từ toàn dân của bài tập 1, 2, 3.
- HS: Làm bài.
- GV: Nhận xét, cho HS ghi.
*Hoạt động 4:
 GV: Gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu?
- HS: Đọc – Có nên để Thu dùng từ toàn dân không? Vì sao tác giả cũng dùng từ ngữ địa phương.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
GV liên hệ: Như vậy khi các em làm bài TLV các em hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương. Vì như thế làm lời văn không hay.
GV hướng dẫn phần tự học.
Bt1/97: 
Từ địa phương – Từ toàn dân:
Từ địa phương
Từ toàn dân
a. Thẹo
Lặp bặp
Ba
sẹo
bắp bắp
bố, cha
b. Ba
Má
Kêu
Đâm
Đũa bếp
(nói) trổng
Vô
bố, cha
mẹ
gọi
trở thành
đũa cả
 trống không
vào
c. Ba
Lui cui
Nắp
Nhắm
 Giùm
Trổng
bố, cha
lúi cúi
vung
cho là
giúp
trống không
Bt2/97: Xác định từ “kêu”:
a. Toàn dân thay từ “nói to”.
b. Địa phương, tương đương từ toàn dân “gọi”.
Bt3/97: Từ địa phương – Tương đương với từ toàn dân
Trái – quả; chi – gì; 
kêu – gọi; hống – huếch;
hoảng – hoác 
Bt4/99. Từ địa phương và từ toàn dân của bài tập 1, 2, 3
Tổng hợp lại các từ tìm được
Bt5/99:
a. Không. Vì Thu chưa có dịp giao tiếp với bên ngoài.
b. Để nêu sắc thái của từng vùng đất, nơi xảy ra sự việc. Tuy nhiên, tác giả không dám sử dụng nhiều.
*Hướng dẫn tự học
 Sưu tầm thêm một số từ ngữ địa phương được sử dụng trong các tác phẩm văn học.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
 .Hướng dẫn học bài cũ:
 -Về tổng hợp lại các từ địa phương và từ toàn dân tương ứng theo yêu cầu của bt4.
-Btvn: Tìm 10 từ địa phương và 10 từ toàn dân tương ứng.
 .Hướng dẫn học bài mới: 
-Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt 9; làm trước các bài tập trong sgk.
Ngày soạn:10/3/2011
Ngày dạy:
Tiết 137,138
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Nắm vững những kiến thức về phần Tiếng Việt đã học trong học kì II.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức
 Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
 2.Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
 - Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: bảng phụ
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :
 Khởi ngữ là gì? Nội dung của các thành phần biệt lập?
3. Bài mới
 Gv giới thiệu bài: Chương trình Tiếng Việt học kì II chúng ta đã đã học về thành phần Khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Tiết này chúng ta sẽ ôn lại kiến thức của các thành phần này.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Gv: Giúp hs làm các bài tập 1
Hs: Đọc, trao đổi và trình bày
Gv: Nhận xét và treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng.
Hs: Chép vào vở
Gv: Gọi hs đọc bt2/110 và bt3/111 và nêu yêu cầu của 2 bài tập này. Sau đó hướng dẫn hs làm 
Hs: Đọc, trao đổi và trình bày
Gv và hs cùng nhận xét, bổ sung. Sau đó gv treo bảng phụ có chuẩn bị mẫu lên bảng cho hs tham khảo
Hs: Xem, chép vào tập
*Hoạt động 2:
Gv: Giúp hs chỉ ra các cách liên kết trong đoạn văn.
Gv: Liên hệ và giáo dục hs về cách viết đoạn văn sao cho phù hợp, đúng.
Tiết 2:
*Hoạt động 3:
Gv: Yêu cầu hs đọc bt1,2/110 và nêu yêu cầu của bt?
Hs: Đọc và trả lời
Gv: Hướng dẫn hs cách làm gộp cả 2 bt, sau đó trình bày.
Hs: trình bày
Gv: Nhận xét, sau đó treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng
Hs: Xem và chép vào vở.
*Hoạt động 4:
Gv: Đọc bt1/111 và nêu yêu cầu của bt?
Hs: Đọc và nêu, trao đổi và trả lời
Gv và hs cùng nhận xét , bổ sung.
Gv: Treo bảng phụ cho hs xem và chép vào vở.
Gv: Đọc bt2/111 và nêu yêu cầu của bt?
Hs: Đọc và nêu, trao đổi và trả lời
Gv và hs cùng nhận xét , bổ sung.
Gv liên hệ: Có phải người trả lời đã không hiểu về PCHT không? Vì sao lại cố tình vi phạm các PCHT? Có những lúc trong giao tiếp vì ý định sử dụng hàm ý trong câu nên bắt buộc phải vi phạm các PCHT
GV hướng dẫn phần tự học.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Bt1/109
Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi-đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
Vất vả quá
Thưa ông
Những người con gáivậy
Bt2/110 & Bt3/111
Đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
 Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong c/s hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nv Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, người ta mới chợt nhận ra rằng: gia đình mới chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng “đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất”, nhưng chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân thì c/s của anh lại hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói Bến quê là câu chuyện bàn về ý nghĩa của c/s, nv Nhĩ là một nv tư tưởng; nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hóa một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.
*Liên kết:
-Nội dung: Các câu đều tập chung giới thiệu về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
-Hình thức:
+Phép thế: Nhĩ-anh; gia đình mới chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng- Cái chân lí giản dị ấy,
+Phép lặp: Nhĩ, anh, Bến quê, nhưng, người ta, Nguyễn Minh Châu
+Phép nối: nhưng, có thể nói,
-Thành phần khởi ngữ: Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay
-Thành phần tình thái: hình như
II.Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Bt1,2/110
Bảng tổng kết về các phép liên kết đã học:
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đn, Tn và liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé
Cô bé –nó;
“bây giờ nữa!”- thế
Nhưng, nhưng rồi, và
III.Nghĩa tường minh và hàm ý
Bt1/111
Tìm hàm ý của câu in đậm trong Truyện cười: Chiếm hết chỗ
Câu: “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!”
=>Địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)
Bt2/111
Tìm hàm ý và cho biết việc cố tình vi phạm PCHT nào?
a.“Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp”
=>Hàm ý: Đội bóng huyện chơi không hay
-Vi phạm phương châm quan hệ.
b.“Tớ báo cho Chi rồi.”
=>Hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn
-Vi phạm phương châm về lượng.
III.Hướng dẫn tự học:
 Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
 .Hướng dẫn học bài cũ:
 - Về ôn lại toàn bộ chương trình Tiếng Việt đã học ở học kì II
 .Hướng dẫn học bài mới: 
 - Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp; làm trước một số bài tập 
 - Tiết sau học bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Ngày soạn:11/3/2011
Ngày dạy:
TIẾT 139
Văn bản 
BẾN QUÊ (đọc thêm)
 (Trích ) 
 (Nguyễn Minh Châu)
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2.Kĩ năng
- Đọc – Hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận xét và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng, trong truyện.
- Kĩ năng sống: tự nhận thức được quan niệm của tác giả về giá trị cuộc sống, bài học và ý nghĩa đích thực của đời sống rút ra qua câu chuyện.
- Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận những suy tư của nhân vật chính, ý nghĩa của quan niệm sống được nêu trong tác phẩm.
- Phương pháp: động não và thảo luận nhóm.
 3. Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, bắt đầu từ những điều gần gũi, bình thường xung quanh chúng ta
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: - Chân dung Nguyễn Minh Châu
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :
 Nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng?
 Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản nhật dụng? Vì sao?
3. Bài mới
 Gv giới thiệu bài: Nguyễn Minh Châu là một nhà văn khá nổi tiếng của nền văn học Việt Nam thờ kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, những sáng tác của ông đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
GV: Treo tranh chân dung nhà văn Nguyễn Minh Châu và giới thiệu những nét chính về tác giả và tác phẩm.
HS: Nghe và ghi ý chính
GV: Yêu cầu HS xem từ khó/107
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản và gọi HS đọc/100
HS: Thay nhau đọc hết văn bản.
Hỏi: Nêu nội dung chính của văn bản?
HS: Văn bản kể về nhân vật Nhĩ mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, phải nằm liệt một chỗ. Trong những ngày cuối đời, Nhĩ đã nghiệm ra nhiều điều
GV: Những trải nghiệm của nhân vật chính là những trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Con người ta thật khó tránh được những cám dỗ trong cuộc đời 
GV giáo dục HS về việc cần phải biết trân trọng hiện tại, những người bên cạnh ta để tránh phải tiếc nuối sau này
Hỏi: Nghệ thuật nổi bật của truyện là gì?
HS:Miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống
Hỏi: Chỉ ra tình huống của truyện?
HS: Trả lời
GV: Tình huống của truyện giống như một nghịch lí: nhân vật Nhĩ làm công việc đã cho anh có điều kiện đi nhiều nơi trên thế giới. Nhưng cuối đời anh lại bị buộc chặt vào giường bệnh
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ/108
HS: Đọc ghi nhớ
GV nhấn mạnh Ghi nhớ
Hoạt động 3:GV hướng dẫn HS làm bài tập.
HS: Về nhà làm, nếu còn thời gian thì phát biểu tại chỗ bT1/108
GV hướng dẫn phần tự học.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
 Nguyễn Minh Châu (1930-1989); quê ở Nghệ An
2.Tác phẩm: 
- Xuất bản năm 1985
- Thể loại: truyện ngắn
3.Từ khó/107
II. ĐỌC-HIÊU VĂN BẢN:
1.Nội dung chính:
- Những suy ngẫm, trải nghiệm của nhân vật Nhĩ (chính là của nhà văn) về con người, cuộc đời.
+ Con người ta thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình trong cuộc sống.
+ Khi con người ta từng trải và đã gần kề cái chết mới nhận ra những giá trị ngay bên cạnh mình.
- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cao đẹp của cuộc sống gia đình, quê hương. Tuy nó bình dị mà đẹp vô cùng:
+ Bãi bồi bên kia sông Hồng, ngay cạnh nhà mình
+ Hình ảnh tảo tần, nhẫn lại của vợ-Liên.
2.Nghệ thuật:
 Miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều h/ả mang tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống
*Ghi nhớ/108
*Luyện tập
 (về nhà làm)
III.Hướng dẫn tự học:
- Tóm tắt truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà 
 .Hướng dẫn học bài cũ:
 - Về nhà đọc lại truyện ; học phần nội dung và nghệ thuật; làm phần luyện tập
 .Hướng dẫn học bài mới:
 - Soạn bài Những ngôi sao xa xôi; chú ý những điểm chung và riêng của các nhân vật.
 - Tiết sau học bài Ôn tập Tiếng Việt 9
Ngày soạn:16/3/2011
Ngày dạy:
Tiết 140
BIÊN BẢN
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Nắm được những yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức
 Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2.Kĩ năng
 Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: bảng phụ
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :
 Nêu các bước viết giấy xin phép nghỉ học? Đặc điểm của loại văn bản này là gì?
3. Bài mới
 Gv giới thiệu bài: Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp Biên bản được dùng để làm gì? Viết như thế nào? Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về Biên bản.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của biên bản
GV: Gọi HS đọc văn bản 1 và văn bản 2?
HS: Đọc văn bản
Hỏi: Biên bản ghi lại những sự việc gì (mục đích)?
HS: Trả lời
GV: Biên bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ 1 sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. Biên bản chủ yếu được dùng làm chứng cứ
Hỏi: Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
HS: Nội dung: số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể; ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan; thủ tục chặt chẽ; lời văn ngắn gọn, chính xác.
Hình thức: sạch, bố cục rõ ràng.
GV: Nhận xét
Hỏi: kể thêm một số biên bản thường gặp trong thực tế?
HS: Trả lời
GV: Cho HS xem một số biên bản mẫu: biên bản bàn giao, tiếp nhận; giải quyết tranh chấp; tai nạn giao thông
Hỏi: Nêu đặc điểm của biên bản?
HS: Trả lời
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ dấu chấm 1,2/126
HS: Đọc ghi nhớ
GV liên hệ: Các cuộc thi, các phong trào được tổ chức ở trường có cần ghi biên bản không? Vì sao? Từ đó giáo dục hs về việc cần thiết của biên bản trong đời sống.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách viết biên bản
GV: Yêu cầu HS xem lại các văn bản ở phần I và trả lời các câu hỏi:
Tìm bố cục của cả 2 văn bản?
HS: xác định bố cục 3 phần.
Hỏi: Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết ntn?
HS: Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
Tên của biên bản được viết bằng chữ in hoa
Hỏi: Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản. Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị ntn?
HS: Phần nội dung biên bản gồm diễn biến và kết quả của sự việc; cách ghi chính xác, đầy đủ và trung thực; giá trị: làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quy định xử lí.
Hỏi: Phần kết thúc biên bản gồm những mục nào? Mục kí tên biên bản nói lên điều gì?
HS: Phần kết thúc biên bản gồm: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính
Mục kí tên biên bản nói lên tính xác thực
Hỏi: Lời văn của biên bản phải ntn?
HS: Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ/126
HS: Đọc ghi nhớ
Hoạt động 3:GVhướng dẫn HS luyện tập.
GV: Gọi HS đọc bt1/126 và trả lời
HS: Đọc, trao đổi và trả lời
Tình huống a, c, d.
GV: Hướng dẫn HS làm bt2/126, chú ý cách viết.
HS: Trao đổi, viết và trình bày
GV: Nhận xét và treo bảng mẫu lên bảng cho hs tham khảo.
GV hướng dẫn phần tự học.
I.Đặc điểm của biên bản
1.Đọc các văn bản
Văn bản 1/123
Văn bản 2/124
2.Kết luận
-Nội dung: số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể; ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan; thủ tục chặt chẽ; lời văn ngắn gọn, chính xác.
-Hình thức: sạch, bố cục 3 phần rõ ràng.
*Ghi nhớ chấm 1,2/126
II.Cách viết biên bản:
- Phần mở đầu của biên bản gồm:Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
Tên của biên bản được viết bằng chữ in hoa.
-Phần nội dung biên bản gồm: diễn biến và kết quả của sự việc.
-Phần kết thúc biên bản gồm: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính.
*Ghi nhớ/126
III.Luyện tập
BT1/126
Tình huống a, c, d
BT2/126 (HS làm)
IV.Hướng dẫn tự học:
 Viết một biên bản hoàn chỉnh, đúng quy cách.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
 .Hướng dẫn học bài cũ:
 - Về học bài, học thuộc ghi nhớ; làm bt2
 .Hướng dẫn học bài mới:
 - Soạn bài Luyện tập viết biên bản; tìm một số biên bản mẫu
 - Tiết sau học bài Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9(1).doc